Đối với cán bộ và chính quyền địa phương:
Chính quyền địa phương là cơ quan quản lý trực tiếp và cán bộ tại địa phương là những người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các hộ gia đình TĐC. Chính vì vậy cần quan tâm hơn tới đời sống của các hộ gia đình TĐC. Cần thường xuyên cử cán bộ đến thăm nhà, trò chuyện, động viên, lắng nghe tâm sự và mong muốn từ các hộ gia đình. Từ đó có thể nắm được những nhu cầu thiết yếu cần được hỗ trợ nhất đối với các hộ gia đình TĐC. Chính quyền địa phương có thể đưa ra được các chính sách, chương trình giúp đỡ riêng cho các hộ TĐC tùy thuộc vào các nguồn lực sẵn có tại địa phương, tránh tình trạng thụ động chỉ chờ lãnh đạo các cấp trên chỉ đạo và thực hiện theo.
Đối với nhà trường:
Nhà trường, đặc biệt là các giáo viên là người thường xuyên tiếp xúc và gẫn gũi với các em học sinh nhất. Chính vì vậy, việc hiểu thực trạng và nắm rõ các vấn đề cấp thiết đang tồn tại đối với nhóm học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC thì ban giám hiệu nhà trường và thầy cô giáo là những người biết đầu tiên. Chính vì vậy, bên cạnh những hoạt động đã thực hiện nhằm giúp đỡ nhóm học sinh TĐC thì nhà trường và các thầy cô cần mở rộng và thực hiện nhiều chương trình, hoạt động giúp đỡ khác nhằm giải quyết các vấn đề đang tồn tại hiện nay đối với các em học sinh này. Đồng thời, không chỉ trong phạm vi nhà trường mà ban giám hiệu trường cần báo cáo với chính quyền địa phương, kêu gọi sự giúp đỡ, bên cạnh đó cũng cần liên kết với các hệ thống nguồn lực trợ giúp khác trong cộng đồng nhằm thực hiện hoạt động trợ giúp giáo dục cho học sinh thuộc các hộ TĐC được hiệu quả hơn.
Đối với lãnh đạo Huyện, Tỉnh:
Một số khuyến nghĩ đối với các cấp, cơ quan lạnh đạo huyện, tỉnh đó là: Vai trò kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và giám sát của các cơ quan cấp tỉnh và các bộ ngành trung ương trong công tác di dân, TĐC là hết sức cần thiết. Cần thực hiện các đợt
kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động sản xuất, đời sống tại các điểm TĐC vùng thủy điện Tuyên Quang trong tỉnh. Cần kiểm tra chắc chắn rằng những chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện đối với các hộ gia đình TĐC được thực hiện một cách đầy đủ, hiệu quả nhất. Đảm bảo 100% các hộ TĐC được biết đến các chính sách trợ giúp này và được hưởng quyền lợi. Đồng thời khi ban hành các chính sách hỗ trợ cho các hộ gia đình TĐC cần chú ý nhiều hơn đến các trợ giúp về giáo dục, y tế… cho đối tượng là con em các hộ gia đình TĐC, nhằm bảo đảo quyền lợi cơ bản cho nhóm đối tượng này. Tránh tình trạng chỉ chú ý đến các hoạt động hỗ trợ về sinh kế cho các hộ TĐC.
Đối với cơ quan hoạch định chính sách:
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi với rất nhiều hộ gia đình khó khăn, dân tộc thiểu số. Chính vì vậy khi Nhà nước ban hành và tiến hành thực hiện chương trình 135 - Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi thì Tuyên Quang có 70 thôn, 41 xã của 5 huyện được hưởng lợi trực tiếp từ nguồn vốn của Chương trình 135. Theo chương trình này thì các hộ gia đình thuộc vùng 135 được hỗ trợ các mặt sau: Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số; Phát triển cơ sở hạ tầng; Phát triển các dịch vụ công cộng địa phương thiết yếu như điện, trường học, trạm y tế, nước sạch; Nâng cao đời sống văn hóa.
