Chính sách đào tạo nguồn nhân lực cuả Công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty CP đầu tư và thương mại dầu khí Nghệ An (Trang 45)

Chính sách đào tạo

Đào tạo: Công ty chú trọng đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; kỹ năng về quản lý đối với cán bộ quản lý, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cán bộ.

Đào tạo nhân viên mới: sau khi được tuyển dụng, nhân viên mới sẽ được Công ty tổ chức đào tạo để nắm rõ về nội quy lao động, trách nhiệm quyền hạn được giao, phương pháp và kỹ năng thực hiện công việc.

Đào tạo tại nơi làm việc: tuỳ thuộc vào kinh nghiệm, trình độ, năng lực của người nhân viên Công ty sẽ phân công công việc phù hợp từ đơn giản đến phức tạp, từ cấp thấp đến cấp cao hơn. Những nhân viên thuộc bộ phận nào sẽ được phụ trách bộ phận đó trực tiếp hướng dẫn, đào tạo và phân công.

Đào tạo không thường xuyên: Công ty khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và kinh phí cho người lao động nâng cao trình độ, kiến thức để làm việc cho Công ty hiệu quả hơn.

Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kế cận, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ SXKD của Công ty.

Chính sách đào tạo nguồn nhân lực được công ty khái quát tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 trong quy chế tổ chức và quản lý công tác đào tạo cuả công ty CP đầu tư và thương mại Dầu khí Nghệ An:

Điều 6. Các loại hình, hình thức đào tạo:

- Các loại hình đào tạo: Đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kèm cặp, thực tập, đào tạo theo dự án, theo hợp đồng mua vật tư, thiết bị, nghiên cứu, đào tạo công nhân kỹ thuật, đại học, sau đại học, chính trị...

- Các hình thức đào tạo: Đào tạo dài hạn, ngắn hạn, chính quy, tại chức, tập trung, không tập trung…

Điều 7. Đối tượng đào tạo: Toàn thể CBCNV có hợp đồng lao động từ 01 năm trở lên được quy định tại Điều 2. Trong trường hợp cần thiết, giáo viên một số trường đại học, cán bộ của một số bộ, ngành và tổ chức liên quan được mời tham dự các khoá đào tạo.

Điều 8. CBCNV của Công ty có tinh thần tránh nhiệm, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ phù hợp với nội dung các khoá đào tạo và phù hợp với nhu cầu đào tạo, không trong thời gian bị thi hành kỷ luật về Đảng hoặc Chính quyền từ khiển trách trở lên,đều được xem xét cử đi (hoặc cho phép đi) đào tạo ở trong nước và ngoài nước.

Việc học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ dưới mọi hình thức, loại hình là quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi CBCNV. Công ty khuyến khích, tạo điều kiện cho CBCNV tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình.

2.2.3. Lập kế hoạch đào tạo và sử dụng kinh phí đào tạo của công ty

Kế hoạch đào tạo của các Phòng, Ban và Đơn vị:

- Kế hoạch đào tạo hàng năm của các Phòng, Ban và Đơn vị được xây dựng riêng, cụ thể trên cơ sở nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Đơn vị và được trình duyệt cùng với kế hoạch SXKD.

- Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, Phòng, Ban và Đơn vị có trách nhiệm báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo năm trước và kế hoạch đào tạo năm tiếp theo gửi Công ty.

- Kế hoạch đào tạo của Công ty được xây dựng trên cơ sở chiến lược SXKD, chiến lược phát triển nguồn nhân lực, quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ chủ chốt, yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ CBCNV, nguồn kinh phí dành cho công tác đào tạo và các nguồn tài chính khác.

- Hàng năm, các Phòng, Ban và Đơn vị căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ kế hoạch phát triển, lập nhu cầu đào tạo cán bộ cho năm sau gửi Công ty. Phòng TCHC tổng hợp và xây dựng kế hoạch đào tạo năm của Công ty để báo cáo Tổng giám đốc xem xét thông qua và trình HĐQT Công ty phê duyệt.

