II. CÁC LOẠI DẤU VÀ CÁCH SỬ DỤNG
11. Dấu móc vuông []
a. Dấu móc vuông ít được dùng trên văn bản nghệ thuật, hành chính. Nó thường được dùng trong văn bản khoa học với chức năng chú thích công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả được đánh theo số thứ tự ABC ở mục lục trích dẫn nguồn tư liệu và trang sách có lời được trích dẫn.
"Tính ngữ là một ngữ có tính từ làm chính tố" [8,147]
Có nghĩa: chữ số đầu tiên thay tên sáchở số thứ tự mục trích dẫn nguồn tư liệu; chữ số tiếp theo là số của trang sách trích dẫn.
b. Chỉ dẫn thêm cho người đọc tham khảo một văn bản hay một trích đoạn rút ra từ chú thích ở ngoài văn bản.
Ví dụ:
Mậu Thân Thuận Thiên năm thứ nhất [1428].... người Minh đã về nước, vua bèn
thống nhất thiên hạ, lấy năm ấy là năm dẹp yên.
(Đại Việt sử kí Toàn thư)
c. Dùng chú thích thêm cho chú thích đã có: tức là trong dấu ngoặc vuông đã có phần chú thích.
Ví dụ:
Anh là cầu thủ bóng đá tầm cỡ quốc tế [giày vàng: hai lần vô địch (một lần ở giải Ơrô châu Âu năm 1987 và một lần cũng ở giải châu Âu năm 1986, nhưng ở đội trẻ)].
*Một vài nhận xét về dấu câu trong văn bản hành chính.
- Dấu chấm được dùng với tỷ lệ nhiều nhất, có tác dụng kết thúc câu trình bày, câu cầu khiến mệnh lệnh.
- Dấu chấm phẩy được dùng khá nhiều với tác dụng ngăn cách các bộ phận (hoặc các mệnh đề) đồng chức có quan hệ đẳng lập với nhau.
- Dấu hai chấm được d ùng để báo hiệu đằng sau nó có các bộ phận được giải thích, bổ sung, diễn giải hoặc được liệt kê.
- Dấu gạch ngang dùng để:
+ Liên kết các thành tố song song trong phần tiêu ngữ của văn bản Ví dụ: Độc lập- Tự do - Hạnh phúc
+ Đứng ở đầu dòng, trước các bộ phận liệt kê tạo sự rành mạch, rõ ràng. - Dấu phẩy được dùng rất phổ biến với tác dụng:
+ Ngăn cách các bộ phận liệt kê
+ Ngăn cách các vế trong một câu ghép liên hợp hoặc đảo trật tự vế c ủa câu ghép chính phụ.
- Dấu ngoặc đơn dùng để chứa thành phần chú thích, giải thích cho một từ, một ngữ chưa thông dụng hay cho một ý nào đó trong văn bản.
- Dấu ngoặc kép rất ít được dùng.
- Dấu hỏi chấm không xuất hiện trong bất cứ loại văn bản hành chính nào.
- Dấu chấm than nói chung không dùng, chỉ cực kỳ hãn hữu xuất hiện trong thể loại diễn văn, điếu văn.
- Dấu gạch chéo (/) tuy không phải là dấu câu, nhưng được dùng như một ký hiệu lghi phần số, kí hiệu của văn bản.
- Do tính chính xác của văn bản quy định mà dấu ba chấm không được dùng phổ biến. Đặc trưng của loại dấu này là biểu thị sự "còn nữa" nên phải rất thận trọng tránh cho đối tượng thực thi văn bản tự suy diễn những nội dung tiếp sau đó.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP I. CÂU HỎI
Câu hỏi1. Trình bày cách sử dụng dấu chấm phẩy. Cho ví dụ minh họa
Câu hỏi2. Phân biệt cách sử dụng dấu phẩy và dấu chấm phẩy. Cho ví dụ minh
họa.
II. BÀI TẬP
Bài tập 1. Hãy sắp xếp lại phần nội dung văn bản dưới đây đúng về cách trình bày, viết hoa và dấu câu như nguyên bản.
