Từ những phân tích ở trên, để giúp doanh nghiệp giảm bớt những khó khăn trong hạch toán kế toán nói chung và kế toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ nói riêng, Bộ Tài chính nên có hoàn thiện hệ thống quy định hướng dẫn hạch toán tỷ giá hối đoái, đảm bảm sự thống nhất giữa các quy định, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thay đổi kịp thời theo sự biến động của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, em xin đưa ra giải pháp kết hợp linh hoạt giữa tỷ giá thực tế và tỷ giá hạch toán trong ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ. Bằng cách kết hợp này, các doanh nghiệp không những giảm bớt được khối lượng ghi sổ, tính toán mà quan trọng hơn, các doanh nghiệp dễ dàng xác định được một cách chính xác nghĩa vụ đối với Ngân sách, các chỉ tiêu do kế toán cung cấp đảm bảo độ tin cậy cao.
Khái niệm “tỷ giá hạch toán” là loại tỷ giá do doanh nghiệp quy định nên đây là tỷ giá không “thực”, nếu sử dụng tỷ gía hạch toán để quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam và ghi Nợ hay ghi Có vào Tài khoản vốn bằng tiền, trong khi trên các tài khoản đối ứng lại được phản ánh theo số ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế sẽ dẫn đến số chênh lệch ngoại tệ trên TK413 là thông tin không có ý nghĩa. Trong khi đó, thông tin về tỷ giá (tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng) thường xuyên có sẵn vì Ngân hàng nhà nước công bố hàng ngày và được coi là tỷ giá thực tế. Do vậy, kể cả ở các doanh nghiệp phát sinh nhiều nghiệp vụ thu, chi bằng ngoại tệ thì cũng không nên sử dụng tỷ giá hạch toán để quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam mà chỉ nên sử dụng tỷ giá thực tế theo các trường hợp cụ thể.
Về mặt tài khoản sử dụng để hạch toán xử lý chênh lệch ngoại tệ, em cũng xin có một số phân tích và kiến nghị như sau:
Với quy định xử lý hạch toán khoản chênh lệch tỷ giá trong TT105 tức là đã ghi nhận khoản lãi chênh lệch tỷ giá là một khoản doanh thu và khoản lỗ chênh lệch tỷ giá là một khoản chi phí phù hợp với khái niệm doanh thu, chi phí trong chuẩn mực 01 – chuẩn mực chung. Và việc quy định hạch toán khoản chêch lệch tỷ giá thực hiện và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
cuối năm tài chính trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động) vào TK phản ánh vốn chủ sở hữu - TK413 và được trình bày trên khoản mục vốn chủ trên bảng cân đối kế toán và khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng lại hạch toán từ TK413 về TK doanh thu hoặc chi phí tài chính là chưa phù hợp. Quy định hạch toán khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ vào cuối niên độ kế toán của giai đoạn sản xuất kinh doanh, kể cả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của doanh nghiệp vừa kinh doanh vừa có hoạt động đầu tư XDCB vào TK413 (TK phản ánh vốn chủ sở hữu) sau đó bù trừ phát sinh có và phát sinh nợ của TK này xử lý hạch toán vào TK doanh thu hoặc chi phí tài chính là chưa phù hợp. Bởi hai lý do:
+ Một là, trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động) khoản lãi chênh lệch tỷ giá là lợi ích của doanh nghiệp thu được trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu thì phải được phản ánh là doanh thu; khoản lỗ chênh lệch tỷ giá là khoản làm giảm lợi ích của doanh nghiệp góp phần làm giảm vốn chủ sở hữu thì phải phản ánh là một khoản chi phí, như vậy thì mới thống nhất với việc ghi nhận khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh kỳ của hoạt động SXKD.
+ Hai là, việc hạch toán trực tiếp chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện trên TK4131 và chênh lệch tỷ giá thực hiện và chưa thực hiện trên TK4132 vào TK515 hoặc TK635 là không hợp lý bởi không thể ghi trực tiếp giảm vốn chủ sở hữu và tăng doanh thu hoặc tăng chi phí tăng vốn chủ sở hữu–không phù hợp với khái niệm doanh thu và khái niệm chi phí.