- Hàng năm Phòng TCNS phối hợp với Phòng KHKT lập báo thực hiện kế hoạch và chi phí đào tạo của năm trước liền kề để báo cáo Tổng giám và HĐQT

Trên cơ sở kế hoạch đào tạo hàng năm được HĐQT phê duyệt, Phòng TCNS phối hợp với các Phòng, Ban và Đơn vị liên quan tiến hành triển khai các khoá đào tạo trong kế hoạch..

Sau khi Tổng giám đốc cho phép triển khai các chương trình/khoá đào tạo: - Phòng TCNS được Tổng giám đốc uỷ quyền ký hợp đồng/thoả thuận với các cơ sở đào tạo để triển khai thực hiện.

- Phòng TCNS chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục lập dự toán, tạm ứng, thanh quyết toán chi phí đào tạo theo từng hợp đồng/thoả thuận đào tạo.

Đối với các khoá đào tạo do Đơn vị thực hiện, sử dụng kinh phí SXKD Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm:

- Phê duyệt cơ sở đào tạo, danh sách CBCNV được cử đi đào tạo, dự toán chi phí đào tạo của từng khóa đào tạo trên cơ sở kế hoạch năm đã được Công ty phê duyệt.

- Ký hợp đồng/thoả thuận với cơ sở đào tạo và thanh toán, quyết toán chi phí đào tạo theo từng hợp đồng/thoả thuận đào tạo.

QUY TRÌNH ĐÀO TẠO

Lưu đồ

Trách nhiệm Tiến trình Mô tả/Biểu mẫu

Các phòng, các bộ phận

B1. BM07.05 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giám đốc Công ty

Phòng TCNS B2.BM07.06

Giám đốc Công ty Phòng TCNS, các phòng, các bộ phận, cán bộ liên quan B3. Các cán bộ liên quan B4. Xác định nhu cầu đào tạo Lập kế hoạch đào tạo Xem xét Tổ chức đào tạo Xem xét phê duyệt

Đánh giá hiệu lực đào tạo

Phòng TCNS B5

Tiến trình trải qua các bước sau: B1. Xác định nhu cầu đào tạo:

Lãnh đạo các phòng, bộ phận trách nhiệm xác định nhu cầu đào tạo của phòng, bộ phận mình theo biểu mẫu BM.07.05 và trình giám đốc xem xét, phê duyệt.

Căn cứ để xác định nhu cầu đào tạo là:

1) Khả năng hiện tại của CBCNV so với yêu cầu công việc đòi hỏi. 2) Chuyển đổi công việc.

3) Định hướng phát triển của Công ty.

B2. Lập kế hoạch đào tạo:

Kế hoạch đào tạo do Phòng TCNS lập trên cơ sở các phiếu yêu cầu đã được phê duyệt. Phòng TCNS kết hợp với các phòng, bộ phận liên quan xây dựng nội dung kế hoạch đào tạo trong đó bao gồm các nội dung :

- Danh sách CBCNV cần đào tạo. - Thời gian đào tạo

- Nội dung chương trình đào tạo - Địa điểm đào tạo

- Kinh phí đào tạo

- Các yêu cầu cần đạt được sau thời gian đào tạo.

Sau khi xây dựng xong kế hoạch đào tạo phòng TCNS trình giám đốc xem xét, phê duyệt.

B3. Tổ chức đào tạo:

Trên cơ sở kế hoạch đào tạo đã được giám đốc phê duyệt, phòng TCNS có trách nhiệm phối hợp với các bộ phận, phòng liên quan để tổ chức thực hiện.

Đào tạo bên ngoài:

Trường hợp đào tạo bên ngoài : Phòng TCNS có trách nhiệm phối hợp với bộ phận, phòng liên quan của Công ty liên hệ với các tổ chức bên ngoài để gửi các CBCNV ra ngoài đào tạo.

Đào tạo nội bộ:

Trường hợp đào tạo nội bộ: Phòng TCNS có trách nhiệm liên hệ chuẩn bị Giảng viên, phòng học, tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo (nếu cần).

B4. Đánh giá hiệu lực đào tạo:

Đào tạo nội bộ:

Trường hợp đào tạo nội bộ: Các giảng viên có trách nhiệm chuẩn bị các bài kiểm tra, hình thức kiểm tra sau khi đào tạo và gửi kết quả kiểm tra đến phòng TCNS để theo dõi theo biểu mẫu BM.07.06.

