CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch quản lý rừng bền vững và chuỗi hành trình sản phẩm tại Công ty lâm nghiệp Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận (Trang 29)

3.1. Điều kiện tự nhiên

Công ty Lâm nghiệp Hàm Tân được thành lập theo Quyết định 2569/QĐ- UBND ngày 13 tháng 10 năm 2006 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc chuyển Lâm trường Hàm Tân thành Công ty Lâm nghiệp Hàm Tân (Ham Tan Forestry Company - HAFOCO), có trụ sở tại QL 55 thôn Đông Thạnh, phường Tân Thiện, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận là đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận. Điện thoại: 062.3870728; - 062.3870162

3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích đất đai

Vị trí địa lý:

Công ty Lâm nghiệp Hàm Tân hiện đang quản lý, sử dụng phần diện tích nằm phân bố trên địa bàn của 14 xã thuộc hai đơn vị hành chính cấp huyện là thị xã La Gi và huyện Hàm Tân tỉnh Bình Thuận. Toạ độ địa lý từ Y=187045 đến 1194136 và X=415091 đến 428066 (theo bản đồ địa hình cơ sở VN-2000).

Ranh giới:

- Phía Bắc giáp huyện Tánh Linh; - Phía Nam giáp Biển Đông;

- Phía Đông giáp huyện Hàm Thuận Nam;

- Phía Tây giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai

Diện tích đất đai:

Tổng diện tích tự nhiên hiện nay Công ty đang quản lý, sử dụng theo phương án rà soát quy hoạch mới sau năm 2010 là 10.228,40 ha [4].

- Diện tích được giao sử dụng 6.290,40 ha (xem Phụ lục 3.1) Trong đó: Thị xã La Gi 940,94 ha; Huyện Hàm Tân 5349,46 ha; - Diện tích được giao quản lý 3.938,00 ha thuộc huyện Hàm Tân. Giấy tờ về quyền sử dụng đất của công ty được cấp đủ (Phụ lục 3)

3.1.2. Địa hình

Phần diện tích mà Công ty lâm nghiệp Hàm Tân quản lý cơ bản nằm trong hai dạng địa hình là vùng núi thấp và đồi thoải lượn sóng:

- Vùng núi thấp: Có địa hình phức tạp, nhiều nơi có độ dốc cao trên 500, nổi bật là hệ thống núi Giang có đỉnh cao nhất 332 m với diện tích tương đối lớn; núi Bể có đỉnh cao 874 m; núi Gao có đỉnh cao 194 m, núi Xã Xú cao 224 m,... ngoài ra còn có một số đồi núi thấp với diện tích không đáng kể.

- Vùng đồi thoải lượn sóng: Độ cao trung bình khoảng 70 m, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam với độ dốc nhỏ hơn 500. Vùng này có địa hình thoải phẳng, rất thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất và kinh doanh trồng rừng.

3.1.3. Khí hậu, thủy văn

- Khí hậu, thời tiết: Công ty lâm nghiệp Hàm Tân nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương, nhiều nắng, nhiều gió với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Chế độ nhiệt: Nằm trong vùng nắng nóng với nhiệt độ cao đều, trung bình trong năm là 26,60C, tháng cao nhất 34,60C, tháng thấp nhất 18,50C ; Số giờ nắng trung bình 2.460 giờ/ năm. Số giờ nắng trong ngày 9 - 10 giờ vào mùa khô, 7 - 8 giờ vào mùa mưa, tổng tích ôn tương đối lớn 6.800 - 9.900oC/năm.

- Chế độ mưa, ẩm: Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.648 mm/năm, tập trung vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 96% tổng lượng mưa cả năm. Vào mùa khô chỉ chiếm khoảng 4%; Lượng bốc hơi trung bình là 1.225 mm/

năm, độ ẩm trung bình từ 77 - 86%, cao nhất vào các tháng 7, 8, 9 (88%), thấp nhất vào tháng 1 (78%).

- Chế độ gió: Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính là gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 10 và gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; tốc độ gió trung bình 3 - 6 m/s, mạnh nhất 20 - 40 m/s.

- Giông bão, lũ lụt: Giông bão thường xuất hiện vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) có kèm theo mưa to gây lũ lụt. (xem chi tiết tại Phụ lục 3.3)

Chế độ thủy văn trên địa bàn chịu ảnh hưởng chính của hệ thống sông suối gồm sông Dinh, sông Phan, sông Cô Kiều, sông Chùa, suối Lồ Ô, suối Đó...đều xuất phát từ phía Tây Bắc và đổ ra biển Đông theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Môđuyn bình quân của các lưu vực các sông, suối ven biển là 11,5 l/s/km2 (thuộc loại rất ít nước). Dòng chảy kiệt bắt đầu vào tháng 12 đến tháng 5 năm sau, nhiều nơi dòng chảy vào mùa khô lưu lượng chỉ đạt 3,5 - 4 m3/s .

