Thị trường ngoại hối Việt Nam thực sự sôi động từ sau khi Việt Nam mở cửa – gia nhập vào nền kinh tế thế giới. Tận dụng tiềm năng kinh tế vốn có (nguyên liệu có sẵn trong nước, tài nguyên, lực lượng lao động dồi dào…) Việt Nam nhanh chóng có nhiều mối quan hệ hợp tác với nhiều “bạn hàng” nước ngoài. Do vậy, nhu cầu ngoại tệ càng trở nên “nóng” hơn bao giờ hết, nhà nhập khẩu lẫn nhà xuất khẩu đều mong muốn có đủ ngoại tệ để thực hiện hợp đồng xuất – nhập khẩu. Chính nhu cầu của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu cùng với một số cá nhân, tổ chức khác đã tạo nên yếu tố cung – cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
Thị trường ngoại hối Việt Nam tuy có bước phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của cá nhân, tổ chức trong nước. Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, nhu cầu ngoại tệ là rất lớn để thực hiện giao dịch, mua bán với “bạn hàng” nước ngoài. Tỷ giá hối đoái và cung cầu ngoại tệ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, làm biến đổi nhau. Khi mức cung ngoại tệ cao hơn cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối sẽ làm giảm giá bán ngoại tệ, cũng có nghĩa là đồng nội tệ có giá so với đồng ngoại tệ, hệ quả là nhiều nhà đầu tư ồ ạt mua ngoại tệ vào “găm giữ” chờ khi nguồn cung “cạn kiệt” sẽ tung ra thị trường để thu lợi. Một khi nguồn cung đã “cạn kiệt” thị trường càng trở nên “khát” ngoại tệ hơn, khi đó cầu lớn hơn cung sẽ đẩy giá bán ngoại tệ tăng cao làm cho thị trường càng trở nên bất ổn. Tuy nhiên, những việc này chỉ thực
hiện được trên thị trường chợ đen vì “không” bị ràng buộc bởi ngân hàng nhà nước. Trong thực tế, cung cầu ngoại tệ được thực hiện trên thị trường chính thức – thị trường các ngân hàng thương mại, tỷ giá hối đoái được qui định bởi ngân hàng nhà nước. Sự biến động của tỷ giá đều được ngân hàng nhà nước giám sát chặt chẽ. Những năm vừa qua cầu ngoại tệ luôn lớn hơn cung, do kim ngạch xuất – nhập khẩu đạt mức khá cao, các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động thương mại nhằm làm tăng lợi nhuận bằng cách hưởng chênh lệch giữa VND và USD. Tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu được thể hiện như sau:
Bảng 5.4: Tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu Việt Nam
Đơn vị tính: Triệu đô
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Xuất khẩu 32.447 39.826 48.561 62.685 75.861
Nhập khẩu 36.761 44.891 62.682 80.713 95.534
Tổng 69.208 84.717 111.243 143.398 171.395
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam. Đọc ngày 26/04/2010).
Tổng giá trị xuất – nhập khẩu kể từ năm 2005 đến năm 2009 luôn tăng. Cụ thể vào năm 2005 tổng giá trị xuất – nhập khẩu chỉ ở mức 69.208 triệu đô nhưng đến năm 2009 con số này đã ở mức 171.395 triệu đô, tăng hơn 2 lần so với năm 2005. Chính vì thị trường xuất – nhập khẩu “sôi động” nên nhu cầu ngoại tệ là rất lớn, do đó các ngân hàng thương mại không đủ sức cung ứng ra thị trường làm cho thị trường thiếu ngoại tệ trầm trọng. Ngoài việc các ngân hàng thương mại phải đảm bảo lượng ngoại tệ để lưu chuyển trong ngân hàng, các ngân hàng thương mại còn phải đáp ứng đủ tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho ngân hàng nhà nước. Trong giai đoạn năm 2005 ngân hàng nhà nước còn thắt chặt việc cung ứng ngoại tệ ra thị trường bằng chính sách thắt chặt dự trữ ngoại hối bằng văn bản “số: 425/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi khoản 3, điều 7 và khoản 3, điều 18 quy chế tổ chức thực hiện những nhiệm vụ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước ban hành kèm theo quyết định số 653/2001/QĐ-NHNN ngày 17/05/2001 của thống đốc ngân hàng nhà nước” (nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam). Chính sách này đã làm cho thị trường ngoại hối càng trở “khao khát” ngoại tệ hơn, do đó nhằm làm dịu bớt “cơn khát” ngoại tệ của thị trường nên ngân hàng nhà nước đã ban hành chính sách ngày 12/12/2008 nhằm mở rộng phạm vi cung ứng ngoại tệ ra thị trường. Tính đến thời điểm năm 2009 cung – cầu ngoại tệ đã có xu hướng dịu bớt đi sự “nóng bỏng” vốn có trước đó nhưng vẫn chưa thật sự ổn định, tương lai cầu ngoại tệ vẫn sẽ ở mức cao để đảm bảo cho thương mại phát triển.
Tóm lại, trong thời gian qua thị trường ngoại hối không ổn định, chính sách quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước ban hành ngày một nhiều hơn, tỷ giá giao dịch ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại nằm trong trạng thái giảm nhẹ. Chính sách quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước đã làm tỷ giá giao dịch trên thị trường chính thức tiến gần đến tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do, chênh lệch giữa hai thị trường này được rút ngắn, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh, mua bán.