Và cũng theo chính sách này thì con em các hộ gia đình thuộc vùng 135 cũng được hỗ trợ rất nhiều mặt như: Được miễn giảm các khoản đóng góp; được hỗ trợ sách giáo khoa; được tiền trợ cấp; được trợ cấp chỗ ở; gạo….Tuy nhiên, có rất nhiều gia đình thuộc vùng 135 nhưng điều kiện kinh tế gia đình lại rất khá giả, họ có thừa các điều kiện để lo cho con em ăn học, họ không cần dùng đến sự trợ giúp đó, hoặc sự hỗ trợ đó sử dụng cho không đúng đối tượng. Trong khi đó còn có rất nhiều các em học sinh nghèo, khó khăn khác, mà cụ thể ở đây là các em học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, nhưng do khu vực sống của họ không được xét duyệt thuộc vùng 135 nên cũng không được hưởng bất kì chính sách nào cả.
Chính vì vậy, từ ý kiến của người dân và các giáo viên trong nhà trường tác giả xin có một số kiến nghị đối với những người hoạch định và ban hành chính sách như sau: Phải kiểm tra, rà soát các đối tượng hưởng lợi của chính sách một cách cẩn thận, chu đáo, sát sao. Cần tìm đúng đối tượng cần giúp đỡ để trao sự hỗ trợ, tránh tình trạng lãng phí nguồn kinh phí hỗ trợ một cách ồ ạt. Đối với những khu vực đặc biệt như các điểm TĐC thì có thể kiểm tra, xét duyệt, xem xét ưu tiên theo chương trình 135 để hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nói chung cho các hộ gia đình TĐC và hỗ trợ giáo dục nói riêng cho con em các hộ gia đình này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các tài liệu trong nƣớc:
1. Đặng nguyên Anh (1998), Vai trò của mạng lưới xã hội trong di dân, Tạp chí xã hội học, số 2 (62), trang 16 – 23.
2. Đặng Nguyên Anh (2007), Chính sách di dân tái định cư các công trình thuỷ điện ở việt nam từ góc độ nghiên cứu xã hội, Tạp chí Dân số và phát triển, (số 6).
3. Phạm Huy Dũng chủ biên (2006), Bài giảng công tác xã hội - Lý thuyết và thực hành công tác xã hội trực tiếp, Đại học Thăng Long, Nxb đại học sư phạm.
4. Vũ Dũng (1997), Nhóm không chính thức của người lao động ngoại tỉnh ở Hà Nội, Tạp chí tâm lý học, (số 2), trang 27 – 31.
5. Trần Văn Đạo (2011), Tác động của các dự án thủy điện Tây Nguyên đến sinh kế và văn hóa của người dân tái định cư, Tạp chí Dân tộc học, (số 2), tr.11-19. 6. Phạm Mộng Hoa - Lâm Mai Lan (2000), Tái định cư trong các dự án phát
triển: chính sách và thực tiễn, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Đỗ Văn Hòa – Trịnh Khắc Thẩm (1999), Nghiên cứu di dân ở Việt Nam, NXB NN Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Hồng (2012), Nghiên cứu sự thích ứng với điều kiện sống mới của dân di cư vùng thủy điện Sơn La, luận án tiến sĩ ngành Xã hội học.
9. Tô Duy Hợp – Lương Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng lý thuyết và vận dụng, Nxb văn hóa – thông tin Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Oanh (2000), Phát triển cộng đồng, Khoa Phụ nữ học, Đại học Mở Bán công TP.HCM.
11. Trần Thị Tuyết Oanh chủ biên (2008), Giáo trình Giáo dục học, Nxb đại học sư phạm. 12. Hoàng Phê chủ biên (1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
13. Phạm Văn Quyết – Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu Xã hội học, Nxb đại học quốc gia Hà Nội.
14. Đặng Thu (1993), Di dân của người Việt từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, phụ san tạp chí nghiên cứu lịch sử, Hà Nội, khoa học xã hội.
15. Trần Mạnh Tường, Từ điển Anh – Việt, Đại học Oxford, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội.
16. Vũ Hải Vân (2011), Ảnh hưởng của thủy điện Sơn La đến công tác tổ chức quản lý và cố kết cộng đồng của người Thái, Tạp chí dân tộc học, (số 3).
17. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội 18. Nghiên cứu xã hội học (1996),Nxb Chính trị quốc gia, tr.190.
19. Sở lao động thương binh và xã hội Tuyên Quang (tháng 7 – năm 2007), Tài liệu tập huấn cán bộ làm công tác giảm nghèo.
