Giải pháp cho các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giày dép sang thị trường EU (Trang 27 - 35)

Các doanh nghiệp cần phải giảm bớt tình trạng sản xuất theo hợp đồng và tăng sản lượng xuất khẩu trực tiếp với khách hàng. Ông Vũ Văn Minh, Tổng giám đốc Vina Giầy đưa ra giải pháp là các doanh nghiệp nên tăng cường xuất khẩu trực tiếp, nhất là vào thị trường EU, vì hiện trong gần 2,6 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của ngành, chỉ có khoảng 10-15% là từ xuất khẩu trực tiếp. Để tăng kim ngạch tự xuất khẩu sang EU, ông Nguyễn Thanh Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty Việt châu Âu, một công ty chuyên xuất khẩu nhiều mặt hàng Việt Nam sang EU cho rằng, các doanh nghiệp da giầy nên liên kết lại với nhau để đáp ứng những đơn đặt hàng lớn của EU, cũng như hỗ trợ nhau nâng cao chất lượng, mẫu mã, giảm giá thành. Ông cho biết đã phải từ chối một đơn đặt hàng 1 triệu đôi giầy xuất khẩu trực tiếp sang EU vì không doanh nghiệp nào trong nước đáp ứng nổi. Khi xuất khẩu trực tiếp giầy dép sang EU, doanh nghiệp Việt Nam nên chọn cho mình một phân khúc thị trường. Ông Diệp Thành Kiệt, Tổng giám đốc Công ty WEC Sài Gòn cho rằng, chọn phân khúc thị trường là để tránh đối đầu với hàng sản xuất hàng loạt của Trung Quốc, tránh cạnh tranh với sản phẩm chất lượng “siêu” của các nước nội khối EU, phân khúc thị trường này là các sản phẩm chất lượng cao nhưng độc đáo. Hàng chất lượng cao, độc đáo có thể là các sản phẩm giầy dép có trình độ công nghệ cao hoặc có chi tiết phức

tạp nhờ làm từ thủ công. “Việt Nam sẽ không đủ năng lực cạnh tranh về giá với các nước, đặc biệt là Trung Quốc. Vì vậy, cần phải chú ý đến cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm”.

Mặt khác, các doanh nghiệp cần mở rộng mạng lưới bán hàng ở nước ngoài, chú trọng vào thiết kế mẫu mã. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, thành công trên thị trường xuất khẩu các sản phẩm giầy dép của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào những nhà thiết kế có khả năng luôn tạo ra các mẫu mã giầy dép hợp thời trang với khách hàng quốc tế. Hiện nay, Việt Nam có quá ít những cán bộ thiết kế lành nghề, hoặc nếu có thì họ cũng chưa được đào tạo một cách chuyên nghiệp hóa, bài bản. Bên cạnh việc có một chiến lược đào tạo nguồn cán bộ thiết kế thời trang, ngành công nghiệp giầy dép Việt Nam phải củng cố các đơn vị xúc tiến hỗ trợ và kỹ năng bán hàng của các nhà sản xuất. Có như vậy, chúng ta mới đột phá được những thị trường mới giầu tiềm năng. Ngành da giầy Việt Nam sẽ xây dựng một Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, Chính phủ Italia tài trợ 1 triệu USD cung cấp thiết bị, làm phòng thí nghiệm, huấn luyện kỹ thuật…vv.

Đồng thời, việc thực hiện tốt quan hệ công chúng đóng vai trò khá quan trọng. Đó là thiết lập những mối quan hệ với các hiệp hội, đại diện nhóm khách hàng, nhóm bảo vệ môi trường, hiệp hội công đoàn trên thị trường EU.… có liên quan tới hàng giầy da xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong thương mại quốc tế, việc sử dụng biện pháp quan hệ công chúng rất phổ biến nhằm tạo ra những làn sóng phản đối từ phía người tiêu dùng EU, hay những sức ép từ các hiệp hội, ngành nghề về những quyết định chưa đúng của chính phủ các quốc gia trong EU. Những yếu tố này dễ dàng thay đổi các quyết định của chính phủ hay của Uỷ ban châu Âu. Điều quan trọng là các doanh nghiệp cần tạo ra những mối quan hệ tốt, những điều thiện cảm đối với những nhóm công chúng này như tích cực bảo vệ môi trường, thực hiện tốt Luật Lao động, nhằm đảm bảo quyền lợi người lao động trong các doanh nghiệp. Đây cũng là biện pháp mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác tốt bởi thiếu tính tập hợp, tập trung, liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giầy da của Việt Nam sang thị trường EU.

