Chi phí SXC của công ty chiếm tỷ lệ không lớn nhưng cũng cần tính toán cụ thể vì khoản chi phí này bao gồm nhiều chi phí khác nhau, liên quan đến nhiều đối tượng. Hiện nay công ty quản lý chi phí này theo mục đích, công dụng của các khoản chi phí nên toàn bộ chi phí SXC đều được tính vào chi phí sản phẩm. Do đó mà việc tập hợp chi phí chưa thật sự chính xác, kéo theo giá thành sản phẩm bị tăng lên. Theo em công ty nên kết hợp với cách phân loại chi phí SXC theo cách ứng xử của chi phí với sự thay đổi của mức độ hoạt động. Theo cách phân loại này chi phí SXC được chia thành ba loại:
- Biến phí: là những chi phí thay đổi về tổng số, tỷ lệ với sự thay đổi của mức độ hoạt động, gồm các chi phí như chi phí vật liệu quản lý phát sinh tại phân xưởng sản xuất. - Định phí : là những khoản chi phí không thay đổi về tổng số khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp, gồm các khoản chi phí lương nhân viên quản lý, chi phí KH TSCĐ, chi phí thuê nhà xưởng, …
- Chi phí hỗn hợp: là những khoản chi phí bao gồm cả yếu tố biến phí và định phí, gồm các khoản chi phí điện, nước, điện thoại phát sinh ở phân xưởng sản xuất.
Công ty nên lập bảng kê phân loại từng khoản chi phí theo ba dạng biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp theo mẫu sau:
BẢNG KÊ PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
STT Tên chi phí Biến phí Định phí Chi phí
hỗn hợp
1 Chi phí điện tháng 3/10
2 Chi phí nước sản xuất, nước sinh hoạt
3 Chi phí phụ tùng thay thế
4 Chi phí lương bộ phận kho tháng 3/10
5 Khấu hao thiết bị quản lý tháng 3/10
6 Khấu hao nhà xưởng tháng 3/10
7 Phí xăng dầu
8 Xuất mỡ bò tháng 3/10
…
Tổng x x x
Sau đó công ty nên mở thêm sổ chi tiết TK 627 theo định phí và biến phí để theo dõi. Công ty có thể mở theo mẫu sau:
Đơn vị: Công ty TNHH ANT (HN)
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG THEO ĐỊNH PHÍ Tồn đầu kỳ: 0 VNĐ
Ngày tháng ghi
Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Tồn Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 31.03.10 J10033125 31.03.10 Khấu hao nhà xưởng tháng 3/10 214101 248,670,066 2,238,080,184 31.03.10 J1003311 3 31.03.10 Chi phí lương bộ phận kho tháng 3/10 334 103,102,700 1,532,030,224 31.03.10 J10033125 31.03.10 Khấu hao TBQL tháng 3/10 214104 8,761,285 2,925,216,808 … Tổng x x x
Sổ này có …trang, đánh số từ trang số 01 đến trang … Ngày mở sổ: ………
Ngày 31 tháng 03 năm 2010 Người ghi sổ Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Mẫu sổ chi tiết chi phí SXC theo biến phí lập tương tự sổ chi tiết chi phí SXC theo định phí như trên.
Khi phân bổ chi phí SXC cho mỗi đơn vị sản phẩm cần dựa vào chuẩn mực số 02 quy định về việc phân bổ chi phí SXC. Theo đó, chi phí SXCCĐ phân bổ vào chi phí
chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường.
Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường thì chi phí SXC cố định được phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh, ghi Nợ TK 154, Có TK 627 (CPSXCCĐ)
Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí SXC cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường, khoản chi phí SXC không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, được hạch toán vào giá vốn, ghi Nợ TK 632, Có TK 627.
Chi phí SXCBĐ được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh, ghi Nợ TK 154, Có TK 627 (CP SXCBĐ)
Ví dụ: Trong quy trình công nghệ sản xuất của công ty, công suất bình thường ( công suất chuẩn) của thiết bị là 12,200 tấn/ tháng, trong tháng 3/10 khối lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho là 12,000 tấn sản phẩm. Như vậy công suất thực tế thấp hơn công suất bình thường. Chi phí SXC của tháng 3 là 6,980,736,138đ , giả sử chi phí SXC cố định là 4,537,478,490 thì chi phí SXC cố định được tính vào giá thành là
x 12,000,000 = 4,463,093,596 đ
- Chi phí SXC cố định không được tính vào giá thành là : 4,537,478,490 – 4,463,093,596 = 74,384,893.57
- Chi phí SXC được tính vào giá thành là :
6,980,736,138 – 74,384,893.57 = 6,906,351,244 đ