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN CHUNG
Tóm lại, thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy, chính sách quản lý thị trường ngoại hối của ngân hàng nhà nước trong thời gian qua có tác dụng, mang lại hiểu quả cho hoạt động của thị trường ngoại hối. Ngân hàng nhà nước kiểm soát được một phần sự biến động của tỷ giá dựa vào các chính sách này trong một phạm vi nhất định, ít nhất trên thị trường chính thức của các ngân hàng thương mại.
Mặt khác, đề tài nghiên cứu còn chỉ ra mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cung – cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, sự tác động qua lại giữa xuất – nhập khẩu và tỷ giá hối đoái. Đặc biệt là mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các chính sách quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước. Từ kết quả nghiên cứu này, ta thấy được sự cần thiết của chính sách chính phủ đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối trên thị trường này và từ đây ngân hàng nhà nước cũng cần có những chính sách phù hợp hơn, bám sát với những biến động của thị trường, tạo môi trường kinh doanh ngoại hối ổn định và bền vững.
Có thể nói chính sách tỷ giá trong thời gian qua đã có sự điều chỉnh căn bản, đã nêu rõ nguyên tắc xác định tỷ giá, tính thị trường được thừa nhận, sự điều tiết, quản lý của ngân hàng nhà nước là khá rõ, các ngân hàng thương mại tuy có sự kiểm soát của ngân hàng nhà nước nhưng quyền tự chủ được đề cao. Ngân hàng nhà nước đã tôn trọng cơ chế thị trường và chủ động hơn trong việc điều hành tỷ giá phù hợp với mục tiêu chính sách nhà nước. Việc lựa chọn chính sách tỷ giá dựa trên cung – cầu thị trường và điều hành tỷ giá theo cơ chế linh hoạt có sự quản lý nhà nước là đúng đắn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
10/2008. Bài thảo luận chính sách số 1: Tình trạng bất ổn vĩ mô: Nguyên nhân và phản ứng chínhsách [trực tuyến]. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Đọc từ:
http://www.fetp.edu.vn/Research_casestudy/PolicyPapers/PP002_Policy_Memo_1V.p df. (Đọc ngày 19.03.2010)
10/2008. Bài thảo luận chính sách số 2: Vượt qua khủng hoảng và tiếp tục đẩy mạnh cải cách [trực tuyến]. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Đọc từ:
http://www.fetp.edu.vn/Research_casestudy/PolicyPapers/PP003_Policy_Memo_2V.p df. (Đọc ngày 19.03.2010)
10/2008. Bài thảo luận chính sách số 3: Nguyên nhân sâu xa về mặt cơ cấu của bất ổn vĩ mô [trực tuyến]. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Đọc từ:
http://www.fetp.edu.vn/Research_casestudy/PolicyPapers/PP004_18092008V.pdf. (Đọc ngày 19.03.2010)
10/2008. Bài thảo luận chính sách số 4: Thay đổi cơ cấu: Giải pháp kích thích có hiệu lực duy nhất [trực tuyến]. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Đọc từ:
http://www.fetp.edu.vn/Research_casestudy/PolicyPapers/PP005_31122008V.pdf. (Đọc ngày 21.03.2010)
David Dapice. 19.03.2010. Lựa chọn thành công: Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai Việt Nam [trực tuyến]. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Đọc từ:
http://www.fetp.edu.vn/Research_casestudy/PolicyPapers/PP001_Choosing_Success_ V.pdf.. (Đọc ngày 19.03.2010).
‘Không ngày tháng’. Bãi bỏ Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006 về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài và Quyết định số 11/2007/QĐ-NHNN ngày 15/03/2007 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 03/2006/QĐ-NHNN [trực
tuyến]. Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Đọc
từ:http://www.sbv.gov.vn/vn/CdeQLNH/cdeQlnh.jsp.. (Đọc ngày 21.03.2010)
‘Không ngày tháng’. Một số vấn đề về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam. Cty TNHH Tài Liệu Trực Tuyến Vi Na. Đọc từ http://www.tailieu.vn. Đọc ngày: (20/03/2010).
‘Không ngày tháng’. Thông tin thống kê hàng tháng [trực tuyến]. Tổng cục thống kê Việt Nam.Đọc từ http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217. (Đọc ngày 26.04.2010). ‘Không ngày tháng’. Qui định việc mua – bán ngoại tệ của một số tập đoàn, tổng công ty
nhà nước [trực tuyến]. Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Đọc từ:
http://www.sbv.gov.vn/vn/CdeQLNH/cdeQlnh.jsp. (Đọc ngày 20.03.2010)
‘Không ngày tháng’. Viet Nam: Finalcial Position in the Fund as of December 30.2005.
International Montery Fund. Đọc từ:
http://www.imf.org/external/np/fin/tad/exfin2.aspx?
memberkey1=1060&date1Key=2005-12-30. Đọc ngày 20/03/2010.
Trần Thanh Hải, 21/11/2005.Thực trạng tình hình ngoại hối Việt Nam [trực tuyến]. Cty
TNHH Tài Liệu Trực Tuyến Vi Na. Đọc từ: http://www.tailieu.vn. (Đọc ngày