Khuyến nghị:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động giúp việc gia đình và nhu cầu của người lao động đối với điều kiện sinh hoạt, làm việc và đào tạo chuyên môn (nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 99)

Tính phức tạp và phi chính thức của loại hình công việc này đã dẫn tới một số vấn đề tiêu cực, ảnh hưởng tới xã hội cũng như các gia đình và cá nhân. Do vậy, luận văn xin được đưa ra một số khuyến nghị như sau:

Đối với nhà nước:

- Cơ quan quản lý nhà nước về lao động - việc làm (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cần sớm hoàn tất việc xây dựng và áp dụng Nghị định về quản lý lao động giúp việc gia đình. Trong đó, quy định rõ những điều khoản về tuyển dụng lao động, hợp đồng lao động, việc chấm dứt hợp đồng lao động, trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; trợ cấp và bồi thường hợp đồng lao động…Quyền lợi và trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động cần rõ ràng, cụ thể và có chế tài xử phạt nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với những hành vi vi phạm.

- Rà soát, kiểm tra hoạt động của các trung tâm môi giới/giới thiệu việc làm, đặc biệt là trong việc tuyển dụng và giới thiệu lao động. Xử phạt hoặc đóng cửa các trung tâm "ma", có dấu hiệu hoặc hành vi lừa đảo, làm trái pháp luật.

- Bên cạnh việc quản lý, Nhà nước cần quan tâm tới việc đào tạo kỹ năng cho lao động giúp việc gia đình, nghiên cứu các hình thức và nội dung đào tạo phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng để đáp ứng nhu cầu của thị trường và người lao động.

- Có chính sách an sinh xã hội phù hợp. nâng cao chất lượng, mở rộng các loại hình dịch vụ gia đình khác như chăm sóc trẻ nhỏ (từ 4 - 36 tháng tuổi), người cao tuổi, người tàn tật với mức chi phí phù hợp với mức sống và đặc điểm của từng khu vực nông thôn và thành thị nhằm giảm chia sẻ áp lực cho các gia đình trong việc thực hiện các chức năng của mình.

Đối với trung tâm môi giới/giới thiệu việc làm:

- Việc thành lập, duy trì hoạt động phải đảm bảo các quy định pháp luật như Nghị định số 19/2005/NĐ-CP của Chính phủ.

- Nâng cao chất lượng hoạt động, có trách nhiệm trong việc tuyển chọn và giới thiệu lao động.

- Phối hợp với cơ quan chức năng trong việc đào tạo (có thu phí) đối với người lao động có nhu cầu.

Đối với người sử dụng lao động:

- Thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thuê người giúp việc, đặc biệt là đăng ký tạm trú và ký kết hợp đồng lao động với các điều khoản rõ ràng về tiền lương và thưởng, thời gian làm việc, bảo hiểm y tế và chăm sóc khi ốm đau, chế độ nghỉ ngơi.

- Xây dựng cách ứng xử phù hợp với người lao động dựa trên nguyên tắc tôn trọng, công bằng. Thường xuyên có sự trao đổi, lắng nghe ý kiến và mong muốn của người lao động.

- Chủ động sắp xếp, phân công công việc cho người lao động hợp lý, phù hợp với điều kiện thể chất, tinh thần, sở trường, năng lực. Đặc biệt quan tâm tới đối tượng lao động trẻ em.

Đối với người lao động:

- Người lao động cần chủ động trang bị những phẩm chất, kỹ năng phù hợp với công việc của mình cũng như tìm hiểu những quy định pháp luật có liên quan tới lĩnh vực lao động của mình để có thể tự bảo vệ quyền lợi bản thân.

- Thực hiện nghiêm túc việc đăng ký tạm trú và ký kết hợp đồng lao động; tôn trọng các cam kết, điều khoản được đưa ra trong hợp đồng. Có tinh thần hợp tác, nhiệt tình trong công việc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chung Á – Nguyễn Đình Tấn (1997), Nghiên cứu xã hội học, Nhà xuất bản (NXB) Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương (2005), Chỉ thị số 49-CT/TW về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội, 2005.

3. Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn, Nguyễn Linh Khiếu (2002), Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

4. Mai Huy Bích (2004), Người làm thuê việc nhà và tác động của họ đến gia đình trong thời kì đổi mới kinh tế - xã hội, Tạp chí khoa học về phụ nữ, số 4/2004.

5. Philip N.Cohen (1998), Replacing house work in the service economy: gender, class and race – ethnicity in service spending, Gender and Society Vol. 1, No.2. 6. Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng (2001), Xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

7. Vũ Dũng (2002), Tâm trạng của người dân đối với vấn đề đi làm thuê, Tạp chí Tâm lí học, số 6/2002.

8. Vũ Ngọc Hà (2002), Người nông thôn ra thành thị kiếm việc - vấn đề cần nghiên cứu, Tạp chí Tâm lí học, số 3/2002.

9. Nguyễn Kim Hà (2001), Một số vấn đề đặt ra trong nghiên cứu phụ nữ và di dân ở Việt Nam, Tạp chí khoa học về phụ nữ, số 2/2001.