Vì vậy, nếu cho rằng trong hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động) chưa có doanh thu chi phí, chưa có báo cáo kết quả kinh doanh nên không phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá vào doanh thu, chi phí ngay mà để treo lại khi nào công trình hoàn thành đưa vào sử dụng thì mới phản ánh vào doanh thu, chi phí tài chính thì phải hạch toán khoản chênh lệch tỷ giá đó là doanh thu, chi phí chưa thực hiện và phản ánh vào mục tài sản khác hoặc nợ phải trả khác trên bảng cân đối kế toán. Đối với chêch lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
vào cuối niên độ kế toán của giai đoạn sản xuất kinh doanh cũng không nên sử dụng TK4131 để hạch toán.
Do đó, không nên sử dụng TK413 để hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái và thay vào đó là một TK lưỡng tính khác, theo em nên dùng tài khoản loại 3.
Nội dung: Dùng để phản ánh các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh; phản ánh chêch lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động).
Kết cấu tương tự TK413. Cuối niên độ kế toán (hoặc cuối quý đối với nhưng doanh nghiệp phải lập BCTC giữa niên độ), kế toán căn cứ vào số dư của TK này để phản ánh vào các chỉ tiêu trên Bảng Cân đối kế toán cho phù hợp:
- Nếu có số dư Có, tuỳ thuộc vào thời gian khoản chêch lệch tỷ giá hối đoái được xử lý để phản ánh vào chỉ tiêu “ Nợ phải trả ngắn hạn khác” hay chỉ tiêu “Nợ phải trả dài hạn khác”.
- Nếu có số dư Nợ, tuỳ thuộc vào thời gian khoản chêch lệch tỷ giá hối đoái được xử lý để phản ánh vào chỉ tiêu “ Tài sản ngắn hạn khác” hay chỉ tiêu “Tài sản dài hạn khác”.
Hạch toán ngoại tệ trong các doanh nghiệp hiện nay là một vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Việc ra đời của chuẩn mực kế toán số 10 và các thông tư quy định hạch toán tỷ giá hối đoái đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có cơ sở cụ thể trong việc hạch toán các nghiệp vụ có liên quan đến ngoại tệ và nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước đối với các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chế độ kế toán hiện hành về hạch toán tỷ giá hối đoái ngoại tệ vẫn còn tồn tại một số vướng mắc gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình áp dụng. Bài viết này đã nêu lên một số ý kiến đóng góp và kiến nghị trong việc hoàn thiện chế độ hạch toán tỷ giá hối đoái ngoại tệ. Em hy vọng rằng cơ quan ban hành chế độ kế toán cụ thể sẽ có được những giải pháp tốt nhất vừa tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý doanh nghiệp trong công tác kiểm soát chi phí thu nhập, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong công tác hạch toán để kế toán Việt Nam phù hợp với hoàn cảnh đất nước, tiến tới hoà nhập với hệ thống kế toán thống nhất trên toàn thế giới.
1. Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp/ GS.TS. Đặng Thị Loan / 2006/ NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân/ Hạch toán ngoại tệ/ Tr 217
2. Chuẩn mực kế toán số 10/ Quyết định số 165/2002/QĐ –BTC ngày 31/12/2002
3. Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 21
4. Quyết định số 15/2006/QĐ –BTC 5. Thông tư 105/2003/TT -BTC 6. Thông tư 161/2009/TT – BTC 7. Thông tư 201/2001/T T – BTC
8. So sánh VAS và IAS – http://www.vacpa.org.vn 9. Chuẩn mực kế toán quốc tế - http://www.tanet.vn
10. So sánh chuẩn mực Việt Nam và quốc tế - http://www.Caohockinhte.info 11. Hạch toán Chênh lệch tỷ giá hối đoái theo VAS 10 và Thông tư 105 –
http:// www.ketoantruong.com.vn