Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM

Một phần của tài liệu tham dinh du an dau tu BIDV (Trang 27 - 32)

- CF ra gồm: Σ VĐT TSCĐ,

4. Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM

của NHTM

Để đánh giá công tác TĐTCDA trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh BIDV Hà Tây, chúng ta sẽ đi theo từng giai đoạn của dự án để xem cán bộ thẩm định làm như vậy có đúng hay không?

* Đánh giá định tính.

- Đánh giá thông qua việc thực hiện quy trình thẩm định. Việc tuân thủ quy trình thẩm định có đúng như quy định hay không? Tuân thủ tốt cá quy định về trình tự thẩm định: thẩm định hồ sơ pháp lý, thẩm định mặt kỹ thuật dự án, thẩm định về mặt tài chính dự án... Vì nếu tuân theo đúng trình tự như vậy sẽ giúp cho cán bộ thẩm định sẽ phát hiện ra những điều bất hợp lý trong hồ sơ của khách hàng ---> để từ đó có phương án xử lý kịp thời, và có quyết định cho vay hợp lý.

* Đánh giá định lượng.

- Đánh giá thông qua phân tích tình hình tài chính của khách hàng doanh nghiệp. Để công tác thẩm định đạt hiệu quả, chất lượng cao thì cán bộ tín dụng phải chắc chắn là khách hàng của mình tốt. Có nghĩa là tình hình tài chính tốt, đạo đức tốt, có thiện chí trả nợ. Vì vậy, khâu đánh giá khách hàng bằng các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính là quan trọng và cần thiết. Tùy từng ngân hàng, nếu ngân hàng nào đã có hệ thống chấm điểm khách hàng thì sử dụng để đánh giá sẽ tạo ra độ tin cậy cao hơn. Còn ngân hàng nào chưa xây dựng được hệ thống này thì chắc chắn phải có các chỉ tiêu tài chính của khách hàng doanh nghiệp. Chúng ta cần đánh giá xem cán bộ Ngân hàng có thực hiện đầy đủ và kỹ nội dung này hay không.

- Đánh giá thông qua thời gian thẩm định dự án. Thời gian thẩm định dự án được quy định cụ thể đối với từng loại quy mô của dự án. Nếu vượt quá thời gian quy định sẽ gây tốn kém chi phí thẩm định, hơn nữa làm lỡ cơ hội kinh doanh của khách hàng. ....

4.2. Trong quá trình khách hàng vay vốn

- Giám sát việc sử dụng món vay. Ngân hàng có thể sử dụng 2 hình thức giải ngân: giải ngân bằng tiền mặt và giải ngân bằng chuyển khoản. Đối với mỗi hình thức, ngân hàng lại có những cách giám sát riêng.

Khi Ngân hàng đồng ý cho khách hàng doanh nghiệp vay vốn, thì Ngân hàng thường xuyên phải cử cán bộ thẩm định xuống giám sát xem tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng ra sao, nếu có dấu hiệu sử dụng sai mục đích thì Ngân hàng hoàn toàn có thể ngừng giải ngân, thu hồi khoản cho vay, hoặc bắt bổ sung thêm tài sản đảm bảo. Khi cán bộ thẩm định nghi ngờ về việc sử dụng món vay, cũng như tình hình bất ổn khác khi đã cho vay đối với dự án, Ngân hàng sẽ yêu cầu cán bộ thẩm định tái thẩm định dự án đó --> đảm bảo an toàn và khả năng sinh lời.

Thông qua việc đánh giá xem Ngân hàng có cử cán bộ thẩm định xuống giám sát dự án thường xuyên không hay ngồi một chỗ tại Ngân hàng sẽ giúp ta nắm bắt được tình hình thẩm định dự án ở Ngân hàng có tốt không.

* Đánh giá định lượng.

- Doanh thu, chi phí, thu – chi dòng tiền có phù hợp với dự kiến không. Cán bộ thẩm định xuống giám sát thường xuyên đối với khách hàng vay vốn, sẽ nắm bắt được tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Cán bộ thẩm định sẽ biết được sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra có phù hợp với dự kiến không, tình hình về việc bán và tiêu thụ sản phẩm ra sao, doanh thu, chi phí, thu – chi dòng tiền có phù hợp với những tính toán không. Như vậy sẽ đảm bảo khả năng trả nợ của khách hàng.

4.3. Sau khi cho vay

* Đánh giá định lượng.

- Trả gốc và nợ đúng hạn. Một dự án tốt khi khách hàng trả gốc và lãi đúng hạn cho khách hàng.

- Đánh giá thông qua các chỉ tiêu phản ánh mức sinh lợi. Sau khi dự án kết thúc, đánh giá xem các chỉ tiêu đặt ra có thỏa mãn với mức độ kỳ vọng của Ngân hàng không. Theo dõi các chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời của dự án, cho

biết cán bộ thẩm định đánh giá đúng hay không tình hình của khách hàng, và quyết định cho vay có hợp lý không. Ví dụ, NPV > 0; IRR > LSCK ...

