IV. BỆNH TỰ MIỄN DỊCH
3. CƠ CHẾ BỆNH SINH
Có 3 yếu tố tham gia: Di truyền, môi trường, miễn dịch.
Yếu tố di truyền:
• Theo nghiên cứu: khi mẹ / cha mắc tiểu đường type 1=> con có tỷ lệ mắc bệnh 1%. Khi cả cha và mẹ bị tiểu đường type 1 => con có tỷ lệ mắc bệnh 10%.
• Gen gây tiểu đường type 1 có nhiễm sắc thể số 11 giống nhau.
• Những trẻ sinh đôi đồng hợp tử cùng trứng (monzygotic twins) bị mắc tiểu đường không đồng đều chiếm gần 50% trường hợp.
• Những người Ấn Độ sống ở Alaska bị tiểu đường ít hơn thân nhân của họ sinh sống ở quê nhà.
=>Không phải tất cả các trường hợp là di truyền và còn có yếu tố môi trường trong biểu hiện bệnh.
Yếu tố môi trường:
• Hậu quả của sự nhiễm trùng, nhiễm độc làm tổn thương tụy, hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy tế bào β tụy. Yếu tố môi trường kết hợp với tổn thương chức năng tế bào đảo tụy bao gồm virus (rubella, virus coxsackie B4), tác nhân độc hóa học, và các chất độc hủy hoại tế bào khác như hydrogen cyanide từ bột sắn hư hỏng.
• Cơ chế bệnh sinh liên quan đến yếu tố nguy cơ nhiễm virus ( virus quai bị, sởi, Coxsackie B4): Gene “nhạy cảm” nhiễm gây viêm tuyến tụy.
Quá trình hoạt hóa tế bào lympho T + thâm nhiễm tiểu đảo của tuyến tụy => xuất hiện ĐƯMD qua trung gian tế bào. Các kháng thể độc tế bào này sẽ được tạo thành và phá hủy tế bào tuyến tụy.
Cơ chế bệnh sinh của tiểu đường type I liên quan đến hệ thống kháng nguyên HLA - DR3, - DR4, - B8, - B15.
Yếu tố miễn dịch: