3.1. Định hướng mục tiêu giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ khu vực
nông thôn của nhà nước ta giai đoạn 2011- 2015 3.1.1. Quan điểm
Quan điểm của chiến lược việc làm cho lực lượng lao động trẻ khu vực nông thôn giai đoạn 2011- 2015 được xây dựng dựa trên các quan điểm chỉ đạo cơ bản:
- Tập trung đảm bảo việc làm cho người lao động trẻ khu vực nông thôn và phải coi đó là điều kiện để ổn định và phát triển xã hội, tạo việc làm phải được coi là một ưu tiên, một yêu cầu không thể thiếu trong khi xây dựng các chương trình – dự án đầu tư và các Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của các Bộ ngành, các địa phương và các doanh nghiệp
- Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi, đồng thời khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế mọi người dân và các đối tác nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm, thúc đẩy các khu vực kinh tế phát triển, đặc biệt là vùng nông thôn và khu vực tư nhân nhằm thu hút thêm nhiều lao động.
- Không ngừng nâng cao chất lượng việc làm, gắn tạo việc làm với tăng năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động trẻ nông thôn. Gắn đào tạo với sử dụng lao động, đào tạo với việc làm.
- Phát triển thị trường lao động và nâng cao vai trò thị trường lao động trong giải quyết việc làm, việc làm phải được giải quyết trên cơ sở tuân thủ các quy luật của thị trường. Tăng cường vai trò điều tiết và vai trò bà đỡ cho các đối tượng yếu thế trên thị trường lao động của Nhà nước, mở rộng sự tham gia của các tổ chức xã hội và của người dân.
3.1.2. Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát giải quyết việc làm cho lao động trẻ khu vực nông thôn giai đoạn 2011-2015 coi phát triển dạy nghề là một biện pháp quan trọng trong phát triển nguồn
nhập kinh tế quốc tế. Đầu tư cho dạy nghề là đầu tư cho phát triển, bảo đảm phát triển kinh tế xã hội bền vững. Nâng cao chất lượng, mở rông quy mô, đảm bảo sự phù hợp với cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo và nâng cao hiệu quả dạy nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đặc biệt là đội ngũ lao động có kỹ năng tay nghề cao đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần phân luồng sau THCS, THPT, phổ cập dạy nghề cho lao động trẻ khu vực nông thôn. Đẩy nhanh chất lượng dạy nghề đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của lao động trẻ khu vực nông thôn Việt Nam trong quá trình hội nhập.