Nghiên cứu và phát triển thuốc trừ sâu sinh học Bacillus thuringiensis tại Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: CẤU TRÚC – TÍNH CHẤT – CHỨC NĂNG – ỨNG DỤNG CỦA AGARAGAR (Trang 35)

THỰC PHẨM TP HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thu Sang

Trong 35 năm nghiên cứu và phát triển thuốc trừ sâu sinh học Bacillus thuringensis (Bt) tại Việt Nam nói chung và của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nói riêng, các nhà khoa học Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong nghiên cứu, sản xuất thuốc trừ sâu sinh học Bt và đưa những kết quả nghiên cứu đó ứng dụng vào đời sống sản xuất, góp phần giảm thiệt hại kinh tế cho ngành nông lâm nghiệp.

Ở Việt Nam, thuốc trừ sâu sinh học Bt thương mại được ứng dụng đầu tiên tại viện Bảo vệ thực vật năm 1971. Tuy nhiên việc nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng Bt đầu tiên được thực hiện năm 1973 tại Viện Sinh vật, Viện Khoa học Việt Nam, nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Hai công trình của nhóm tác giả Nguyễn Công Bình, Phạm Bá Nhạ, Ngô Đình Bính là những công trình đầu tiên nghiên cứu Bt tại Việt Nam. Năm 1973 sản xuất Bt bằng phương pháp thủ công và bán công nghiệp, những nghiên cứu về sản xuất chế phẩm Bt được thực hiện tại Viện Sinh Vật (nay là Viện Công nghệ sinh học). Trong thời kì 1973-1976, chủ yếu sản xuất trên môi trường đặc với giá thể là agar tự chế tạo từ rong câu. Các nguyên liệu khác sẵn có trong nước như bã khô lạc, bột đậu tương, bột cá đã được nghiên cứu sử dụng. Các chủng giống Bt lúc đó là dưới loài Bacillus thuringiensis subsp. thuringiensis và B. thuringiensis subsp. kurstaki. Các chế phẩm Bt sản xuất bằng phương pháp thủ công này đã được sử dụng cho vùng rau ngoại thành Hà Nội. Hiệu quả diệt sâu của chế phẩm Bt tự sản xuất rất tốt và đã có tiếng vang lớn lúc đó. Vì vậy sau giải phóng miền Nam 1975, đề tài sản xuất Bt được lựa chọn là một trong những kết quả khoa học thực nghiệm đầu tiên của miền Bắc đưa vào phát triển ở miền Nam.

CHƯƠNG 3:

KẾT LUẬN

Agar – agar thực sự là một loại nguyên liệu quan trọng và cần thiết trong ngành công nghệ thực phẩm và nhiều lĩnh vực khác như công nghệ sinh học… bởi những đặc điểm, tính chất và cấu tạo riêng. Chính những yếu tố này đã mang đến cho Agar- agar những ứng dụng và nhiều nghiên cứu cho các ngành khoa học. Rau câu Agar sử dụng không chỉ đơn thuần là một chất kết đông các món mặn ngọt mà còn dùng chế biến trong công nghệ sản xuất bánh kẹo đóng gói. Nói chung công nghệ chế biến rau câu Agar phong phú đến mức độ các bạn chỉ cần vào www.google.com.vn và gõ từ Agar là sẽ nhận được vô số bài viết lẫn hình ảnh về rau câu

Agar của rất nhiều quốc gia trên thế giới.

Đặc biệt với những ưu điểm như: tạo gel cứng tại nồng độ rất thấp, không cần chất hỗ trợ nào nhưng vẫn không ảnh hưởng đến vị của thực phẩm, không cần đường để tạo đông, có khả năng chống lại các phản ứng phân hủy do enzim, không màu, không vị… nên rất tốt cho cơ thể, như là thuốc nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch. Hơn nữa, nó còn là loại thực phẩm cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể như cung cấp chất xơ, muối khoáng… Đặc biệt Agar còn được sử dụng rộng rãi và rất cần thiết cho các viện nghiên cứu vi sinh vật trong việc chuẩn bị môi trường nuôi cấy.

Chúng ta cần tìm hiểu nhiều hơn nữa những tính chất đặc biệt của loại phụ gia này nhằm mở ra nhiều triển vọng cho các lĩnh vực nghiên cứu có giá trị và ý nghĩa hơn sau này.

THỰC PHẨM TP HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Thu Sang

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: CẤU TRÚC – TÍNH CHẤT – CHỨC NĂNG – ỨNG DỤNG CỦA AGARAGAR (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w