20. Tổ chức Quốc tế phục vụ Cộng đồng và Gia đình, Trường Cán bộ lao động và Xã hội – Việt Nam (1996), Tài liệu tập huấn Hỗ trợ tâm lý xã hội cho những người dễ bị tổn thương, phần II.
21. Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng (tháng 3 – 2008), Tài liệu tập huấn đào tạo giảng viên phát triển cộng đồng.
22. Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (tháng 4- 2010), Báo cáo tổng kết công tác di dân, tái định cư dự án thủy điện Tuyên Quang thực hiện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
23. Ủy ban nhân dân huyện Chiêm Hóa- Tuyên Quang (tháng 2 – 2010), Báo cáo công tác di dân, tái định cư thủy điện Tuyên Quang giai đoạn thực hiện từ năm 2003 – 2009.
2. Các tài liệu nƣớc ngoài:
24. Mary Ann Forgey & Carol S. Cohen Thực hành Công tác xã hội chuyên nghiệp, sách dịch, Đại học mở - bán công TP. Hồ Chí Minh.
25. Malcolm Payne Lý thuyết Công tác xã hội hiện đại. Nxb Lyceum Books, INC 5758 S.Blackstone Avenue, Chicago. Người dịch: ThS Trần Văn Kham.
26. Carrie Turk – Ngân hàng thế giới (tháng 11- 1999), Việt Nam tiếng nói của người nghèo.
27. Anthony yeo (2005), Bàn tay giúp đỡ, Nxb trẻ. Người dịch : Lan Khuê, hiệu đính: Trịnh Chiến.
3. Tài liệu trực tuyến:
28. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Một phần mười trẻ em 5–17 tuổi là lao động trẻ em, http://www.ilo.org/hanoi/Informationresources/Publicinformation/newsitems/
WCMS_237790/lang--en/index.htm, cập nhật ngày 14/03/2014.
29. Theo cổng thông tin điện tử Chính phủ, Nghị định số 49/2010/NĐ-CP của Chính
Phủ,http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?mod
e=detail&document_id=94653
30. Theo cổng thông tin điện tử Chính phủ, Quyết định số 1766/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ,
http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id =2&mode=detail&document_id=151844
31. Theo Trung tâm nghiên cứu Pháp luật về Quyền con người và Quyền công dân,
Công ước quốc tế về các quyền trẻ em,
http://hcrc.hcmulaw.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id= 36:cong-c-quc-t-v-cac-quyn-tr-em&catid=6:b-lut-nhan-quyn-quc-t&Itemid=20, cập nhật ngày 18/11/2011.
32. Theo Thư viện Pháp luật, Nghị định 197/2004/NĐ–CPvề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi- dinh-197-2004-ND-CP-boi-thuong-ho-tro-tai-dinh-cu-khi-Nha-nuoc-thu-hoi-
dat-vb52593.aspx , cập nhật ngày 03/12/2004.
33. Theo Cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?Item
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NHÓM HỌC SINH VÀ CÁC HỘ GIA ĐÌNH TĐC TẠI XÃ PHÚC THỊNH
Một số hình ảnh về các dãy nhà tại điểm TĐC Thôn An Thịnh, Xã Phúc Thịnh
Ngôi nhà khang trang nhất tại điểm TĐC đƣợc Quỹ Thiện Tâm hỗ trợ xây dựng
Học sinh TĐC đi bộ đến trƣờng
BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM SỐ 1
( Thảo luận nhóm Giáo viên THCS )
I. Thông tin chung
- Số Giáo viên tham gia thảo luận : 4 người (4 nữ ) Trong đó có:
+ 01 hiệu trưởng (Người A) + 01 hiệu phó (Người B)
+ 02 GVCN lớp có học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC (Người C, D) - Thời gian thảo luận: 09h00 – 11h00 ngày 19/04/2014 (Thứ 7)
- Địa điểm thảo luận: Tại phòng hiệu phó, trường THCS Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
II.Nội dung thảo luận
Chủ đề 1: Thực trạng hoạt động học tập của nhóm học sinh thuộc các hộ gia đình TĐC
Mục tiêu: Tìm hiểu các vấn đề tồn tại trong hoạt động học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của nhóm học sinh TĐC.
