Những khó khăn trong việc giải quyết vấn đề tăng thu nhập

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng thu nhập cho nông dân ở Trung Quốc từ khi cải cách mở của đến nay (Trang 84)

6. Bố cục đề tài

3.2.3. Những khó khăn trong việc giải quyết vấn đề tăng thu nhập

việc làm cho số lao động ra thành phố làm thuê

Tổng lượng cung cấp sức lao động của Trung Quốc lớn, hiện có hơn 740 triệu lao động, nhiều hơn so với tổng số lao động của tất cả các quốc gia phát triển Âu, Mỹ, trong đó lao động nông thôn là gần 500 triệu người, số lao động dư thừa là 150 triệu người [21]. Nhân khẩu nông nghiệp quá nhiều

sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân từ hai phương diện:

Một là thu nhập nông nghiệp hạn hẹp phải chia sẻ cho một lượng nhân khẩu

nông nghiệp rất lớn, dẫn đến mức thu nhập bình quân đầu người giảm

xuống; Hai là tài nguyên nông nghiệp hạn hẹp phải chia sẻ cho một lượng

nhân khẩu nông nghiệp lớn, tạo nên tình trạng không đủ việc làm cho nông dân.

Xí nghiệp hương trấn phát triển rầm rộ trong những năm 80 của thế kỷ XX đã thu hút hơn 100 triệu sức lao động dư thừa. Bước sang thập niên 90 của thế kỷ XX, năng lực thu hút sức lao động của xí nghiệp hương trấn giảm mạnh. Sức lao động dư thừa ở nông thôn bắt đầu chuyển dịch với quy mô lớn sang làm kinh doanh công thương ở thành phố và thị trấn. Tổng lượng nông dân ra thành phố làm thuê có xu thế tăng trưởng liên tục, năm 1990 có hơn 30 triệu người, năm 1995 ước tính khoảng 80 triệu người, năm 2003 khoảng 99 triệu người, đến cuối năm 2008 đã có 140,41 triệu người [85].

Mặc dù trong thời gian gần đây, Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã có nhiều chính sách tích cực để giải quyết vấn đề việc làm và quyền lợị hợp pháp cho người nông dân ra thành phố làm việc, nhưng vẫn chưa xây dựng được một cơ chế hiệu quả lâu dài bảo đảm quyền lợi cho họ. Trong giai đoạn hiện nay, tiến trình đô thị hóa ở Trung Quốc còn đang lạc hậu hơn nhiều so với trình độ công nghiệp hóa, một lượng lớn sức lao động dư thừa đang ngưng trệ ở nông thôn hoặc trong nông nghiệp chưa thực hiện được sự chuyển dịch hay chuyển hóa, trói buộc việc tiếp tục đi sâu của công nghiệp hóa Trung Quốc và sự phát triển ổn định, bền vững của kinh tế Trung Quốc. Cùng với tiến trình hiện đại hóa và đô thị hóa nông nghiệp, sức lao động dư thừa ở nông thôn ngày càng nhiều, áp lực về việc làm đối với người dân do sự phát triển ngành nghề tạo ra ngày càng lớn. Nông dân ra thành phố làm việc vừa phải đối mặt với sự trói buộc của tình trạng cung lớn hơn cầu về

sức lao động, đồng thời còn gặp phải mọi sự trói buộc kết cấu của những chế độ mang tính kỳ thị.

Hiện nay, môi trường lập nghiệp và việc làm của nông dân Trung Quốc vẫn chưa lý tưởng, rào cản lập nghiệp của người nông dân còn tương đối cao, tiêu chuẩn gia nhập thị trường quá ngặt nghèo. Nông dân vẫn chưa có quyền tự do lựa chọn ngành nghề và tự do đầu tư, vẫn chưa giành được địa vị cạnh tranh bình đẳng với người dân thành phố và nhà đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, hiện nay Trung Quốc còn đang phải đối mặt với sự thiếu hụt hệ thống dịch vụ việc làm cho người nông dân, rất nhiều nông dân khó có thể kịp thời có những thông tin việc làm đầy đủ; con đường vốn để lập nghiệp của người nông dân không thông suốt, rất khó giành được những khoản đảm bảo tín dụng và những khoản vay tín dụng. Việc đào tạo về lập nghiệp và việc làm giành cho nông dân còn tương đối thiếu, chế độ đảm bảo phúc lợi xã hội giữa thành thị và nông thôn không thống nhất, tạo nên trở ngại rất lớn cho người nông dân trong việc lựa chọn ngành nghề và thay đổi công việc. Theo thống kê, tỉ lệ tham gia bảo hiểm của nông dân ra thành phố làm thuê trong 5 loại bảo hiểm xã hội lớn vẫn thấp, quyền lợi phát triển bền vững của nông dân làm thuê và thế hệ kế tiếp của họ không được bảo đảm tốt.