nghị định của chính phủ số 147/2003/nđ-Chính phủ ngày 02/12/2003 quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động của các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện
chính phủ
căn cứ luật tổ chức chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
căn cứ luật doanh nghiệp nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995 và luật doanh nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 1999
căn cứ luật phòng chống ma túy ngày 09 tháng 12 năm 2000
căn cứ pháp lệnh hành nghề y dượ c tư nhân ngày 20 tháng 02 năm 2003
theo đề nghị của các bộ trưởng bộ lao động thương binh xã hội bộ trưởng bộ y tế nghị định
chương I
những quy định chung
điều 1 đối tượng và phạm vi điều chỉnh
1 nghị định này quy định về điều kiện thủ tục cấp thu hồi giấy phép hoạt động cai nghiện ma tuy và quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện cho người cai nghiện ma túy tự nguỵện sau đây gọi chung là cơ sở cai nghiện
cơ sở cai nghiện do cơ quan tổ chức cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật tổ chức hoạt động cai nghiện ma túy theo loại hình dịch vụ có thu phí lợi nhuận hoặc hoạt động nhân đạo từ thiện
2 các cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc theo luật phòng chống ma túy được thành lập theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính không thuộc đối tượng áp dụng c ủa nghị định này
Điều 2. khuyến khích hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện
Cơ quan tổ chức cá nhân quy định tại khoản 1 điều 1 và có đủ điều kiện theo quy định của nghị định này thành lập cơ sở cai nghiện đều được cấp giấy phép tạo điều kiện hoạt động cai nghiện ma túy
Điều 3 nội dung giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy
1 giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy do cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp cho cơ sở cai nghiện phục hồi bao gồm
a) điều trị cắt cơn giải độc và phục hồi sức khỏe b) giáo dục phục hồi hành vi nhân cách
c) lao động trị liệu chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng và chống tái nghiện
d) thực hiện toàn bộ quy trình cai nghiện phục hồi theo nội dung quy định tại điểm a, b và c khoản 1 điều này
2 việc cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy theo nội dung quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này chỉ áp dụng đối với các cơ sở cai nghiện đang hoạt động theo nội dung đó giấy phép hoạt động theo nội dung quy định tại điểm a hoặc điểm d khoản 1 điều này
điều 4 các hành vi bị nghiêm cấm nghiêm cấm các hanh vi
1 tổ chức cơ sở cai nghiện trái pháp luật
2 cho mượn cho thuê chuyển nhượng hoặc sử dụng giấp phép hoạt động cai nghiện ma túy vào các mục đích khác
3 xâm phạm tính mạng danh dự nhân phẩm sức khỏe tài sản của người đang cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện
Bài tập 2. Điền dấu phù hợp vào phần văn bản sau cho đúng với bản chính.
1.Ở cơ quan tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng người đứng đầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản của cơ quan tổ chức người đứng đầu cơ quan tổ chức có thể giao cho cấp phó của mình ký thay (KT.) các văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.
2.Ở cơ quan tổ chức làm việc chế độ tập thể
a) Đối với những vấn đề quan trọng của cơ quan tổ chức mà theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ của tổ chức phải được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số việc ký văn bản được quy định như sau:
Người đứng đầu cơ quan tổ chức thay mặt (TM.) tập thể lãnhđạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức
Cấp phó của người đứng đầu và các thà nh viên giữ chức vụ lãnhđạo khác được thay mặt tập thể ký thay người đứng đầu cơ quan tổ chức những văn bản theo uỷ quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.
b) Việc ký văn bản về những vấn đề khác được thực hi ện như quy định tại khoản 1 của Điều này.
3. Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan tổ chức có thể uỷ quyền cho một cán bộ phụ trách dưới mình một cấp ký thừa uỷ quyền (TUQ.) một số văn bản mà mình phải ký việc giao ký thừa uỷ quyền phải được qu y định bằng văn bản và giới
hạn trong một thời gian nhất định người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác ký.
4. Người đứng đầu cơ quan tổ chức có thể giao cho Chánh Văn phòng Trưởng phòng Hành chính hoặc Trưởng một số đơn vị ký thừa lệnh (TL.) một số loại văn bản việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan tổ chức.
5. Khi ký văn bản không dùng bút chì không dùng mực đỏ hoặc các thứ mực dễ phai.
Bài tập3. Tách dòng vàđiền dấu câu thích hợp và viết hoa vào các đoạn sau đây cho đúng với nguyên bản.
ủy ban khoa học công nghệ và môi trường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây thẩm tra dự án luật kiến nghị về luật dự án pháp lệnh và các dự án khác thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái giám sát việc thực hiện luật pháp lệnh nghị quyết của quốc hội ủy ban thường vụ quốc hội thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái trong các kế hoạch chương trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và việc thực hiện ngân sách trong lĩnh vực này kiến nghị với quốc hội về chính sách đầu tư phát triển khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường sinh thái
Bài tập 4. Trong các đoạn sau đây có người khi chép lại đã dùng dấu câu và viết hoa chưa đúng. Hãy sửa lại cho thích hợp.
ủy ban Thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1, Thẩm tra dự án luật. Kiến nghị về luật. Dự án pháp lệnh và các dự án thuộc lĩnh vực hoạt động đối ngoại của Nhà nước. Công pháp và tư pháp quốc tế. Báo cáo của Chính phủ về công tác đối ngoại trình Quốc hội.
