Những nhân tố cần xem xét khi định giá

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược sản phẩm da nhân tạo của công ty huyn dae sm vina (Trang 25)

3.3.1. Nhân tố bên trong

- Mục tiêu marketing: trước khi định giá, doanh nghiệp phải quyết định xem sản phẩm đó thì cần đạt được điều gì.

+ Nếu nhằm mục tiêu tồn tại thì sự tồn tại của doanh nghiệp quan trọng hơn lợi nhuận nên sẽ định một mức giá thấp để có thể cạnh trạnh.

+ Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì doanh nghiệp sẽ chọn mức giá đảm bảo thu được lợi nhuận cao nhất. Trong trường hợp này, đối với doanh nghiệp sự thành công về tài chính quan trọng hơn sự thành công lâu dài.

+ Mục tiêu dẫn đầu thị phần: khối lượng bán ra sẽ tỉ lệ nghịch với giá. Do đó, với mục tiêu này doanh nghiệp buộc phải chấp nhận một mức giá tương đối thấp, và áp dụng trong trường hợp muốn tận dụng tối đa công suất của thiết bị.

+ Mục tiêu về dẫn đầu chất lượng sản phẩm: doanh nghiệp sẽ cho ra những sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất, do đó mức giá sẽ cao.

- Chiến lược marketing mix: giá cả chỉ là một trong các công cụ thuộc marketing mix mà doanh nghiệp sử dụng nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh. Do đó, các quyết định về giá cần được liên kết với việc thiết kế sản phẩm, chính sách

phân phối, xúc tiến thương mại nhằm hình thành một chương marketing mix nhất quán, hiệu quả.

- Vị trí của sản phẩm trên đường chu kì sống: mỗi vị trí khác nhau trên đường chu kì sống thì ứng với những thay đổi của số cầu trên thị trường, do đó chính sách về giá cũng sẽ thay đổi.

- Chi phí: chi phí là nền tảng của việc định giá sản phẩm.

3.3.2. Nhân tố bên ngoài - Các kiểu thị trường:

+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì người bán và người mua phải chấp nhận giá chứ không phải là người ấn định giá, do đó người bán không phải hoạch định các chiến lược định giá.

+ Thị trường độc quyền cạnh tranh (độc quyền nhóm): các công ty gia nhập nhóm sẽ có sự phụ thuộc lẫn nhau do đó sự thay đổi giá và sản lượng của công ty này sẽ ảnh hưởng đến lơi nhuận của công ty khác.

+ Thị trường độc quyền hoàn toàn: trong trường hợp này thì chỉ có một người bán do đó có thể theo đuổi nhiều mục tiêu định giá.

- Số cầu: mỗi mức giá mà doanh nghiệp đưa ra đều dẫn đến một số cầu khác nhau.

- Giá và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh: người tiêu dùng đánh giá về giá cả và giá trị của sản phẩm thường dựa trên giá cả và giá trị của sản phẩm tương đương. Do đó doanh nghiệp cần phải biết giá cả và giá trị của mỗi sản phẩm đưa ra của đối thủ cạnh tranh để định ra một mức giá hợp lí cho mình.

- Quy định, chính sách của nhà nước: doanh nghiệp cần phải chấp hành luật của nhà nước khi định giá cho sản phẩm để phòng tránh việc phá giá, đảm bảo thị trường tự do cạnh tranh.

3.4. Phương pháp định giá

Có 2 cách

- Định giá cộng chi phí: mức giá của sản phẩm sẽ bằng chi phí sản xuất cộng với một mức lợi nhuận. Nhược điểm của phương pháp này là bỏ qua yếu tố của đối thủ cạnh tranh, cảm nhận của khách hàng và cầu của thị trường. Ưu điểm là dễ tính toán.

- Định giá theo lợi nhuận mục tiêu: các doanh nghiệp sẽ xác định mức giá mà tại đó họ sẽ hòa vốn hoặc đạt được lợi nhuận như mong muốn.

3.4.2. Định giá trên cơ sở giá trị khách hàng:

Doanh nghiệp sẽ định giá dựa trên giá trị cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm. Các giá trị này được tạo thàng dựa trên các yếu tố như ấn tượng, thương hiệu công ty, mặt bằng đẹp, hiện đại, phong cách bán hàng….

3.4.3. Định giá trên cơ sở cạnh tranh:

Giá cả được xác định tùy theo tình hình cạnh tranh trên thị trường để đạt được mục tiêu kinh doanh.

+ Định giá theo cạnh tranh hiện hành: khi định giá doanh nghiệp chủ yếu dựa vào giá cả của các đối thủ cạnh tranh mà ít chú ý vào chi phí và số cầu của riêng mình.

+ Định giá đấu thầu kín: doanh nghiệp định giá chủ yếu dựa vào dự đoán cách định giá của đối thủ cạnh tranh hơn là chi phí và cầu trên thị trường.

CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI.

