Qua kết quả nghiên cứu "Vai trò của cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp cho con trong gia đình công nhân, lao động thành phố Hà Nội " (Nghiên cứu trường hợp tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), đề tài xin đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghề nghiệp của lớp trẻ Việt Nam nói chung cũng như ở thành phố Hà Nội nói riêng.
2.1. Đối với cha mẹ
- Cha mẹ cần có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của mình trong gia đình, tầm quan trọng của việc chăm sóc và giáo dục con để từ đó có những quyết định hợp lý khi tham gia vào việc định hướng bậc học và nghề nghiệp cho con cái.
- Cha mẹ nên cố gắng đầu tư hết khả năng của mình cho con cả về vật chất lẫn tinh thần, quan tâm hình thành ở con nhu cầu hiểu biết, động cơ học không ngừng để tự khẳng định mình, giúp con có phương pháp và kỹ năng học, biến các thông tin thu được thành tri thức của bản thân.
- Cha mẹ không nên áp dụng một cách cứng nhắc các phương pháp giáo dục áp đặt, bắt buộc mà phải dựa vào khả năng của con để hướng dẫn, định hướng cho con một cách hợp lý nhất.
- Trong việc chọn nghề cho con, cha mẹ cần căn cứ vào thực tế, nhu cầu xã hội, không nên chạy theo ảo vọng. Cha mẹ không nên có thành kiến với một số nghề trong xã hội như: lao động phổ thông, tay chân là nghề thấp hèn mà chỉ trọng những công việc của kỹ sư, cán bộ hành chính, kỹ sư. Không đánh giá đúng năng lực của con nên dẫn tới động cơ chọn nghề sai, ảnh hưởng đến tương lai sau này của con trẻ.
2.2. Đối với bản thân trẻ
Căn cứ vào đặc điểm và tính chất của cơ cấu thị trường lao động xã hội có thể phát hiện được xu hướng phân hóa và chuyên môn hóa lao động trong xã hội hiện đại. Một số tác giả dự báo rằng, khoảng cách giữa thị trường lao động và người lao động ngày một tăng lên. Một số nghề được trả công ngày càng tăng lên. Một số nghề được trả công ngày càng cao, được nhiều người hâm mộ, coi trọng trong khi một số nghề khác bị coi rẻ, trả công thấp. Tuy nhiên, với sự bùng nổ thông tin và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học và công nghệ ứng dụng trong sản xuất, biến đổi ngành nghề theo xu hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, đòi hỏi các cá nhân phải năng động, sáng tạo và không ngừng trau dồi năng lực, phẩm chất và các kỹ năng lao động.
Dưới tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường thì nhu cầu của thanh niên là con của cha, mẹ là công nhân, lao động ngày càng cao hơn, họ ngày càng thực tế hơn. Đa phần lớp trẻ hiện nay đều mong muốn được lao động trong thị trường lao động hạng nhất nghĩa là loại công việc được trả công cao và có uy tín, được xã hội tôn trọng…xét đến cùng, mọi nỗ lực của gia đình công nhân, lao động-đặc biệt là vai trò của cha, mẹ và bản thân con trong suốt quá trình học tập, làm thêm…cũng chỉ đạt mục tiêu này. Đề tài đã nêu lên một yếu tố khá quan trọng từ phía con của cha mẹ-công nhân, lao động đó là yếu tố học lực của con, yếu tố này cũng chi phối rất lớn đến việc đạt hiệu quả định hướng nghề nghiệp của cha, mẹ đối với con. Đối với con có học lực từ khá trở lên và có sở trường riêng sẽ định hướng dễ dàng và khác đối với con có học lực Trung bình, yếu, kém không có năng lực nào nổi bật. Tuy nhiên, một bộ phận con của cha, mẹ là công nhân, lao động chưa ý thức rõ được việc cần thiết phải có một công ăn việc làm ổn định để đảm bảo cuộc sống, mà họ chạy đua theo những ham muốn trước mắt, đua đòi, thích được thể hiện mình dẫn đến tình trạng sa vào các tệ nạn xã hội.
