Dạy học các bài có nội dung về các nhân vật lịch sử:

Một phần của tài liệu CUYEN DE LICH SU 5 (Trang 31)

- Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám như thế nào?( khó khăn chồng chất: đế quốc và

b. Dạy học các bài có nội dung về các nhân vật lịch sử:

sử:

*Khi dạy loại bài này GV cần lưu ý một số điểm cơ bản sau:

- Mỗi một bài điều có hình ảnh ( tranh vẽ, hoặc chân dung) nhân vật lịch sử để giúp HS biết được diện mạo cũng như hình thức bên ngoài của nhân vật. GV cần sử dụng và khai thác tốt những bức ảnh này để phục vụ nội dung bài học.

- Khi trình bày về nhân vật, phải cho HS biết nhân vật lịch sử đó là người như thế nào? ( Sinh ra khi nào? Ở đâu? Làm gì? Có đặc điểm, tính cách gì nổi bật…)

- Phải miêu tả và tường thuật (hay kể lại) những hoạt động của họ để làm cơ sở cho việc đánh giá khách quan công lao của các nhân vật đó đối với lịch sử. Khi miêu tả, tường thuật tình tiết các hoạt động, GV có thể kết hợp phân tích để HS hiểu sâu hơn nội dung, bản chất sự kiện.

- Trên cơ sở khai thác những nội dung đó, GV tiến hành giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho HS về lòng biết ơn, sự khâm phục, kính trọng đối với nhân vật lịch sử một cách tự nhiên, có hiệu quả.

* Thông thường, đối với dạng bài này, PP thường được sử dụng là kể chuyện, miêu tả, tường thuật kết hợp với đàm thoại để khắc sâu hình ảnh nhân vật trong tâm trí HS.

Ví dụ: Bài “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định

* Để dạy tốt bài này, trước hết GV phải phân ra được các ý chính của bài, trên cơ sở đó tổ chức cho HS tìm hiểu .Cụ thể GV phải khắc họa được các ý cơ bản sau:

- Trương Định là người như thế nào?( xem đoạn thông tin tham khảo trong SGK để giới thiệu, miêu tả, khắc họa hình ảnh của nhân vật).

- Khi nhận được lệnh bãi binh của triều đình, Trương Định có những băn khoăn, suy nghĩ gì? ( GV trình bày cuộc đấu tranh trong nội tâm của nhân vật)

- Trước những băn khoăn, suy nghĩ đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì?

- Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?

Một phần của tài liệu CUYEN DE LICH SU 5 (Trang 31)