CẤU TRÚC TỔNG QUÁT CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN

Một phần của tài liệu ĐỒ án điện tử CÔNG SUẤT (Trang 27)

Hệ điều khiển chỉnh lưu có hai loại: hệ đồng bộ và hệ không đồng bộ

- Hệ đồng bộ có ưu điểm là hoạt động tốt, ổn định dễ thực hiện; nhược điểm là hay nhiễu lưới điện.

- Hệ không đồng bộ chống nhiễu lưới điện tốt hơn nhưng kém ổn định.

Hiện nay, đa số mạch điều khiển chỉnh lưu thực hiện theo hệ đồng bộ, vì vậy ta chỉ xét hệ này

* Các nguyên tắc tạo xung điều khiển.

Có hai nguyên tắc điều khiển sau:

- Nguyên tắc điều khiển ngang.

- Đồ thị bên dưới minh họa nguyên tắc điều khiển ngang khâu đồng bộ (ĐB) thường tạo ra điện áp hình sin có góc lệch pha cố định so với điện áp lực. Khâu dịch pha (DF) có nhiệm vụ thay đổi góc pha của điện áp ra theo tác động của điện áp điều khiển. Xung

điều khiển được tạo thành ở khâu tạo xung (TX) vào thời điểm điện áp dich pha (UDF)

qua điểm 0. Xung này nhờ khâu (KĐX) được tăng đủ công suất được giữ tới cực điều khiển của van. Như vậy, góc điều khiển α hay thời điểm phát xung mở van thay đổi nhờ sự tác động của Udk làm điện áp UDF di chuyển theo chiều ngang của trục thời gian.

Hình 3.2: Đồ thị minh họa

- Nguyên tắc điều khiển thẳng đứng.

Hình 3.3: Sơ đồ khối điều khiển tuyến tính thẳng đứng

Trong nguyên tắc này thời điểm phát xung mở hay góc điều khiển thay ddoiordo sự thay đổi trị số của Udk , ở đồ thị dưới đây đó là sự di chuyển theo chiều thẳng đứng của trục biên độ. Đa số mạch điều khiển thực tế sử dụng phương pháp này.

Hình 3.4: đồ thị theo nguyên tắc thẳng đứng tuyến tính

Một phần của tài liệu ĐỒ án điện tử CÔNG SUẤT (Trang 27)