3.1.4. Đất đai thổ nhưỡng

Theo tài liệu của chương trình “Điều tra tổng hợp 52E” và vận dụng phương pháp phân loại đất của FAO - UNESCO cho thấy tài nguyên đất của huyện Hàm Tân và thị xã La Gi rất phong phú với 7 nhóm đất chính, 16 đơn vị đất cấp 2.

- Nhóm đất cát (Arenosols): Có diện tích 15.376 ha, chiếm 16,28% tổng diện tích tự nhiên, phân bố thành các dải hẹp chạy dọc bờ biển, phân bố ở các xã Tân Thắng, Sơn Mỹ, Tân Hải, Tân Tiến, Tân Bình, Tân Xuân, Tân Phước, Tân An;

- Nhóm đất mặn (Salic Fluvisols): Có diện tích 366,2ha; phân bố ở các xã Tân Hải, Tân Thắng;

- Nhóm đất phù sa (Fluvisols): Có diện tích 10.998,90 ha; chiếm 11,65% diện tích tự nhiên;

- Nhóm đất xám (Acrisols): Có diện tích lớn nhất với 37.431,49 ha; chiếm 39,65% diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các xã trong địa bàn;

- Nhóm đất đỏ (Ferralsols): Có diện tích 25.973,58 ha, phân bố ở hầu hết các xã, trong đó nhiều nhất là Tân Đức, Tân Phúc;

1.245,14 ha; chiếm 1,32% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở địa hình thung lũng vùng đồi núi của các xã.

- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (Leptosols): Diện tích không nhiều chỉ có 1.184ha; chiếm 1,25% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các xã TânTiến, Tân Bình, Tân Phúc và thị trấn Tân Minh.

3.1.5. Tài nguyên động thực vật rừng

Công ty đang quản lý 10.228,4 ha được quy hoạch thuộc đối tượng rừng sản xuất với diện tích là 3.208,08 ha để trồng rừng (chiếm 31,36 %); Có 101,90 ha rừng tự nhiên (chiếm 1 %) và 3.024,89 ha rừng nghèo kiệt (chiếm 29,57%) đã qua tác động mạnh mẽ trước đây được quy hoạch giao khoanh nuôi bảo vệ có các trạng thái Ib, Ic, R1, R2 chủ yếu. Ngoài ra còn có 3.323,56 ha rừng trồng chiếm 32,49 % diện tích của Công ty và 204,23 ha có cây ăn quả như Xoài, Điều…

Thảm thực vật tự nhiên hiện còn nhiều loài cây gỗ như: Bằng lăng, Trâm, Trường, Cò ke, Bình linh, Móng bò...Thảm thực vật trồng ở đây bao gồm rừng trồng nguyên liệu chủ yếu là các loại Keo lá tràm, Keo lai giâm hom, Bạch đàn, Bạch đàn hom U6, Bạch đàn mô hom W5, Xà cừ,...(xem chi tiết tại Phụ lục 3.2)

Động thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn cao trên địa bàn không có.

Bảng 3.1: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp quản lý năm 2010

Loại rừng ĐVT Phân chia 3 loại rừng

Tổng số Phòng hộ Sản xuất Tỷ lệ (%)

1. Đất lâm nghiệp 9862,66 9862,66 100

1.1. Rừng tự nhiên ha 101,90 101,90 1,00

1.2. Rừng trồng ha 3323,56 3323,56 32,49

1.3. Đất khoanh nuôi ha 3024,89 3024,89 29,57

1.4. Đất trồng rừng ha 3208,08 3412,31 31,36

1.5 Cây ăn quả ha 204,23 2,00

Đất phi nông nghiệp 365,74

Tổng số 10228,40

3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng

3.2.1. Đặc điểm kinh tế

UBND thị xã La Gi xác định nhiệm vụ và các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 2011 như sau: Tốc độ tăng GDP đạt: 14,0%; trong đó: Nông lâm - Thuỷ sản: 6,0%; Công nghiệp - Xây dựng: 20,0%; Thương mại, Dịch vụ: 19,5%;

- Thu nhập bình quân đầu người: 1.150 USD ; - Tổng thu ngân sách đạt: 150 tỷ đồng;

- Giá trị sản xuất công nghiệp: 240 tỷ đồng.

UBND huyện Hàm Tân xác định nhiệm vụ và các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 2011 như sau: Tốc độ tăng GDP 13 %;

- Thu nhập bình quân đầu người: 600 USD; - Thu ngân sách đạt: 55 tỷ đồng;

- Giá trị sản xuất công nghiệp: 65 tỷ đồng.