2, Giám sát thực hiện luật. Pháp lệnh. Nghị quyết của Quốc hội. ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc lĩnh vực đối ngoại. Giám sát hoạt động của chính phủ trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước. Ho ạt động đối ngoại của các ngành và địa phương.
3, Thực hiện và giúp Quốc hội thực hiện quan hệ đối ngoại với Quốc hội các nước và Liên minh Quốc hội thế giới.
4, Kiến nghị với Quốc hội những vấn đề thuộc chính sách đối ngoại của Nhà nước; về quan hệ với Quốc hội các nước; với liên minh quốc hội thế giới và với các tổ chức quốc tế,
5, Tổ chức việc chuẩn bị; triệu tập và chủ trì các kỳ họp Quốc hội. Giải thích Hiến pháp; Luật; Pháp lệnh. Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao.
6, Giám sát việc thi hành Hiến pháp; Luật; Nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh; Nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội. Giám sát hoạt động của Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp; luật; nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc hủy bỏ các văn bản đó. Hủy bỏ các văn bản của Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh; nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội
Bài tập 5. Điền dấu câu và viết hoa cho đúng bản chính. Điều 4. Hình thức văn bản
Các hình thức văn bản hình thành trong hoạt động của các cơ quan tổ chức bao gồm
1. Văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12 năm 2002
2. Văn bản hành chính
Quyết định (cá biệt), chỉ thị (cá biệt) thông cáo thông báo chương trình kế hoạch phương án đề án báo cáo biên bản tờ trình hợp đồng công văn công điện giấy chứng nhận giấy uỷ nhiệm giấy mời, giấy giới thiệu giấy nghỉ phép giấy đi đường giấy biên nhận hồ sơ phiếu gửi phiếu chuyển
3. Văn bản chuyên ngành
Các hình thức văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ
4. Văn bản của tổ chức chính trị tổ chức chính trị xã hội
Các hình thức văn bản của tổ chức chính trị tổ chức chính trị xã hội do người đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị tổ chức chính trị xã hội quy định.
Điều 5. Thể thức văn bản
1. Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính
a) Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính bao gồm các thành phần sau:
Quốc hiệu
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản Số ký hiệu của văn bản
Địa danh và ngày tháng, năm ban hành văn bản Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản Nội dung văn bản
Chức vụ họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền Dấu của cơ quan, tổ chức
Nơi nhận
Dấu chỉ mức độ khẩn mật (đối với những văn bản loại khẩn, mật)
b) Đối với công văn công điện giấy giới thiệu giấy mời phiếu gửi phiếu chuyển ngoài các thành phần được quy định tại điểm a của khoản này có thể bổ sung địa chỉ cơ quan tổ chức địa chỉ E-mail số điện thoại số Telex số Fax.
c) Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản do Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quy định.
2. Thể thức văn bản chuyên ngành
Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản chuyên ngành do Bộ trưởng Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thoả thuận thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
3. Thể thức văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội
Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của tổ chức chính trị tổ chức chính trị xã hội do người đứng đầu cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội quy định.
4. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản trao đổi với cơ quan tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài được thực hiện theo thông lệ quốc tế.
Điều 6. Soạn thảo văn bản
1. Việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 16 tháng 12 năm 2002.
2. Việc soạn thảo văn bản khác được quy định như sau
a) Căn cứ tính chất, nội dung của văn bản cần soạn thảo người đứng đầu cơ quan tổ chức giao cho đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo.
b) Đơn vị hoặc cá nhân có trách nhiệm thực hiện các công việc sau
Xác định hình thức nội dung và độ mật độ khẩn của văn bản cần soạn thảo Thu thập xử lý thông tin có liên quan
Soạn thảo văn bản
Trong trường hợp cần thiết đề xuất với người đứng đầu cơ quan tổ chức việc tham khảo ý kiến của các cơ quan tổ chức hoặc đơn vị cá nhân có liên quan nghiên cứu tiếp thu ý kiến để hoàn chỉnh bản thảo
Trình duyệt bản thảo văn bản kèm theo tài liệu có liên quan.
Bài tập 6. Phần văn bản sau đây trích trong một văn bản hành chính nhưng lại viết liền và có sự nhầm lẫn về dấu câu và cách viết hoa. Hãy căn cứ vào nội dung của nó và đặc điểm của văn bản hành chính để tách dòng, táchđoạn và sửa lại dấu câu cho thích hợp.
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dân quân tự v ệ. Trong phạm vi cả nước bộ quốc phòng giúp chính phủ quản lý nhà nước về tổ chức xây dựng, hoạt động của lực lượng của dân quân tự vệ hướng dẫn chỉ đạo đôn đốc kiểm tra việc thực hiện