Cha mẹ có vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách về mặt chí hướng cho con và đưa ra những phương cách cho con hướng tới tương lai, sự nghiệp. Nhưng vai trò của con là tiếp thu những gì cha mẹ truyền lại. Luôn luôn kính trọng và nghe lời cha mẹ. Đồng thời con cũng có quyền đưa ra những quan điểm, ý tưởng của mình để cha mẹ cùng bàn bạc lựa chọn và giải quyết. Sau đây là một số cơ sở mà con có thể tham khảo khi lựa chọn nghề nghiệp:
Xem xét khả năng thiên hướng bản thân và điều mà bản thân thực sự quan tâm trong cuộc sống là gì? ( Thu nhập, đúng chuyên môn, xã hội coi trọng,...)
Khả năng thành công của bản thân khi làm công việc đó như thế nào? Từ đó con lên một tiến trình cho bản thân về định hướng nghề nghiệp:
* Xác định mục đích và giá trị cuộc sốngXác định sở thích nghề nghiệpXác định kỹ năng cần thiết cho công việc đóLiệt kê, lựa chọn những nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
- Thái độ, tư duy tích cực, chuyên môn vững vàng.
- Tăng cường tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng giao tiếp, thực hành, chịu trách nhiệm bản thân, xử lý tình huống.
- Có ý thức nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Tự tin, tăng cường học hỏi, rèn khả năng phân tích tư duy cá nhân.
2.3. Đối với xã hội
Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương sở tại nên đẩy mạnh thực hiện các biện pháp giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ đặc biệt là cha mẹ làm nghề công nhân, lao động về học vấn và nghề nghiệp, xóa bỏ những tư tưởng, những quan niệm lạc hậu, sai lầm trong việc chăm sóc và giáo dục con. Cố gắng thực hiện chính sách giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục, toàn dân tham gia giáo dục để "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài".
Cần phải mở rộng quy mô đào tạo theo hướng đa cấp, đa bậc, đa nghề, tăng chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Cần phải tìm ra cách thức đào tạo, phương pháp giảng dạy phù hợp để đưa kiến thức khoa học đến với đông đảo thanh niên nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn lao động nhằm góp phần hoàn thiện mỗi cá nhân cũng như quá trình phát triển của đất nước.
Quy mô đào tạo ở các trường đại học - cao đẳng cần phải điều chỉnh lại cho hợp lý khi có ngành mở rộng quá, có ngành lại thu hẹp không cần thiết. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một số ngành nghề được ưa chuộng như: tin học, ngoại ngữ... trong khi những ngành khoa học cơ bản lại không được thế hệ trẻ quan tâm. Vì vậy ngay từ bây giờ không chỉ ngành giáo dục vào cuộc, quan niệm đánh giá của xã hội, của các bậc cha mẹ cũng như suy nghĩ của người học cũng cần thay đổi. Có như vậy mới giải quyết được vấn đề nhân lực cho các ngành trong xã hội, đáp ứng yêu cầu của thời đại mới và tránh lãng phí trong đào tạo mà không đem lại hiệu quả. Nhà nước cần có những chính sách phù hợp để những người lao động có trình độ tay nghề, có học thức được làm đúng với sở trường và năng lực của họ,
tránh tình trạng những người có trình độ, chuyên môn không tìm được việc làm hay không được làm đúng nghề mà mình đã được đào tạo. Hiện nay, có phong trào cho con đi du học nghề và du học Cao đẳng, Đại học, Sau đại học ở nước ngoài, nhà nước cần có những tìm hiểu và định hướng cụ thể về vấn đề du học này và tạo hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho lao động Việt Nam học tập, nâng cao tay nghề phục vụ đất nước.