10. Dương Kim Hồng (2007), Làn sóng di cư của phụ nữ trẻ từ nông thôn ra thành thị làm nghề giúp việc gia đình: Những vấn đề và giải pháp, Bài trình bày trong Hội thảo của diễn đàn Phát triển Việt Nam giới thiệu sách về các vấn đề xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6/12/2007.

11. Lê Ngọc Hùng (1999), Xã hội học kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

12. Lê Ngọc Hùng (2001), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

13. Nguyễn Hùng (2008), Sổ tay Tư vấn Hướng Nghiệp và chọn nghề, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

14. Nga My (1997), Di dân nông thôn - đô thị với nhà ở, một vấn đề xã hội, Tạp chí Xã hội học, số 2/1997.

15. Lê Việt Nga( 2006), Tác động của dịch vụ giúp việc tới gia đình, Tạp chí nghiên cứu Gia đình và giới, quyển 16 số 1/2006.

16. Rhacel Salazar Parrenas (2000), Migrant Filipina domestic workers and the international division of reproductive labor, Gender & Society, Vol. 14, No.

17. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2003), Một số quan điểm lý thuyết về di dân và phụ nữ di cư, Tạp chí khoa học về phụ nữ, số 6/2003.

18. Lê Thi (2002), Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

19. Tổng cục Thống kê (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở 01/04/2009: Kết quả sơ bộ, Hà Nội.

20. Lê Ngọc Văn (chủ biên) (2004), Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam hiện nay, Hà Nội.

21. Viện Khoa học Dân số, Gia đình và Trẻ em (2005), Nghiên cứu nhu cầu dịch vụ gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Hà Nội.

22. http://encyclopedia.thefreedictionary.com/Domestic+servants

23. http://www.tinkinhte.com/nd5/detail/viet-nam/phong-van-yeu-nhan/ty-le-that- nghiep-o-viet-nam-hien-la/32909.113209.html

PHỤ LỤC

MỘT SỐ THÔNG TIN TỔNG HỢP LIÊN QUAN TỚI CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Hộp 1: Về chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn sau chuyển đổi đất

Tính đến ngày 1-1-2008 (hiện trạng năm 2007), diện tích đất nông nghiệp của cả nước là 24.997.000 ha, trong đó diện tích đất đã giao cho các đối tượng sử dụng là 21.455.931 ha. Đối tượng đang sử dụng phần lớn diện tích đất nông nghiệp là các hộ gia đình, cá nhân (khoảng 58,88%); tiếp đến là tổ chức trong nước (40,26%); tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ sử dụng 0,1% diện tích đất nông nghiệp đã giao cho các đối tượng sử dụng. Tổng số diện tích đất trên chia làm 3 loại chính: đất sản xuất nông nghiệp (khoảng 9,4 triệu ha), đất lâm nghiệp (14,8 triệu ha) và đất nuôi trồng thủy sản (728.577 ha).

Đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nên việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, hay nói cách khác là việc thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư ở nước ta tất yếu diễn ra mạnh mẽ. Theo báo cáo không đầy đủ của 49 tỉnh, thành phố, từ ngày 1-7-2004 đến nay, đã thu hồi gần 750.000 ha đất để thực hiện hơn 29.000 dự án đầu tư. Trong tổng số đất thu hồi trên có hơn 80% là đất nông nghiệp. Hiện có khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm, nơi đất đai màu mỡ cho 2 vụ lúa/năm.

Những địa phương có tốc độ phát triển nhanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh, cũng là nơi có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều, như: Tiền Giang (20.300 ha), Đồng Nai (19.700 ha), Bình Dương (16.600 ha), Hà Nội (7.700ha), Vĩnh Phúc (5.500ha). Theo tính toán, do bị thu hồi đất, diện tích trồng lúa sẽ thu hẹp, vì vậy có thể làm giảm sản lượng lúa hằng năm của cả nước tới trên 1 triệu tấn. Hiện nay, cả nước có 12 triệu hộ gia đình, nhưng chỉ có 9,4 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp, bình quân mỗi hộ chỉ có 0,7 - 0,8 ha, mỗi lao động có 0,3 ha và

mỗi nhân khẩu có 0,15 ha. Ở đồng bằng Bắc Bộ con số này còn thấp hơn. Càng ít đất người nông dân càng khó có điều kiện tích lũy để đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động... Cái vòng luẩn quẩn đó đang đeo đẳng phần đông nông dân nước ta.