Chiến lược phân phối sản phẩm thể hiện cách thức doanh nghiệp cung ứng sản phẩm dịch vụ của mình cho khách hang trên thị trường mục tiêu.

Chiến lược phân phối có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi chiến lược kinh doanh hợp lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh an toàn, tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh, giàm sự cạnh tranh và làm cho quá trình lưu thông hàng hóa nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Chiến lược phân phối có mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược sản phẩm và chiến lược giá cả. Chiến lược phân phối chịu ảnh hưởng của chiến lược giá cả , nhưng đồng thời nó cũng tác động quay trở lại đối vời việc xây dựng và triển khai hai chiến lược này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa và khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phướng hướng phát triển trong tương lai, Công ty xác định các mục tiêu phân phối sản phẩm:

+ Hướng về khách hàng, lấy khách hàng làm trọng điểm để doanh nghiệp hướng tới sản xuất kinh doanh.

+ Mở rộng thị phần của Doanh nghiệp. + Đảm bảo chất lượng hang hóa,

+ Tối đa hóa lợi nhuận của Doanh nghiệp.

Trước sức ép cạnh tranh của ngành thuộc da trong và ngoài nước, Công ty luôn ý thức được tầm quan trọng của thị trường và dự báo mức bàn sản phẩm. Trong những năm qua, Công ty đã xây dựng đội ngũ Marketing năng động và được đào tạo bài bản, tham gia hầu hết các Hội nghị triển lãm vể ngành thuộc da, da giầy và hàng may mặc nhằm khai thác và mở rộng thị trường. Công ty xây dựng đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm, đầu tư thêm nhiều thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, tích cực quảng bá sản phẩm và uy tín của Công ty

trên thị trường. Đồng thời tìm kiếm các khách hàng tiềm năng mới ở các nước phát triển như Mỹ, Châu Ấu…

Bên cạnh đó, Công ty cũng luôn chú trọng công tác phát triển thị trường nội địa thông qua các kênh phân phối, bao gồm:

+ Kênh trực tiếp: bán trực tiếp sản phẩm cho các tổ chức công nghiệp.

+ Kênh gián tiếp: thông qua nhà phân phối công nghiệp, đại lý, chi nhánh … để đưa sản phẩm tiếp cận gần hơn với nhiều khách hàng, nhưng có chọn lọc nhằm hạn chế số lượng người mua ở khâu trung gian để dễ dàng trong việc quản lý, bảo vệ hình anh thương hiệu, sản phẩm, tránh mất mát thông tin.

Sơ đồ kênh phân phối:

Nhà sản xuất Chi nhánh Khách

Đại lý hàng

Nhà phân phối công

CHƯƠNG 5: CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN SẢN PHẨM

Chiến lược xúc tiến là tập hợp những hoạt động mang tính chất thông tin nhằm gây ấn tượng đối với người mua và tạo uy tín đối với xí nghiệp, công ty. Nó được thực hiện thông qua những hình thức như quảng cáo, chào hàng, tổ chức hội chợ, triển lãm …. Những hoạt động yểm trợ phải thích hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể nhằm hướng vào phục vụ tối đa nhu cầu, mong muốn của khách hàng.

Nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra, Công ty chủ trương phát triển thương hiệu, tạo uy tín niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm da của Doanh nghiệp.

Tập trung nghiên cứu, sản xuất tạo ra ngày càng nhiều mẫu mã sản phẩm với chất lượng ngày càng tốt hơn. Đối với mỗi sản phẩm, Doanh nghiệp luôn đặt chữ tín lên hàng đầu nhằm tạo dựng long tin của khách hàng.

Xây dựng đội ngũ marketing, kinh doanh năng động và ngày càng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp đưa sản phẩm tiếp cận rộng rãi với nhiều đối tác khách hàng, mở rộng thị trường mục tiêu.

Thông qua mạng điện tử, internet ngày càng phát triển rộng rãi, thương hiệu sản phẩm của Doanh nghiệp ngày càng được biết đến nhiều hơn.

Hàng năm, tích cực tham gia các hoạt động hội chợ, triển lãm về các mặt hàng trong nghành hoặc các lĩnh vực có liên quan đến sản phẩm của Công ty.

Nhằm khuyến khích các kênh phân phối tăng số lượng sản phẩm bán ra thị trường, Công ty chủ trương tăng hoa hồng, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán đối với mỗi sản phẩm bán ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Th.s Đinh Tiên Minh- Th.s Quách Thị Bửu, Th.s Nguyễn Văn Trưng, Th.S Đào Hoài Nam, Giáo trình Marketing căn bản, Trường Đại Học Kinh Tế tp.Hồ Chí Minh.

[2]. Nguyễn Văn Kiên, Đào tạo cho nhân viên mới, Công ty Huyn Dae Sikmo Vina.

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược sản phẩm da nhân tạo của công ty huyn dae sm vina (Trang 25)