Đối với đào tạo bên ngoài:

Trường hợp đào tạo bên ngoài: Các CBCNV tham gia các khoá đào tạo bên ngoài khi kết thúc khoá đào tạo phải nộp các chứng chỉ, bằng cấp liên quan tới phòng TCNS để theo dõi. Trường hợp đào tạo không cấp văn bằng chứng chỉ thì mỗi người phải làm một bài thu hoạch cuối khoá học và gửi về phòng TCNS để theo dõi.

B5. Theo dõi đào tạo:

Phòng TCNS có trách nhiệm theo dõi đào tạo cá nhân. Sau khi người được đào tạo gửi kết quả đào tạo thì nhân viên theo dõi đào tạo có trách nhiệm cập nhập vào hồ sơ của từng cá nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hồ sơ:

STT Tên hồ sơ Mã hiệu Nơi lưu Thời gian lưu

1 Phiếu yêu cầu tuyển dụng BM.07.01 Phòng TCNS 02 năm

2 Kế hoạch tuyển dụng lao động BM.07.02 Phòng TCNS 02 năm

3 Thông báo tuyển dụng (nếu có) Phòng TCNS 02 năm

4 Báo cáo kết quả BM.07.03 Phòng TCNS 02 năm

STT Tên hồ sơ Mã hiệu Nơi lưu Thời gian lưu

6 Hợp đồng lao động Phòng TCNS Lâu dài

7 Phiếu xác định nhu cầu đào tạo BM.07.05 Phòng TCNS 02 năm

8 Kế hoạch đào tạo Phòng TCNS 02 năm

9 Báo cáo kết quả đào tạo BM.07.06 Phòng TCNS 02 năm

10 Văn bằng, chứng chỉ Phòng TCNS Lâu dài

Phụ lục:

• Phiếu yêu cầu tuyển dụng BM.07.01

• Kế hoạch tuyển dụng lao động BM.07.02

• Báo cáo kết quả BM.07.03

• Báo cáo kết quả thử việc BM.07.04

• Phiếu yêu cầu đào tạo BM.07.05

• Báo cáo kết quả đào tạo BM.07.06

Quy trình đào tạo của Công ty CP Đầu tư và thương mại Dầu Khí Nghệ An

Người biên soạn Người soát xét Phê duyệt Họ và tên Nguyễn Thị Lê Trâm Trần Đình Quang Đường Hùng Cường Chức vụ Q.Trưởng phòng TCNS P.Tổng giám đốc Tổng giám đốc Chữ ký

1. Người có liên quan phải nghiên cứu và thực hiện đúng các nội dung của quy trình này. 2. Nội dung trong quy trình này có hiệu lực thi hành như sự chỉ đạo của lãnh đạo.

3. Mỗi bộ phận chỉ được phân phối 01 bản. Khi các bộ phận có nhu cầu phân phối thêm tài liệu phải đề nghị với thư ký ISO để có bản đóng dấu có kiểm soát.

Nơi nhận: (Ghi rõ nơi nhận rồi đánh dấu X vào ô hình vuông bên cạnh).

 Đại diện Lãnh đạo về Chất lượng  Phòng Tổ chức nhân sự

 Sàn Giao dịch BĐS  Phòng Hành chính tổng hợp

 Ban Quản lý dự án  Phòng Tài chính Kế toán

* Mục đích:

Qui trình này qui định một phương pháp thống nhất trong việc tuyển dụng lao động và đào tạo cán bộ trong Công ty nhằm đảm bảo CBCNVC có đủ năng lực làm việc.

* Phạm vi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Áp dụng trong toàn Công ty về tuyển dụng và đào tạo đối với tất cả cán bộ công nhân viên.

* Tài liệu liên quan:

- Bộ luật Lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

* Định nghĩa:

GĐ : Giám đốc.

TP : Trưởng phòng.

HĐLĐ: Hợp đồng lao động. NLĐ : Người lao động.