3.2.2. Đặc điểm xã hội

Công ty Lâm nghiệp Hàm Tân có diện tích nằm chủ yếu trên địa bàn hành chính của thị xã La Gi và huyện Hàm Tân, tổng số gồm có 12 xã và 7 phường, thị trấn với tổng số dân là 175.917 người, trung bình 668 người/ km2;

3.2.2.1. Hiện trạng dân số, dân tộc, lao động

Trên địa bàn quản lý của Công ty Lâm nghiệp Hàm Tân có tổng số dân là 58.815 người, trong đó có 28.832 là nữ giới và 58.815 là nam giới, tập trung chủ yếu là ở nông thôn; bao gồm 16 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm 95,45%, còn lại 4,55% là các dân tộc Tày, Thái, Mường, Khơ me, Hoa (Hán), Nùng, Dao, Gia Rai, Ba Na, Chăm, Sán dìu, Hrê, Ra Glai, Chơ ro (xem chi tiết tại Phụ lục 3.3).

3.2.2.2. Y tế và giáo dục

- Y tế: Trên địa bàn có 2 bệnh viện đa khoa, 1 phòng khám khu vực và 18 trạm y tế xã, phường với đội ngũ cán bộ ngành y hiện có là 51 bác sĩ, 87 y sĩ và 72 y tá đủ đảm bảo việc phục vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

- Giáo dục: Trong phạm vi địa bàn quản lý của công ty có 5 trường trung học phổ thông, 15 trường trung học cơ cở và 39 trường tiểu học với mạng lưới phân

trường, mở lớp đến tận thôn bản. Đội ngũ giáo viên hiện hữu là 1.699 người đảm bảo dạy học cho trên 40.240 học sinh ở các cấp (xem chi tiết tại Phụ lục 3.3).

3.2.3. Cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông

Hệ thống đường giao thông đã phát triển trong những năm gần đây. Có 2 trục đường quốc lộ chạy qua là Quốc lộ 55, Quốc lộ 1A và tỉnh lộ 719. Hệ thống giao thông phục vụ sản suất được kết nối với hầu hết các khu vực trong vùng nên rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa sản phẩm;

+ Kết cấu hạ tầng khác: Điện lưới, thông tin liên lạc (Điện thoại, truyền hình, internet ) thuận lợi. Hệ thống Ngân hàng đến trung tâm huyện, các quỹ tín dụng đến trung tâm xã. Hệ thống vận tải hàng hóa, các loại xe cơ giới thuận tiện

3.2.4. Đánh giá chung về tự nhiên, KT-XH và cơ sở hạ tầng

Thuận lợi:

+ Với vị trí nằm về phía Tây Nam của tỉnh Bình Thuận, chịu ảnh hưởng tác động mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trên địa bàn có quốc lộ 1A, có quốc lộ 55 và đường sắt Thống Nhất chạy qua...từ văn phòng Công ty đến thành phố Hồ Chí Minh khoảng 150 km, thành phố Phan Thiết khoảng 70 km, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty lâm nghiệp Hàm Tân mở rộng mối quan hệ giao lưu hợp tác phát triển sản xuất kinh doanh với các đơn vị trong và ngoài nước.

+ Đặc điểm khí hậu của khu vực khá thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các loại cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và cây thực phẩm có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố theo mùa, nhiều nắng và gió, địa hình dốc, lượng bốc hơi cao, nên dẫn đến thiếu nước thường vào mùa khô gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống dân cư.

+ Lao động trên địa bàn dồi dào, trẻ, khoẻ, giá nhân công hợp lý, đáp ứng tốt cho việc trồng rừng thâm canh vì đã quen với việc canh tác trồng cây nguyên liệu giấy từ nhiều năm qua. Nhân dân trong vùng cần cù chịu khó, ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo và đoàn kết là động lực để phát triển kinh tế;

+ Hệ thống y tế và giáo dục kết nối với các vùng trên địa bàn đáp ứng tốt cho nhu cầu phát triển của cộng đồng dân cư;

Khó khăn:

+ Địa hình phức tạp và chia cắt, gây khó khăn trong việc đầu tư khai hoang, bố trí cơ sở hạ tầng. Diện tích phân bổ trãi dài trên địa bàn nhiều đơn vị hành chính khó khăn cho trồng rừng, khai thác và quản lý;

+ Về quản lý đất đai: Cùng với sự gia tăng dân số, mật độ phân bố dân cư không đồng đều, dẫn đến mức độ sử dụng đất rất khác nhau trong từng khu vực, đã và đang tạo nên những áp lực đối với đất đai của đơn vị, mặc dù CTLN Hàm Tân đã có đầy đủ quyết định của UBND Bình Thuận giao quản lý sử dụng đất;

+ Tình trạng dư thừa lao động phổ thông ở một số khu vực còn nhiều, đời sống nhân dân trong vùng chỉ đủ ăn bình thường, nhiều thôn bản còn có hộ nghèo;

+ Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi diễn ra còn nhiều lúng túng, chưa rõ nét. Hiện tượng phá rừng lấy đất phát triển cây công nghiệp dài ngày, làm giảm diện tích rừng, đất đai bị rửa trôi, xói mòn, gây hậu quả xấu đến môi trường.

