- Hết bài tập 1
3. Cắt khung hình dựa vào các đường và điểm giao giữa chúng
Khi bạn cắt khung hình một bức ảnh, chú ý tới các điểm giao này như những điểm nhấn quan trọng. Đó chính là nơi những thông tin quan trọng của bức ảnh sẽđược đưa vào. Ví dụ, khi chụp hình một người đang đi bộ, vị trí của người này có thể nằm dọc một đường thẳng
đứng, với khuôn mặt hoặc phần đầu nằm quanh điểm giao ở phía trên (xem hình minh họa ở
trên).
Khi chụp ảnh một khung cảnh rộng như vùng núi phía xa, bạn có thể cắt khung hình sao cho những chi tiết quan trọng hoặc thú vịở phần tiền cảnh nằm lọt ở phần giao giữa các đường. Nhờđó bức tranh phong cảnh dường như có chiều sâu hơn.
Bụi cây, những con bò làm tăng chiều sâu cho bức hình phong cảnh
Khám phá chiều sâu một bức ảnh
Tùy thuộc vào từng loại máy ảnh và ống kính mà bạn có thể chụp được những bức ảnh có chiều sâu khác nhau. Một bức ảnh có chiều sâu là bức ảnh chỉ có vật thể trong tiêu cự lấy nét thì nhìn rõ, còn những vật thểở xa hơn hoặc gần hơn vùng tiêu cự này bị làm mờđi.
Trong bức ảnh bên trái, quả núi được lấy nét, còn ở bức ảnh bên phải, người phụ nữđược lấy nét.
Một số máy ảnh cho phép bạn thay đổi điểm lấy nét. Nếu được thì bạn có thể thay đổi điểm tiêu cự này theo ý tưởng của bạn để lấy nét vật phía trước hoặc phía sau. Các máy ảnh nghiệp dư không có chức năng này thì bạn nên chú ý thông số độ mở ống kính. Thông thường khi độ mở ống kính lớn (2.8), vật trọng tâm sẽ nét hơn những vật khác nằm ngoài tiêu cự. Bạn có thể áp dụng mẹo này kèm theo việc đứng xa vật được chụp một chút rồi phóng ống kính zoom vào. Kết quả cũng không đến nỗi tồi đâu.
Lưu ý nền ảnh phía sau
Khi chụp một bức ảnh, bạn nên có thói quen chú ý những gì nằm phía sau người hoặc vật
được chụp. Đừng giơ máy lên, đặt tiêu cự rồi chụp ngay trước khi xem xét phía sau có gì. Một sốđiều bạn cần lưu ý như sau:
- Có gì xuất hiện phía sau bức ảnh? Có ai đó đang làm gì phía sau khiến cho bức ảnh bị
“nhiễu” không?
- Nền ảnh phía sau có gì đặc biệt không? Có vật thể hoặc chi tiết nào bị khung hình cắt ngang không?
- Ảnh nền có gì tương tác với tiền cảnh không? Phía sau đầu người được chụp có cây đèn hay ánh mặt trời rọi vào làm chói sáng phần nền không?
Ngòai ra còn nhiều yếu tố khác bạn cần lưu ý, ví dụ như đường chân trời, đường bờ nước, hàng rào, mái nhà… Đừng bao giờđể các đường này cắt ngang đầu người được chụp vì như
vậy chính nền ảnh đó làm cho phần hình phía trước bị mất trọng tâm. Phần ảnh nền như vậy tạo nên một bức ảnh có độ “nhiễu nền” cao.
Tham khảo thêm thông tin
Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu về máy ảnh, phụ kiện và các phương pháp chụp ảnh đẹp, bạn có thể ghé thăm trang web sau: http://www.dpreview.com/learn/?/Photography_techniques
Một số ví dụ tiêu biểu về các phương pháp chụp ảnh
Phần này các bạn sẽ xem qua một số ví dụđiển hình về cách chụp các bức ảnh phong cảnh và chụp người. Qua những nhận xét trong bài viết, các bạn cũng có thể rút ra được kết luận của riêng mình. Hy vọng những ví dụ dưới đây sẽ giúp các bạn thêm thông tin về cách chụp
So sánh giữa hai cách lấy góc – trực diện và chụp nghiêng.
Theo kinh nghiệm bản thân thì tôi nhận thấy có một góc chụp nhất định phù hợp với rất nhiều người. Đó là khi một bên cằm của người trong ảnh song song với đường thẳng đứng theo “luật chia ba”. Trường hợp bức ảnh bên phải là một ví dụ.
Trong 2 bức ảnh trên, bức ảnh bên phải chỉ là sự cắt khung lại của bức ảnh bên trái. Ở bức
ảnh bên trái, trọng tâm của ảnh bị phân tán và chủ đề chính không nổi bật. Đặc biệt chiếc nắp cống còn tạo ra sự chắp vá của bố cục. Sau khi cắt khung lại, trông bức ảnh có “hồn” hơn.
Bức ảnh bên trái tốt cho việc cung cấp tư liệu về ngôi nhà mà người chủ muốn bán, tuy nhiên bức ảnh bên phải có phần sáng tạo hơn.
Đường chân trời đôi khi cũng là một chủđề mà nhiều người ưa thích. Cho dù ở những đô thị
dày đặc nhà cửa thì bạn vẫn có thể tìm ra được những góc chụp như 2 bức ảnh trên.
Khi chụp chân dung có sử dụng đèn flash, lưu ý nhắc người trong ảnh đứng xa tường một chút để tránh hiện tượng bóng ảnh đổ trên tường.
Với nguồn sáng ngược hoặc màu nền ảnh quá sáng, việc sử dụng đèn flash làm nguồn bù sáng (hình 2) sẽ tránh được hiện tượng bóng tối (hình 1).
Bức ảnh chiếc xe đạp có bố cục rất tốt. Nếu chuyển sang ảnh đơn sắc thì trông có phần ấn tượng hơn. Những màu sơn loang lổ và bức tường gạch khiến nội dung bị phân tán đôi chút.
Ảnh đơn sắc tạo nên cảm giác chiếc xe đã đứng đó rất lâu rồi.
Con chim bay lên phía tượng con báo khiến bố cục trở nên rất sống động. Đôi khi trong lúc chụp ảnh, yếu tố “khoảng khắc” vô cùng quan trọng. Bạn nên sắm cho mình một máy ảnh
đủ khả năng chớp nhanh nhiều hình trong thời gian ngắn để không bỏ lỡ những khoảng khắc quý giá như trên.