Ngoài ra, Nhà nước và địa phương cụ thể là quận Hai Bà Trưng cần có nhiều chính sách và quỹ giúp đỡ, tạo điều kiện cho con em gia đình công nhân, lao động được đi học các bậc học cao một cách có hiệu quả, tránh lãng phí nhân tài quốc gia.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chung Á-Nguyễn Đình Tấn: Chủ biên (1997), Nghiên cứu Xã hội học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
2. Mai Huy Bích (1993), Đặc điểm gia đình đồng bằng Sông Hồng, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội
3. Bilton, Tony và người khác (1993), Nhập môn Xã hội học,Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
4. TS. Ngô Thị Tuấn Dung (2012), Báo cáo tổng hợp, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ 2011-2012, Giá trị con cái trong gia đình Việt Nam hiện nay-những vấn đề đặt ra, Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện gia đình và giới
5. Phạm Tất Dong-Lê Ngọc Hùng (2008), Xã hội học, Nxb Thế giới, Hà Nội 6. Đại học Mở Bán công Thành phố Hồ Chí Minh (2000), Công tác tham vấn trẻ em, Tập 1, Tập 2, thành phố Hồ Chí Minh
7. Đảng bộ quận Hai Bà Trưng, Đảng ủy phường Vĩnh Tuy (2011), Báo cáo Tổng kết công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng năm 2011. Phương hướng nhiệm vụ, chỉ tiêu và giải pháp năm 2012, số 64-BC/DU, Phường Vĩnh Tuy, ngày 23 tháng 12 năm 2011
8. Đảng bộ quận Hai Bà Trưng, Đảng ủy phường Quỳnh Mai (2013), Báo cáo tổng kết việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng năm 2012, định hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2013, số 115-BC/ĐU, ngày 17 tháng 1 năm 2013
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
10. Đảng bộ quận Hai Bà Trưng, Đảng ủy phường Vĩnh Tuy (2012), Báo cáo Việc lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa X) về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên và việc đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý, điều hành của các cấp Chính quyền trên địa bàn phường Vĩnh Tuy, số 74-BC/ĐU, Vĩnh Tuy, ngày 19 tháng 3 năm 2012
11. Trần Thị Minh Đức (1996), Tâm lý học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội 12. G. Endrruweit: Chủ biên (1999), Các lý thuyết Xã hội học hiện đại, Nxb Thế giới
13. G.Endruvveit và Tromms dori (2000), Từ điển xã hội học,Bản địch từ tiếng Đức ra tiếng Việt, Nxb Thế giới, Hà Nội
14. Nhiều tác giả (1995), Gia đình và địa vị người phụ nữ trong xã hội, cách nhìn từ Việt Nam và Hoa Kỳ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
15. Lê Như Hoa (1993), Lối sống trong đời sống đô thị hiện nay, Viện Văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin Hà Nội
16. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Giáo trình dân số và phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
17. Lê Ngọc Hùng (2009), Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội
18. GS Tương Lai (1998), Vấn đề gia đình trong sự biến đổi và phát triển của xã hội, Tạp chí Xã hội học, số 3
19. Trịnh Duy Luân: Chủ biên (1996), Tìm hiểu môn Xã hội học đô thị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
20. Mac.Angghen tuyển tập, tập 6, Nxb Sự thật, Hà Nội
21. Nguyễn Thị Oanh (1996), Gia đình nhìn từ góc độ xã hội học, Đại học Mở Bán công thành phố Hồ Chí Minh
22. Ph.Angghen (1984), Nguồn gốc gia đình của chế độ tư hữu và Nhà nước 23. Hoàng Phi: chủ biên (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội
24. Vũ Hào Quang (2001), Định hướng giá trị của sinh viên-con em cán bộ khoa học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội
25. Quận ủy-Hội đồng nhân dân-Ủy ban nhân dân-Ủy ban mặt trận tổ quốc, Quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội (2011), Lịch sử cách mạng của đảng bộ và nhân dân quận Hai Bà Trưng giai đoạn 2000-2010, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội
26. Quận ủy- Hội đồng nhân dân-Ủy ban nhân dân-Ủy ban mặt trận tổ quốc, Quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội (2011), Quận Hai Bà Trưng 50 năm xây dựng và phát triển ( 31/5/1961-31/5/2011), Hà Nội, tháng 5-2011.