Về trình độ nhận thức:
Các cô có thể cho cháu biết đánh giá của mình về trình độ nhận thức ở lớp của nhóm học sinh thuộc các hộ gia đình tái định cư được không ạ?
- Người A: Theo đánh giá chung của tôi thì hầu hết các em đều nhận thức rất chậm và kém, chỉ được một số rất ít các em là có nhận thức trung bình.
- Người C: Đây đã làm năm thứ 5 tôi chủ nhiệm lớp có học sinh thuộc các hộ gia đình tái định cư, qua mấy năm tôi nhận thức nhận thức của các em học sinh này nói chung là chậm, chậm ở hầu hết các môn học.
- Người D: Đặc biệt là môn tiếng Anh, tôi cảm thấy các em như mới học tiếng anh lần đầu, tất cả đều không biết gì cả.
Trình độ nhận thức cuả nhóm học sinh này ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động học tập cuả các em thưa cô?
- Người A: Theo tôi thì trình độ nhận thức đóng vai trò rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến nhiều vấn đề đối với nhóm học sinh, nhưng quan trọng nhất là ảnh hưởng tới kết quả học tập. Nhận thức chậm, kém dẫn đến kết quả học tập trung bình, yếu, kém.
- Người B: Tôi cũng đồng ý là trình độ nhận thức hạn chế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập. Tuy nhiên theo tôi vấn đề nhận thức còn ảnh hưởng đến việc bỏ học của các em học sinh TĐC, vì nhận thức hạn chế nên các em không biết được tầm quan trọng của việc học.
Về ý thức học tập và kết quả học tập:
Các cô nhận xét như thế nào về ý thức học tập của nhóm học sinh TĐC vậy ạ?
- Người C: Theo tôi thì ý thức học tập bao gồm ý thức học tập ở trên lớp và ý thức tự học ở nhà của các em học sinh. Đối với nhóm học sinh TĐC thì tôi thấy ý thức học tập chưa tốt. Trong lớp còn nhiều em chưa chú ý nghe giảng, ghi chép bài không đầy đủ và đặc biệt là không bao giờ các em phát biểu ý kiến trên lớp.
- Người D: Đặc biệt ở lớp tôi thì ý thức học tập ở nhà rất kém. Các em chưa học bài cũ ở nhà, không làm bài tập và chuẩn bị bài cho bài học hôm sau.
- Nguời B: Tôi có dạy văn tại một số lớp có học sinh TĐC theo học. Tôi cũng đồng ý với vấn đề ý thức học tập ở nhà còn kém, các em chưa học bài và làm bài ở nhà. Ngoài ra còn tình trạng đi lại tự do trong lớp học. Nhiều khi giáo viên đang giảng bài trên bảng, học sính tự động đi ra ngoài không xin phép.
Các cô có thể cho cháu biết những yếu tố nào ảnh huởng nhiều nhất đến ý thức học tập của các em học sinh này không ạ?
- Người A: Rất nhiều yếu tố như: thói quen, lối sống tự do; lười học từ trước đến nay, do hoàn cảnh gia đình các em
- Người B: Một yếu tố quan trọng là các em chưa nhận được sự quan tâm của gia đình. Cha mẹ không đôn đốc, nhắc nhở các em học bài và làm bài tập ở nhà. Các em có tư tưởng thích học là học, còn không thích thì thôi.
- Người D: Ý thức học tập chưa tốt một phần cũng là do hoàn cảnh gia đình các em quá khó khăn, các em về nhà phải làm việc giúp đỡ gia đình, không có thời gian học
bài. Ngoài ra thì gia đình cũng chưa có điều kiện mua sắm đầy đủ sách vở , đồ dùng học tập cho các em học. Hơn nữa là các em cũng chưa có góc học tập riêng ở nhà, điều này cũng ảnh hưởng đến ý thức tự học ở nhà của các em
- Người C: Tôi cũng đồng ý với ý kiến của mọi người. Là giáo viên chủ nhiệm tôi đã đến thăm nhà các em nhiều lần. Theo tôi có hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất chính là sự quan tâm của gia đình và điều kiện học tập của các em.
Kết quả học tập của nhóm học sinh TĐC trường mình trong học kỳ vừa rồi và