Nhận xét về công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩ mở Công ty cổ phần Hà Hưng

Một phần của tài liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất tại công ty cổ phần hà hưng (Trang 66)

VI. TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.

1. Nhận xét về công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩ mở Công ty cổ phần Hà Hưng

1. Nhận xét về công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần Hà Hưng Công ty cổ phần Hà Hưng

Công ty cổ phần Hà Hưng có được quy mô sản xuất và phát triển như hiện nay là cả một quá trình phấn đấu bền bỉ, liên tục của tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty. Trong đó có sự đóng góp của Phòng Kế toán tài chính.

Cùng với sự lớn mạnh của Công ty, phòng Kế toán tài chính đã có những biến đổi tiến bộ trong công tác tổ chức và nghiệp vụ chuyên môn của từng người. Cụ thể, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức phù hợp với yêu cầu của công việc, phù hợp với năng lực, trình độ, trình độ chuyên môn của mỗi cán bộ trong phòng. Hiện nay, với yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý và trình độ khoa học kỹ thuật phát triển, phòng Kế toán đã thường xuyên chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ phòng. Ngoài các đồng chí đã có trình độ đại học, hiện nay phòng đã cử tiếp các đồng chí khác còn lại theo học lớp đại học tài chính chuyên ngành kế toán.

Với bộ máy gọn, sự phân biệt rõ ràng và với trình độ chuyên môn giữa các cán bộ trong phòng khá đồng đều, nên đã tạo ra sự ăn khớp, nhịp nhàng giữa các phần hành kế toán, giữa các thành phần kế toán liên quan đã có sự cung cấp số liệu chi tiết và tổng hợp cho nhau một cách kịp thời, chính xác nhằm thực hiện tốt công tác kế toán.

Xét riêng về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty trong thời gian qua, nhìn chung có nhiều tiến bộ. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí, đối tượng tính giá thành là hợp lý và có căn cứ khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán cũng như công tác quản lý. Giá thành sản xuất

sản phẩm áp dụng phương pháp giản đơn, vừa thuận tiện trong việc tính giá thành (nhanh và đơn giản) lại vẫn đảm bảo được mức độ chính xác. Nhìn chung , công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất sản phẩm đảm bảo tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với điều kiện cụ thể Công ty. Đồng thời đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý hạch toán kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để Công ty thực hiện việc tiết kiệm chi phí, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. Đây là những mặt tích cực ưu điểm mà Công ty đã đạt được. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm vẫn còn có những điểm chưa hợp lý, chưa hoàn thiện.

Những mặt hạn chế trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất sản phẩm ở Công ty.

Thứ nhất: Theo quy định của chế độ kế toán hiện hành thì những khoản thiệt hại về tài sản hỏng trong quá trình sản xuất phải loại trừ ra khỏi giá thành sản xuất sản phẩm, tức là những chi phí để chế tạo ra sản phẩm đó phải được loại khỏi tổng chi phí tập hợp. Nhưng trong thực tế tại Công ty, Phòng Kế toán không tổ chức theo dõi những chi phí bỏ ra chế tạo sản phẩm hỏng.

Thứ hai: Về khoản chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất. Hiện nay Công ty đang áp dụng cách tính khấu hao theo đường thẳng theo bảng đăng ký trích khấu hao hàng năm do Phòng Tài chính doanh nghiệp - Sở Tài chính vật tư giá duyệt. Sau đó tiến hành phân bổ cho các loại sản phẩm trong kỳ hoàn thành dựa trên chi phí sản xuất chung theo kế hoạch. Thực tế cho thấy rằng ở Công ty dây chuyền sản xuất nước giải khát hoàn toàn khác biệt với dây chuyền sản xuất các mặt hàng đồ hộp như: Vải lọ, Nhãn, Dưa, hàng đồ hộp …Vì vậy nên chăng phòng kế toán tách biệt khoản chi phí khấu hao của hai phân xưởng: Phân xưởng nước giải khát (để tính vào giá thành sản xuất mặt hàng bia), phân xưởng công nghệ (để tính vào giá thành sản xuất mặt hàng: Vải, nhãn, dưa …đóng hộp). Có như vậy sẽ đảm bảo độ chính xác hơn nữa giá thành sản xuất của từng mặt hàng.

Thứ ba: Khoản mục cho chi phí sản xuất chung ở Công ty theo dõi trên sổ cái TK 627. Dựa trên các sổ kế toán chi tiết và các chứng từ kế toán liên quan như: SVTH: Nguyễn Thị Thuần Lớp: 43K10106

bảng phân bổ vật liệu, bảng phân bổ tiền lương và BHXH …, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung của toàn doanh nghiệp. Như vậy chi phí sản xuất chung không được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí. Do đó việc quản lý khoản chi phí này sẽ không sát sao, khó đối chiếu theo dõi sổ sách kế toán.

Thứ tư: Về chi phí công cụ, dụng cụ phát sinh trong tháng. Tuy rằng trong tháng 11 năm 2006 chi phí này phát sinh không lớn nhưng kế toán hạch toán cả vào chi phí của tháng này toàn bộ giá trị thực tế của công cụ, dụng cụ xuất kho là chưa đảm bảo được tính hợp lý và chính xác. Bởi vì có một số loại công cụ, dụng cụ xuất dùng trong tháng này nhưng lại có giá trị sử dụng trong nhiều tháng sau đó. Do vậy kế toán cần phải tiến hành phân bổ chi phí này để sao cho đảm bảo được sự đồng đều về chi phí giữa các tháng đó, góp phần ổn định giá thành sản xuất sản phẩm.

Cuối cùng là việc mở sổ chi tiết của TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Thiết nghĩ đây là một điều mà Phòng Kế toán của Công ty nên làm, nhằm theo dõi một cách chi tiết hơn, sát sao hơn, đầy đủ hơn về những chi phí ra để sản xuất chế tạo ra mỗi loại sản phẩm trong từng tháng.

2. Những ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần Hà Hưng

Một phần của tài liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất tại công ty cổ phần hà hưng (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w