27. Nguyễn Đình Tấn (2000), Xã hội trong quản lý, Nxb Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
28. Lê Thái Thị Băng Tâm, Bài giảng “Xã hội học và gia đình”, ĐH Quốc gia Hà Nội
29. PGS. TS, Hoàng Bá Thịnh (2007), Giáo trình Xã hội học về giới, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
30. Thái Duy Tuyên (1994), Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên trong điều kiện kinh tế thị trường, Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX-07, Hà Nội
31. Tony Bilton (1993), Nhập môn xã hội học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
32. Ủy ban nhân dân Phường Vĩnh Tuy (2012), Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2012, phương hướng nhiệm vụ năm 2013, số 99/BC-UBND, Phường Vĩnh Tuy, ngày 20 tháng 12 năm 2012
33. Ủ y b a n quốc gia dân số và kế hoạch hoa gia đình (2000), Cấu trúc hộ gia đình và sức khỏe trẻ em, Hà Nội
34. Lê Ngọc Văn (1998), Gia đình Việt Nam và chức năng xã hội hóa, Nxb Giáo dục.
35. Viện Ngôn ngữ học (1998), Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 36. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển Tiếng Việt , Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội
BẢNG DANH MỤC CÁC CÔNG TY CÔNG NHÂN, LAO ĐỘNG LÀM VIỆC
Đề tài nghiên cứu công nhân làm việc trong các công ty có tên dưới đây thuộc 4 loại hình doanh nghiệp: 1. Doanh nghiệp Nhà nước, 2. Công ty cổ phần, 3. công ty tư nhân, 4. Công nhân, lao động tự do làm thuê.
1. Công ty cây xanh môi trường, ban quản lý quảng trường Ba Đình 2. Tổ công nhân phục vụ tang lễ thuộc Đài hóa thân hoàn vũ 3. Xí nghiệp may thuộc Công ty cổ phần vải sợi may mặc miền Bắc 4. Công ty chế biến lương thực, thực phẩm Hà Nội Vinh
5. Công ty chế biến gỗ
6. Công ty cổ phần bóng đèn Phích nước rạng Đông
7. Nhà máy dệt kim Đông Xuân thuộc Công ty cổ phần Dệt Kim Đông Xuân 8. Công ty cổ phần Bánh mứt kẹo Hải Châu
9. Nhà máy dệt thuộc Công ty Dệt 8-3 10. Công ty cổ phần may 10
11. Công ty cổ phần may Nhà Bè 12. Công ty cổ phần may Phú Hưng 13. Công ty cổ phần may Việt Tiến 14. Công ty cổ phần Nhựa Hà Nội 15. Công ty cổ phần sợi Hà Nội
16. Nhà máy Cao su Sao Vàng thuộc công ty Cao su Sao Vàng 17. Tổng Công ty Bia rượu nước giải khát Hà Nội
18. Công ty Hoài Đức Hà Nội 19. Công ty Phúc Hà
20. Công ty may X40 21. Công ty điện Hoàng Mai 22. Công ty may Đức Giang
23. Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Giầy Thượng Đình 24. Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên bao bì Đoàn Kết 25. Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên điện VN Stanly 26. Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên dệt 19/5 Hà Nội
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHXH&NV
KHOA XÃ HỘI HỌC
Hà Nội, ngày….tháng….năm 2013
Mã bảng hỏi:………….
Tên người phỏng vấn:………..
Thời gian, địa điểm phỏng vấn:………
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN (Về Định hướng nghề nghiệp của cha mẹ là công nhân, lao động cho con tại quận Hai Bà Trưng,Hà Nội) Để có thông tin phục vụ viết luận văn tốt nghiệp, chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vai trò của cha mẹ trong định hướng nghề nghiệp cho con trong gia đình công nhân, lao động thành phố Hà Nội”. Chúng tôi tiến hành thăm dò ý kiến của cha mẹ 2 phường Vĩnh Tuy và Quỳnh Mai thuộc quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Rất mong nhận được những ý kiến