Tăng cường xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường. Song cách tìm hiểu thị trường EU có kết quả nhất là tham dự các hội chợ giầy dép tại EU. Vì thế, dù là

doanh nghiệp nhỏ cũng nên cố gắng tham gia các hội chợ này để thị trường biết được sản phẩm của mình và mình nhận biết thị hiếu của từng thị trường nhằm cải tiến chất lượng, mẫu mã, cũng như nhập trang thiết bị mới sao cho phù hợp. Trong một hội chợ triển lãm có hàng trăm ngàn đôi giầy dép, chỉ cần vài đôi có kiểu dáng độc đáo là có thể thu hút sự chú ý của các tay thu mua hàng từ các nhà nhập khẩu lớn ở EU. Bên cạnh khâu nghiên cứu thị trường, cách tiếp cận thị trường của chúng ta cũng rất yếu. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa mạnh dạn, chủ động trong việc tham gia vào các hội chợ lớn ở châu Âu, mà thường trông mong vào sự giúp đỡ từ phía Nhà nước để đưa hàng vào các hội chợ, cũng như không gửi hàng mẫu vào các siêu thị để giới thiệu với người tiêu dùng. Trong khi Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) là một đầu mối xúc tiến thương mại rất tốt, thì họ xung không chủ động tiếp cận. Ngược lại, các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn thâm nhập thị trường Việt Nam đều liên hệ với Eurocham để cơ quan này giúp họ đưa hàng mẫu, đưa các thông tin về doanh nghiệp để giới thiệu họ với các đối tác khác, rồi xúc tiến thương mại cho họ. Hơn nữa, khi có sản phẩm xuất khẩu trực tiếp sang EU, các doanh nghiệp nên lưu ý đến hệ thống phân phối và nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm làm từ da của từng quốc gia trong khối này. Theo ông K. Luangprasseuth, ở Pháp, bên cạnh giầy nam, mặt hàng túi xách du lịch nữ làm từ da tiêu thụ mạnh: Tây Ban Nha tiêu thụ 38% túi xách và 28% mặt hàng da nhỏ bên cạnh 34% giầy dép; Anh tiêu thụ 33% giầy dép, 26% sản phẩm từ da phục vụ cho du lịch trong tổng sản phẩm từ da; Đức, trong tổng giá trị sản phẩm tiêu thụ từ da năm 2001 là 258 triệu euro, túi du lịch và áo khoác da chiếm 41%, cặp, táp và vali da chiếm 29%; Hà Lan tiêu thụ nhiều túi da thể thao, túi xách nữ bằng da có chất lượng thấp... Xu hướng ở EU đang phát triển ngày càng nhiều các cửa hàng bán lẻ giầy dép kèm thêm dịch vụ ăn uống, là nơi đọc báo, tạp chí, hoặc bán giầy dép kèm quà tặng như bán giầy trẻ em tặng thêm búp bê... Các doanh nghiệp cũng nên tranh thủ lượng người Việt đang sinh sống ở Đông Âu, vì họ sẽ vừa là khách hàng tiêu thụ, vừa là đối tác phân phối sản phẩm cho hàng Việt Nam. Theo thống kê của các chuyên gia về thị trường EU, người Việt ở Đông Âu giỏi buôn bán hơn người Việt sống ở Tây Âu.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu. Khi xúc tiến thương mại ở EU, bước đầu doanh nghiệp nên tập trung vào khuếch trương thương