2.2.4. Chính sách phát triển Nguồn Nhân Lực của Công ty

Công ty tiếp tục nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn hóa các chức danh, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CBCNV; Quy hoạch xây dựng đội ngũ CBCNV trong toàn Công ty theo chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn; Sắp xếp bố trí lại tổ chức và cán bộ phù hợp với năng lực sở trường của từng người nhằm phát huy hết khả năng của CBCNV.

Tiếp tục đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn, bồi dưỡng cho CBCNV có đủ năng lực để phục vụ lâu dài cho Công ty.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực của công ty được thể hiện tại Điều 4, điều 5 trong quy chế về tổ chức và quản lý công tac đào tạo của Công ty:

Điều 4. Công tác đào tạo và phát triển nhân lực được tiến hành nhằm xây dựng đội ngũ CBCNV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty.

Điều 5. Công tác đào tạo và phát triển nhân lực bao gồm: khảo sát, phân tích, đánh giá nhu cầu đào tạo, năng lực đỗi ngũ CBCNV; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty; triển khai thực

hiện kế hoạch đào tạo hàng năm; theo dõi, giám sát tư vấn công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các đơn vị.

- Tiếp tục triển khai các lớp học trên cơ sở nhu cầu đào tạo năm 2010-2011 đã được Tổng giám đốc phê duyệt trong đó có xét tới yếu tố chức danh cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và nhu cầu đội ngũ cán bộ kế cận.

- Chủ động nắm bắt chương trình đào tạo toàn ngành thông qua trung tâm đào tạo để có phương án phối hợp tổ chức các khóa đào tạo theo nhu cầu của Sở giao dịch.

- Tiếp tục phối hợp với ISO trong công tác đánh giá kết quả khảo sát nhu cầu đầu đào tạo thực tế, thiết kế chương trình đào tạo và triển khai một số khóa học kỹ năng cho cán bộ lãnh đạo cấp phòng và Giám đốc.

- Chủ động thực hiện khảo sát thực tế về nhu cầu đào tạo theo chức danh cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo và phối hợp với các tổ chức đào tạo có uy tín và chất lượng để triển khai các khóa đào tạo cụ thể trong.

- Chú trọng công tác tự đào tạo do các phòng tổ chức, khuyến khích cán bộ tự đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.

2.2.5. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được công ty xem là vấn đề tiên quyết vì hiện nay để phát triển bền vững, tổ chức cần việc tổ chức đào tạo còn phụ thuộc vào chương trình đào tạo của Công ty CP đầu tư và thương mại dầu khí Nghệ An.

- Các khóa đào tạo chủ yếu tập trung vào đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ chưa chú trọng đào tạo kỹ năng như kỹ năng quản lý con người, phát triển cá nhân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm…

- Việc xây dựng kế hoạch đào tạo chưa được chú trọng đúng mức, về cơ bản vẫn dựa trên nhu cầu đăng ký của các phòng mà chưa khảo sát thực tế.

- Công tác đánh giá kết quả đào tạo chưa thực hiện thường xuyên và định kỳ để có những điều chỉnh thích hợp.

- Cán bộ phụ trách công tác đào tạo chưa được đào tạo kỹ năng về công tác khảo sát, xây dựng kế hoạch, triển khai và tổ chức đào tạo.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ỔN ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CP

ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI DẦU KHÍ NGHỆ AN 3.1. Định hướng phát triển chung của Công ty

- Phấn đấu tìm mọi biện pháp hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đặt ra trong năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiếp tục phát huy ưu thế sẵn có trong việc tìm kiếm lợi thế của nghành.

3.2. Phương hướng công tác đào tạo năm 2011

Hiện nay, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty còn phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của Tổng với tính cấp thiết chính nên có thể gặp những khó khăn trong việc chủ động tổ chức, sắp xếp người đi đào tạo. Vì vậy Công ty cần xây dựng kế hoạch hoá nguồn nhân lực dựa trên việc nghiên cứu sự biến động về nhân lực để xác định được số lượng người cần được đào tạo với cơ cấu ra sao, trình độ thế nào, lĩnh vực cần được đào tạo là gì. Đồng thời cần

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty CP đầu tư và thương mại dầu khí Nghệ An (Trang 45)