3.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của CTLN Hàm Tân

3.3.1. Quá trình hình thành phát triển của CTLN Hàm Tân

Năm 1993, Lâm Trường Hàm Tân được thành lập hoạt động theo đơn vị sự nghiệp; 10 năm sau (tháng 4/2003) là đơn vị đầu tiên trong ngành lâm nghiệp tỉnh Bình Thuận chuyển sang hình thức hoạt động của doanh nghiệp (công ty lâm nghiệp), với diện tích rừng và đất rừng được tỉnh giao khá lớn: 16.143,94ha. Trong năm đầu tiên hạch toán kinh doanh độc lập, ngoài việc trồng 250 ha rừng bằng vốn tự có, công ty mở rộng trồng rừng với giống keo lai hom vô tính và liên kết với công ty SanRimZohap của Hàn Quốc là đơn vị chuyên kinh doanh sản phẩm lâm nghiệp, nhằm tiêu thụ sản phẩm từ rừng trồng. Từ năm 2003 trở đi, diện tích rừng trồng của công ty dần tiến đến 500 ha mỗi năm. Cùng với đó, diện tích rừng chăm sóc cũng tăng dần theo từng năm ( chu kỳ từ 4-5 năm,từ khi trồng đến lúc tỉa thưa, khai thác). Đến năm 2008, 2009, diện tích rừng chăm sóc mỗi năm khoảng 1600 ha. Nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật như: chọn lọc giống mới, mật độ trồng thích hợp, bón thúc phân sau khi trồng.. đến nay năng suất, sản lượng rừng trồng ngày

một nâng lên, đạt 150-200 ster/ha, thay vì chỉ 80-100 ster/ha so với trước đây. Kết quả sản lượng gỗ rừng trồng hàng năm đều vượt dự kiến ban đầu.

Hình 3.2 Rừng trồng của Công ty Lâm nghiệp Hàm Tân

Năm 2010, công ty chuyển đổi hình thức hoạt động từ công ty nhà nước sang công ty TNHH MTV, được UBND tỉnh Bình Thuận xếp là doanh nghiệp hạng II, đồng thời điều chỉnh hình thức sử dụng đất từ giao đất không thu tiền sử dụng đất thành thuê đất trả tiền hàng năm với thời hạn 50 năm.

3.3.2. Hiện trạng cơ cấu tổ chức

Hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty:

- Ban Giám đốc Công ty gồm có: 01 Giám đốc và 03 Phó giám đốc

- Có 04 phòng chức năng: Phòng Tài chính kế toán, Phòng Kế hoạch kinh doanh, Phòng Tổ chức hành chính và Phòng Kỹ thuật.

- Công ty có 04 đội sản xuất:

+ Đội 1 gồm các Tổ (Suối Dứa, Suối Dầu, Suối Là, Sông Tram, Suối Sao); + Đội 2 gồm các tổ (Suối Đôi, Kô Kiều, Tân Xuân, Suối Hàn)

+ Đội 3 gồm các tổ (Tổ 1, Tổ 2, Tổ 3, Tổ 4 ,Tổ 5, VP Đội) + Đội 4 gồm các tổ (Tân Đức, Tân Phúc, Sông Phan, Tân Nghĩa) - Công ty có 01 công ty CP chế biến gỗ quản lý xí nghiệp khai thác gỗ.

3.3.3. Hiện trạng hạ tầng giao thông

+ Hệ thống giao thông hiện có: Các tuyến đường nội bộ hiện có của công ty được kết nối đến toàn bộ các khu vực sản xuất nó hình thành từ hệ thống các đường vận xuất, vận chuyển gỗ trước đây vào thời kỳ còn khai thác rừng tự nhiên, do đó khi lập kế hoạch trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng cũng như công tác phòng cháy chữa cháy cần đầu tư sửa chữa thêm. Cự ly từ các lô rừng khai thác tiếp cận với đường vận chuyển bình quân bình 47,867km/1000ha, thuận lợi cho vận chuyển.

Bảng 3.2: Thống kê hiện trạng đường sá

Đơn vị Số (km) Đường QL (km) Đường T

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch quản lý rừng bền vững và chuỗi hành trình sản phẩm tại Công ty lâm nghiệp Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w