hiệu chung là hàng Việt Nam, sau đó mới xây dựng thương hiệu riêng cho doanh nghiệp. 200 doanh nghiệp trong lĩnh vực da giầy trong nước nếu tập hợp lại sẽ là một đối thủ mạnh khi xây dựng được thương hiệu chung trên thị trường EU. Ông Trần Đình Kim, Giám đốc Công ty Giầy Á Châu cho rằng, trước khi nghĩ đến xây dựng thương hiệu riêng để hội nhập toàn cầu thì ngành da giầy Việt Nam cần phấn đấu để có được một vài công ty lớn, trở thành nhà thầu phụ cho các nhãn hiệu như Nike, Adidas, Reebook... Nhà thầu phụ ở đây chính là người thực hiện, biến các ý tưởng của nhãn hiệu toàn cầu thành sản phẩm có chất lượng, màu sắc, đường nét cụ thể. Các công ty nhỏ còn lại sẽ trở thành đơn vị gia công cho công ty lớn. Khi các công ty sản xuất da giầy trong nước vẫn còn ở vị trí sản xuất gia công cấp 2, cấp 3 cho các công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài thì rất khó xây dựng, quảng bá thương hiệu riêng.

Các doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện mô hình nhượng quyền kinh doanh. Đây là mô hình rất phổ biến trên thế giới nhưng lại chưa quen thuộc đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh giầy da xuất khẩu của Việt Nam. Mô hình nhượng quyền kinh doanh có hai loại điển hình là nhượng quyền phân phối sản phẩm và nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh. Với hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giầy da Việt Nam có thể mua giấy phép (licensing) sử dụng thương hiệu của một hàng giầy của ý hay Pháp đã nổi tiếng trên thị trường EU, tự điều hành hoạt động kinh doanh một cách độc lập trong một khoảng thời gian nhất định mà ít bị ràng buộc bởi những quy định từ các doanh nghiệp nhượng quyền. Điều này giúp doanh nghiệp Việt Nam tránh được những vụ kiện bán phá giá, uy tín của doanh nghiệp Việt Nam tăng lên và khả năng cạnh tranh sẽ được nâng lên. Biện pháp này còn là một yếu tố giúp các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giầy da Việt Nam xây dựng và phát triển thương hiệu trong tương lai. Với hình thức nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh thì các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giầy da của Việt Nam còn được chuyển giao thêm các kỹ thuật kinh doanh và cách thức điều hành quản lý. Đây là hình thức kinh doanh hiệu quả nhất bởi doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải thực hiện những quy định, quy trình nghiêm ngặt trong kinh doanh theo tiêu chí đặt ra của các doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng và quen thuộc với khách hàng EU. Trong hình thức này, mối liên hệ giữa bên cho

thuê thương hiệu và bên sử dụng thương hiệu rất chặt chẽ để bảo đảm uy tín và giá trị thương hiệu luôn được giữ vững, không kể ai hay doanh nghiệp nào đang sử dụng thương hiệu đó để kinh doanh. Với hình thức này, các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ tiếp thu được kinh nghiệm quản lý, cách thức điều hành sản xuất kinh doanh phù hợp với những nhóm khách hàng có thu nhập cao và yêu cầu khắt khe về sản phẩm, những nhóm khách hàng quen sử dụng hàng giầy da có thương hiệu nổi tiếng. Như vậy, biện pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua rào cản chống bán phá giá và nâng cao được uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường EU.

KẾT LUẬN

Gia nhập WTO tạo ra nhiều cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, ông Trương Đình Tuyển - Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại đã nói, cơ hội là có thực nhưng không phải cứ vào WTO là có thể phát triển ngay. Vấn đề là làm sao phải biến cơ hội thành lực lượng mà điều đó phụ thuộc rất nhiều vào chính chúng ta. Đối với xuất khẩu hàng hóa, thực hiện các cam kết WTO sẽ đặt các nhà sản xuất Việt Nam trước những đòi hỏi phải có những điều chỉnh, thích nghi nếu muốn tận dụng cơ hội một cách thành công nhất.

EU là một thị trường rộng lớn, đa dạng có nhiều triển vọng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam... nhưng cũng là một thị trường "sang trọng" và "khó tính". Chinh phục thị trường này là một điều không dễ, nhất là khi Việt Nam phải cạnh tranh với Trung Quốc, một cường quốc về các mặt hàng xuất khẩu. Quan hệ thương mại Việt Nam - EU đang chuyển sang một thời kỳ mới gắn liền với những chuyển biến kinh tế của hai phía. Triển vọng của mối quan hệ này phụ thuộc đường lối, chính sách và những định hướng dài hạn trong chính sách thị trường, những phương sách cụ thể nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường EU cũng như tạo sự lôi cuốn các doanh nghiệp EU vào thị trường Việt Nam.