Mặt khác, tố chất tổng thể của người nông dân rất thấp. Do hệ thống giáo dục ở nông thôn trong một thời gian dài yếu kém đã khiến cho người nông dân thiếu kiến thức cơ bản, kỹ năng chuyên môn không cao, trình độ tổng thể thấp, ý thức tự bảo vệ mình kém, trên 85% nông dân ra thành phố làm thuê chưa từng được đào tạo kỹ năng chuyên môn [13]. Vì vậy họ rơi vào địa vị bất lợi trong cạnh tranh việc làm so với người dân thành thị, những công việc mà người nông dân tìm được chủ yếu vẫn là những công việc chân tay nặng nhọc, yêu cầu kỹ năng thấp, họ rất khó tìm được những việc làm trong những ngành có yêu cầu trình độ văn hoá cao, hàm lượng kỹ

thuật lao động cao, lương bổng hậu hĩnh. Thu nhập hàng tháng của nông dân làm công thấp hơn so với công nhân thành phố. Cùng một công việc, trong cùng một nhà máy, tiền lương của những người công nhân có hộ tịch ở nông thôn thường thấp hơn những người công nhân có hộ tịch thành phố.

Trong mấy năm gần đây, tiền lương của công chức trong thành phố được tăng lên, nhưng tiền lương của nông dân làm công trong nhiều năm không thay đổi, thậm chí còn giảm xuống. Theo kết quả điều tra thu nhập hàng tháng của nông dân làm công dưới mức 500 NDT chiếm 11,6%, từ 500 – 800 NDT chiếm 31,9%, từ 1200 – 1500 NDT chiếm 13,6%, thu nhập trên 1500 NDT một tháng chỉ chiếm 11,9. Mức thu nhập của người nông dân làm công so với mức thu nhập của người công nhân thành phố có khoảng cách chênh lệch rất rõ rệt. Bình quân tiền lương hàng tháng của người nông dân làm công là 921 NDT, chỉ tương đương với 68,4% tiền lương bình quân hàng tháng của người công nhân thành phố là 1.346 NDT và 80% nông dân làm công có mức thu nhập dưới 1000 NDT, thậm chí có tới hơn 27% nông dân làm công có mức thu nhập tiền lương dưới 500 NDT [18, 163].

Giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân ra thành phố làm thuê là một con đường quan trọng để tăng thu nhập cho nông dân. Vì thế trong thời gian tới, bên cạnh những chính sách hỗ trợ cho người nông dân làm thuê lưu động hiện nay, Trung Quốc cần phải thực hiện nhiều biện pháp thiết thực hơn để đảm bảo quyền lợi và tăng thu nhập cho những người nông dân làm thuê lưu động. Trước hết phải đưa vấn đề nông dân làm thuê lưu động vào quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế quốc dân và xã hội, quán triệt

phương châm “hướng dẫn hợp lý, đối xử công bằng, hoàn thiện quản lý, làm

tốt phục vụ”, tăng cường xây dựng cơ chế, bảo đảm các chính sách hỗ trợ nông dân làm thuê lưu động được thực hiện đến nơi đến chốn. Mặt khác bên cạnh việc xây dựng chế độ việc làm bình đẳng giữa thành thị và nông thôn, Trung Quốc cần phải tăng cường giáo dục đào tạo đối với nông dân làm thuê

lưu động, tăng cường ngay từ đầu nguồn trình độ tổ chức của nông dân làm thuê lưu động, giảm bớt tình trạng đi ra thành phố làm thuê một cách tuỳ tiện, thúc đẩy xây dựng hệ thống an sinh xã hội cho người nông dân làm thuê lưu động, tạo điều kiện cho nông dân làm thuê lưu động dù trong trường hợp không có đất đai cũng được bảo đảm sinh hoạt ở mức tối thiểu, như vậy vừa có lợi cho nông dân làm thuê lưu động, vừa có lợi cho việc thực hiện lưu chuyển đất nông nghiệp, mở rộng quy mô kinh doanh nông nghiệp.

Ngoài ra, giải quyết vấn đề tăng thu nhập cho nông dân trong giai đoạn hiện nay còn phải đối mặt với sự yếu kém trong năng lực sản xuất tổng hợp của nông nghiệp. Đầu tư cho nông nghiệp không đủ, điều kiện vật chất của sản xuất nông nghiệp vẫn còn thiếu và yếu, sự trợ giúp của thế chế chưa mạnh, trong một thời gian ngắn sản xuất nông nghiệp khó có thể thay đổi tình hình phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu; nạn rời bỏ thôn quê ra thành thị tìm việc gia tăng khiến cho hiện tượng ruộng vườn bị bỏ hoang ngày càng nhiều, tình trạng ruộng đất không người cày cấy và sản xuất nông nghiệp suy giảm đang rất phổ biến, nhất là tại các tỉnh miền Trung – Bắc Trung Quốc, tại đây đất đai vừa kém màu mỡ, vừa bị sa mạc hoá vì thiếu nước, theo thống kê, nông dân Trung Quốc là những người sử dụng nước ít nhất thế giới, chỉ có 26% ; tố chất kỹ thuật của nông dân còn thấp, trình độ tổ chức đi vào thị trường chưa cao, khó có thể thích ứng với yêu cầu cạnh tranh thị trường ngày càng khốc liệt v.v… Đó đều là những vấn đề mà Trung Quốc cần phải giải quyết nếu muốn tiếp tục tăng thu nhập cho nông dân.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tăng thu nhập cho nông dân ở Trung Quốc từ khi cải cách mở của đến nay (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)