Những thành tựu đạt

Một phần của tài liệu ôn tập lịch sử vàop lớp 10 (Trang 27 - 29)

-1986-1990: Đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, đời sống nhân dân ổn định, hàng tiêu dùng dồi dào. Kinh tế đối ngoại tăng 3 lần.

-1991-1995: Kinh tế tăng trưởng nhanh, GDP tăng bình quân hàng nam 8,2 %. Lạm phát đẩy lùi, vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

-1996-2000: GDP tăng bình quân hàng năm 7%. Nông nghiệp phát triển liên tục, xuất khẩu đạt 51,6 tỉ USD, vốn đầu tư nước ngoài 10 tỉ USD, giáo dục phát triển về quy mô và chất lượng. Tình hình chính trị xã hội ổn định.

4.Ý nghĩa: Nhừng thành tự đạt được (1986-2000)làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố độc lập dân tộc và nâng cao vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

Một số hạn chế: Bên cạnh những thành tựu đã đạt đựơc, còn có những hạn chế =Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp. -Một số vấn đề bức xúc còn chậm được giải quyết.

-Tình trạng tham những, suy thoái chính trị, đạo đức lối sống ở một số cán bộ đảng viên rất nghiêm trọng.

Câu 43: Các giai đoạn chính và đặc điểm của lịch sử Việt Nam từ 1919-nay?

-Giai đoạn 1919-1930: Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa trên quy mô lớn, xã hội VN từ xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa. 3-2-1930 ĐCSVN ra đời lãnh đạo cách mạng VN.

-Giai đoạn: 1930-1945: Đảng ra đời lãnh đạo CMVN qua 3 cao trào: 1930-1931, 1936-1939, 1939-1945. cách mạng tháng Tám thành công.

-Giai đoạn: 1945-1954: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ.

-Giai đoạn: 1954-1975: Đất nước tạm thời chia cắt làm 2 miền với 2 chế độ chính trị xã hội khác nhau. Đại thắng mùa xuân 1975 kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ.

-Giai đoạn 1975 đến nay: Đất nước độc lập thống nhất và đi lên CNXH. 1975-1985 bên cạnh thành tựu còn nhiều yếu kém. 1986-2000 thực hiện đường lối đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực, chủ yếu là kinh tế.

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

Câu 1: Điều kiện tự nhiên Quảng Trị?

+Vị trí địa lý: Phía bắc giáp Quảng Bình, Nam giáp Thừa Thiên - Huế, Tây giáp Lào, Đông giáp biển Đông

+Địa hình: nghiêng từ Tây sang Đông, chia thành 3 vùng: núi, đồi, đồng bằng. +Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, nhưng khắc nghiệt, nhiều thiên tai.

+Sông ngòi: ngắn và dốc

+Tài nguyên thiên nhiên: Có nhiều loại đất phù sa ở đồng bằng và đất đỏ Bazan ở đồi núi, rừng chiếm 21% diện tích

Bùi Dục Tài, Lê Duẩn, Lê Thế Tiết, Trần Hữu Dục, Lê Chưởng, Hoàng Thị Ái, Chế Lan Viên, Trần Hoàn, Đoàn Khuê...

Câu 3:Phong trào đấu tranh của Quảng Trị chống xâm lược từ cội nguồn đến năm 1930.

-Năm 40 tham gia khởi nghĩa 2 Bà Trưng -Năm 157 tham gia khởi nghĩa Chu Đạt. -Tham gia khởi nghĩa của Mai Thúc Loan.

-Tham gia kháng chiến chống quân Nguyên thê kỷ XIII. -Tham gia kháng chiến chống quân Minh thế kỷ XV. -Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn.

-Tham gia phong trào nong dân Tây Sơn. -Hưởng ứng chiếu Cần Vương

-Tham gia phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX.

Câu 4: Quá trình thành lập Đảng bộ ĐCSVN tỉnh Quảng Trị?

-Ngày 21-4-1930 Tại nhà ông Nguyễn Phu, Đại Hào, Triệu Đại, Triệu Phong, Quảng Trị hội nghị thành lập đảng bộ ĐCSVN tỉnh Quảng trị được tiến hành. Hội nghị nhất trí thành lập BCH lâm thời đảng bộ ĐCSVN tỉnh Quảng Trị do đồng chí Lê Thế Tiết làm bí thư.

-11/1930 tại Tân Tường Cam Lộ đảng bộ chính thức được thành lập do đồng chí Trần Hữu Dực làm bí thư.