Trong thách thức và cơ hội đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu giầy dép sang thị trường EU sẽ tiếp tục gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của hai bên. EU sẽ ngày càng trở thành một đối tác tin cậy của Việt Nam. Sự phát triển của ngành giầy dép nói chung sẽ góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, nâng cao đời sống của nhân dân, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách

• Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X.

• Giáo trình Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Lao động xã hội, năm 2004,

• Giáo trình Chính sách kinh tế đối ngoại, Nhà xuất bản Lao động xã hội, năm 2003

• Pháp luật về chống bán phá giá : Những điều cần biết. – Hà Nội, 2004.

• Thâm nhập thị trường EU – Những điều cần biết - PGS. TS. Đoàn Thị Hồng Vân – NXB Thống kê – 2004; Trang 32 – 33

Báo, tạp chí

• Tạp chí Cộng sản, số 16 tháng 7 năm 2006

• Thời báo kinh tế Việt Nam số 20 xuất bản tháng 8 năm 2006

Websites

• www.vcci.com.vn : Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam

• www.customs.gov.vn : Tổng Cục Hải Quan Việt Nam

• www.mot.gov.vn : Bộ Công Thương Việt Nam

• www.vnn.vn : Báo điện tử Vietnamnet

• www.sbv.gov.vn : Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam

MỤC LỤC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trang

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG ...2

VỀ XUẤT KHẨU...2

1.1. Khái niệm xuất khẩu...2

1.2. Các hình thức xuất khẩu...2

1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp...2

1.2.2. Xuất khẩu uỷ thác...3

1.2.3. Gia công thuê cho nước ngoài...3

1.2.4. Tái xuất và chuyển khẩu...3

1.2.5. Xuất khẩu tại chỗ...4

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu...4

1.3.1. Các nhân tố nội tại của doanh nghiệp...4

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài...5

1.4. Vai trò của xuất khẩu...6

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU...7

GIẦY DÉP SANG EU...7

2.1. Tổng quan về thị trường EU...7

2.1.1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của liên minh Châu Âu...7

2.1.2. Quan hệ Việt Nam – EU...8

2.1.3. Thị trường giầy dép EU...9

2.1.3.1. Tình hình sản xuất...9

2.1.3.2. Tình hình tiêu thụ...10

2.2. Tình hình chung về xuất khẩu giầy dép của Việt Nam...11

2.2.1. Ngành giầy dép Việt Nam...11

2.2.2. Vai trò của Hiệp hội Da giầy Việt Nam...13

2.2.3. Các thị trường cho giầy dép xuất khẩu Việt Nam...13

2.2.4.Thị trường EU...15

2.3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu giầy dép sang EU...17

2.3.1. Những lợi thế của Việt Nam...17 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2. Khó khăn và hạn chế...18

2.3.2.1. Phương thức sản xuất...18

2.3.2.2. Vấn đề về nguyên liệu và máy móc...20

2.3.3.3. Vấn đề về thương hiệu và hệ thống phân phối ...20

2.4. Thách thức sau khi gia nhập WTO...22

CHƯƠNG III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GIẦY DÉP SANG THỊ TRƯỜNG EU...24

3.1. Định hướng phát triển ngành giầy dép...24

3.2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giày dép sang thị trường EU...25

3.2.1. Giải pháp của Chính Phủ...25

3.2.1.1. Giải pháp về đầu tư, chú trọng thu hút vốn vào ngành giầy dép, đặc biệt là FDI...25

3.2.1.2. Các giải pháp cung ứng lao động...25

3.2.1.3. Giải pháp về tài chính...26

3.2.1.4.Giải pháp tổ chức quản lý và phát triển nguồn nhân lực...26

3.2.1.5. Nâng cao vai trò của hiệp hội giầy da Việt Nam (Lefaso) ...27

3.2.2. Giải pháp cho các doanh nghiệp...27

Một phần của tài liệu Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giày dép sang thị trường EU (Trang 27 - 35)