- Đánh giá thông qua chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Khi công tác thẩm định dự án đầu tư, đặc biệt là TĐTCDA tốt thì chất lượng tín dụng cũng tốt, cụ thể được biểu hiện qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tổng dư nợ tín dụng, tình hình tăng trưởng tín dụng tốt và tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠTĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ HÀ TÂY ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ HÀ TÂY 1. Khái quát về chi nhánh

1.1. Lịch sử hình thành

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (viết tắt là BIDV) có tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam – thành lập theo quyết định số 117/TTg ngày 26/04/1957 trực thuộc Bộ Tài Chính. Năm 1981 được đổi thành Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam. Sau khi tách các ngân hàng chuyên doanh 1988, năm 1990 Ngân hàng và xây dựng Việt Nam cũng được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam - trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Viêt Nam đang hoạt động với mô hình Tổng công ty Nhà nước theo quyết định số 90/TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Trải qua hơn 50 năm, NHĐT & PT VN ngày càng khẳng định được vị thế và vai trò của mình trong công cuộc phát triển đất nước.

Trước năm 1995, BIDV Việt Nam thực hiện chức năng chính là cấp phát vốn ngân sách và cho vay đầu tư xây dựng cơ bản theo lãi suất ưu đãi. Sau năm 1995, phù hợp với những biến đổi trong nển kinh tế đất nước, BIDV Việt Nam đã được thực hiện nhiều đổi mới trong kinh doanh, với truyền thống, bản lĩnh, nghị lực và sức sáng tạo – đã đạt được những kết quả khả quan về cơ cấu tổ chức, năng lực tài chính, lĩnh vực đầu tư; mạng lưới hoạt động, trình độ công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và quan hệ đối ngoại. Hiện nay, chiến lược của BIDV Việt Nam là kinh doanh đa năng tổng hợp trên cơ sở giữ vững vị trí đứng đầu về lĩnh vực đầu tư – phát triển, sẵn sàng hội nhập quốc tế, hướng tới trở thành một tập đoàn tài chính vững mạnh.

Chi nhánh BIDV Hà Tây là phòng đầu tư và phát triển Hà Sơn Bình được thành lập vào ngày 1/6/1990 . BIDV Hà Tây luôn theo sát sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị BIDV Việt Nam cũng như những chủ trương, chính sách, quy định

trong kinh doanh, đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ với chi phí thấp nhất từ đó phát triển vững chắc chi nhánh, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ nhân viên.

Nhận thức đúng đắn được vai trò và trách nhiệm của mình, trong những năm qua BIDV Hà Tây đã vượt qua được những khó khăn thử thách để vươn lên đứng vững và đổi mới, phát triển không ngừng - niềm tin và uy tín của Chi nhánh BIDV Hà Tây ngày một tăng lên, số lượng khách hàng quan hệ với ngân hàng ngày càng được mở rộng, vốn huy động luôn đáp ứng được những nhu cầu hợp lý của các thành phần kinh tế trong sản xuất kinh doanh, nhiều dự án công trình do Chi nhánh BIDV Hà Tây đầu tư và cho vay vốn đã đem lại hiệu quả thiết thực góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Sự phát triển và đóng góp của Chi nhánh BIDV Hà Tây, nhất là trong những năm gần đây đã được ghi nhận bằng Huân chương lao động Hạng Ba (giai đoạn 1995 – 1999) và Huân Chương lao động Hạng Nhì (1999 - 2004) do Nhà nước trao tặng và nhiều bằng khen của Đảng và Nhà nước, các Bộ, Ngành, của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hà Tây.

Trước 01/10/2006 Chi nhánh BIDV tỉnh Hà Tây có 1 chi nhánh trực thuộc (Chi nhánh Chi nhánh BIDV Sơn Tây) 9 phòng nghiệp vụ và 2 phòng giao dịch với trên 120 cán bộ công nhân viên.

Sau 01/10/2006 thực hiện chủ trương của Thống đốc NHNNVN ( QĐ 888 ) tách chi nhánh Sơn Tây thành chi nhánh cấp I - trực thuộc BIDV Việt Nam.

Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi nhánh BIDV Hà Tây bao gồm: Ban giám đốc, 10 phòng nghiệp vụ và 2 Điểm giao dịch, 6 Quỹ tiết kiệm với trên 100 cán bộ công nhân viên. Trụ sở chính của Chi nhánh BIDV Hà Tây tại 197 Quang Trung – Thành phố Hà Đông - tỉnh Hà Tây.

1.2. Tình hình hoạt động của Chi nhánh trong thời gian qua

Nhìn chung các chỉ tiêu của ngân hàng trong các năm vừa qua là tốt. Cụ thể là:

Tổng tài sản tăng qua 3 năm (2005 – 2007 ), từ: 1238 --> 1500 --> 1680 tỷ đồng. Nguồn vốn bình quân tăng từ 970 --> 1195 --> 1580 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu tham dinh du an dau tu BIDV (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w