*Ý nghĩa: Đảng bộ tỉnh Quảng Trị ra đời đánh dấu sự lớn mạnh của phong trào cách mạng trên địa bàn tỉnh, là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng tỉnh Quảng Trị. Tưt đây nhân dân Quảng Trị dưới sự lãnh đạo của đảng kiên cường đấu tranh giành thắng lợi cách mạng tháng Tám 1945.

Câu 5: Tình hình Quảng Trị sau hiệp định Giơ ne vơ 1954?

-Tháng 7- 1954 hiệp định Giơ ne vơ ký kết. Theo Hiệp định Quảng Trị tạm thời chia làm hai khu vực:

+Khu vực vĩnh Linh ở phía bắc sông Bến Hải, được hoàn toàn giải phóng cùng miền Bắc tiến hành cách mạng XHCN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Khu vực Quảng Trị ở bờ nam sông Bến Hải cùng các tỉnh, thành phố ở phía nam vĩ tuyến 17, trở thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ, tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Câu 6: Tình hình Quảng trị sau hiệp định Pa- ri năm 1973?

Ngày 24-1-1973, Hiệp định Pa-ri được ký kết, tỉnh Quảng Trị chia làm 2 vùng: +Vùng giải phóng: Kéo dài từ bắc sông Bến Hải đến bắc sông Thạch Hãn +Vùng tạm chiếm: Từ nam sông Thạch Hãn trở vào

Quảng trị trở thành hậu phương trực tiếp của chiến trường miền Nam, quân ta vừa phải đương đầu với địch vừa chuẩn bị sức người sức của để chi viện cho miền Nam.

Câu 7:Di tích lịch sử là gì? Kể tên các di tích tiêu biểu ở Quảng Trị?

-Di tích lịch sử: Là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có giá trị về mặt lịch sử.

-Các di tích tiêu biểu:

1.Nhà đày Lao Bảo 2.Đôi bờ Hiền Lương 3.Địa đạo vịnh Mốc

4.Hệ thồng đường mòn Hồ Chí Minh 5.Cồn Tiên -Dốc Miếu

6.Thành Cổ Quảng Trị

7.Khu trụ sở chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam 8.Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn

9.Hàng rào điện tử mác na ma ra 10.Sân bay Tà Cơn.

-Em phải làm gì để bảo vệ di tích: phấn đấu tu dưỡng, làm hết sức mình để bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử, giới thiệu cho anh em bạn bà gần xa nhằm đền đáp công lao của tổ tiên.

Câu 8: Cống hiến của đồng chí Lê Duẩn với quê hương Quảng Trị?

-Đồng chí Lê Duẩn sinh ngày 7-4-1907 tại làng Bích la, triệu Đông, Triệu Phong, Quảng Trị, từng giữ chức Tổng bí thư ĐCSVN.

-Cống hiến của Lê Duẩn với cách mạng VN:

+1928-1935: Tuyên truyền cách mạng cho quần chúng, trung thành với cách mạng. +1936-1939: Lãnh đạo phong trào đấu tranh ở miền Trung

+1945-1954: Lãnh đạo nhân dân Nam Bộ kháng chiến

+1954-1957: Lãnh đạo phong trào cách mạng miền Nam, viết “Đề cương cách mạng miền Nam”

+Công cuộc xây dựng CNXH: Đưa ra nhiều quan điểm đúng đắn xa xác định con đường biện pháp phát triển kinh tế xã hội.

Câu 9: Cống hiến của đồng chí lê Duẩn với Quảng Trị và tình cảm của nhân dân Quảng Trị với Lê Duẩn?

-Cống hiến đối với Quảng Trị:

+Lãnh đạo cách mạng Quảng Trị từ 1936-1939.

+Mỗi lần về thăm quê đồng chí hỏi thăm từng cụ già, em nhỏ, từng bờ tre gốc lúa, căn dặn các đồng chí lãnh đạo phải chăm sóc gia đình thương binh liệt sĩ, phải xây dựng quê hương giàu đẹp.

-Tình cảm nhân dân Quảng Trị với Lê Duẩn:

+Mỗi lần về thăm quê bao giờ đồng chí cũng nhận được quan tâm chân thành của bà con “Thưa Bác, Bác có khoẻ không?” và nấu món ăn quê nhà giành cho đồng chí.

+Để ghi nhớ công ơn của đồng chí Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị đã xây dựng Nhà lưu niệm Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.

-Hết- Chúc các em ôn thi tốt và đạt kết quả cao.

Một phần của tài liệu ôn tập lịch sử vàop lớp 10 (Trang 27 - 29)