Trên thực tế, sau khi bị thu hồi đất, có tới 67% số lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ, 13% chuyển sang nghề mới và có tới 25% -30% không có việc làm hoặc không có việc làm ổn định. Thực trạng này là nguyên nhân chính của 53% số dân bị thu hồi đất có thu nhập giảm so với trước. Trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao động rơi vào tình trạng không có việc làm, mỗi héc-ta đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi có tới 13 lao động mất việc phải tìm cách chuyển đổi nghề nghiệp (cá biệt ở địa phương như Hà Nội có tới gần 20 người lao động bị mất việc).

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, việc thu hồi đất trong 5 năm (2003 - 2008) đã tác động đến đời sống của trên 627.000 hộ gia đình, với khoảng 950.000 lao động và 2,5 triệu người.

Hộp 2:

Điều 30, chương IV của luật Cư trú, có hiệu lực từ ngày 1/7/2007 đã quy định về việc đăng ký tạm trú như sau:

"Điều 30. Đăng ký tạm trú

1. Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ.

2. Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.

3. Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở đó; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

4. Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an.

Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn.

Việc điều chỉnh thay đổi về sổ tạm trú được thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật này. Sổ tạm trú bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Trường hợp đến tạm trú tại xã, phường, thị trấn khác thì phải đăng ký lại.

5. Trường hợp người đã đăng ký tạm trú nhưng không sinh sống, làm việc, lao động, học tập từ sáu tháng trở lên tại địa phương đã đăng ký tạm trú thì cơ quan đã cấp sổ tạm trú phải xoá tên người đó trong sổ đăng ký tạm trú."

Hộp 3:

Trích Nghị định số 19/2005/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm, Chương II – Điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của trung tâm giới thiệu việc làm .

Điều 5. Điều kiện và thủ tục thành lập Trung tâm: 1. Điều kiện thành lập Trung tâm:

Trung tâm được thành lập khi có đủ các điều kiện sau:

a) Có địa điểm và trụ sở làm việc ổn định, đặt ở nơi thuận tiện và đủ diện tích cho việc giao dịch và hoạt động của Trung tâm;

b) Phải có trang thiết bị và các phương tiện phù hợp với từng nhiệm vụ theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Phải có ít nhất 05 (năm) cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế, pháp luật, ngoại ngữ, đội ngũ cán bộ của Trung tâm phải có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án;

d) Việc thành lập Trung tâm phải phù hợp với quy hoạch Trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn của địa phương đã được phê duyệt.

Điều 7. Nhiệm vụ của Trung tâm:

1. Tư vấn về việc làm, học nghề, chính sách có liên quan đến quan hệ lao động theo quy định của pháp luật lao động.

2. Giới thiệu việc làm cho người lao động; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

3. Thu thập, phân tích và cung ứng thông tin về thị trường lao động, bao gồm: nhu cầu tuyển lao động, nhu cầu cần việc làm, tiêu chuẩn lao động, tiền lương, tiền công trên địa bàn hoạt động của vùng và cả nước.

4. Được tổ chức dạy nghề theo quy định của pháp luật.

Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, Trung tâm thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Hộp 4:

Sáng ngày 20/8/2009, Ban soạn thảo Nghị định về quản lý lao động giúp việc gia đình gồm đại diện của một số Cục, Vụ thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành liên quan đã họp phiên đầu tiên dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân.

Dự thảo Nghị định bao gồm 4 chương: Những qui định chung; Những qui định cụ thể (Tuyển dụng lao động, hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động, trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; trợ cấp và bồi thường hợp đồng lao động…); Tổ chức thực hiện; Điều khoản thi hành.

Góp ý về dự thảo Nghị định, các đại biểu cho rằng: Nghị định cần qui định rõ định nghĩa về chủ hộ, hộ gia đình, độ tuổi của lao động giúp việc gia đình; Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đăng ký, khai báo với chính quyền địa phương; Nghị định cũng nên có điều khoản qui định riêng về trẻ em giúp việc gia đình, trong đó có qui định rõ về thời giờ làm việc, học tập, nghỉ ngơi, giải trí… đối với lao động trẻ em. Nghị định này có áp dụng đối với người nước ngoài giúp việc gia đình tại Việt Nam không? Người sử dụng lao động đối với lao động giúp việc gia đình là ai?

(Nguồn:http://www.molisa.gov.vn/news/detail/tabid/75/newsid/49675/seo/Hop-Ban- soan-thao-Nghi-dinh-ve-quan-ly-lao-dong-giup-viec-gia-dinh/language/vi-

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động giúp việc gia đình và nhu cầu của người lao động đối với điều kiện sinh hoạt, làm việc và đào tạo chuyên môn (nghiên cứu trường hợp thành phố hà nội (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)