Thiết kế mức vật lý:

Một phần của tài liệu Quản lý nhân sự tại Công ty cổ phần sáng tạo toàn cầu (MIG) (Trang 37)

Mục đích:

Thiết kế mức vật lý là mô tả chi tiết phương án của giải pháp đã được chọn ở giai đoạn trước đây. Đây là một giai đoạn rất quan trọng, vì những mô tả chính xác ở đây có những ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới công việc thường ngày của những người sử dụng. Các nhiệm vụ chính của thiết kế vật lý bao gồm : Lập kế hoạch, thiết kế chi tiết các giao diện vào ra, thiết kế cách thức với phần tin học hóa , thiết kế các thủ tục thủ công, chuẩn bị và trình bày báo cáo. Thiết kế các giao diện là xác định HTTT trình bày thông tin như thế nào cho người sử dụng khi nhập dữ liệu vào hay lấy kết quả ra. Thiết kế cách thức tương tác với phần tin học hóa là xác định cách thức mà người sử dụng hội thoại với HTTT và thiết kế các thủ tục thủ công cần phải đặc trưng hóa mọi tiến trình thủ công quanh việc sử dụng HTTT tin học hóa.

Thiết kế chi tiết vào ra:

Là thiết kế khuôn dạng trình bày của các đầu ra và các thể thức nhập tin cho người sử dụng. Thông thường thiết kế vật lý có 2 nhiệm vụ phải làm đó là lựa chọn vật mang tin và sắp đặt các thông tin trên đầu ra. Ta xét đến nhiệm vụ đầu tiên phải làm đó là:

 Lựa chọn vật mang tin: có 4 vật mang tin được sử dụng để trình bày đó là giấy, màn hình, tiếng nói và các thiết bị nhớ. Trong 4 vật mang tin đó thì giấy vẫn là vật mang tin được ưa chuộng nhất. Nó rất dễ kiếm và quá quen thuộc với mọi người nên nó dễ sử dụng nhất. Tiếp theo là màn hình tuy nó không thông dụng như giấy nhưng với tình hình tin học hóa như hiện nay màn hình dần dần đang chiếm ưu thế so với giấy. Riêng với tiếng nói nó không lưu trữ được , không mang tính pháp lý giống như

giấy hay màn hình đặc biệt là rất khó thiết kế. Cuối cùng là các thiết bị lưu trữ hay là các thiết bị nhớ. Nó lưu trữ thông tin từ tính hoặc quang tính. Và nó di chuyển được từ chỗ này sang chỗ kia.

 Bố trí thông tin trên vật mang tin: Khi đã lựa chọn được vật mang tin thì chúng ta phải lựa chọn bố trí sao cho thông tin được thể hiện một cách tốt nhất vì khuôn dạng của thông tin phụ thuộc vào vật mang tin

Thiết kế trang in ra:

Người phân tích phải tìm cách tốt nhất để sắp xếp thông tin trên trang giấy. Mọi việc in ra giấy đều có những cơ sở cố định. Phải chỉ rõ những thông tin không thay đổi, đúng như nó hiện trên trang in và sử dụng các ký hiệu đặc biệt để thể hiện quy cách và thể hiện thông tin thay đổi . Nếu thiết kế trên màn hình phải đặt mọi thông tin gắn liền với một nhiệm vụ trên cùng một màn hình, chỉ rõ cách thoát khỏi màn hình, nếu đầu ra gồm nhiều trang màn hình thì các trang phải đánh số thứ tự, viết văn bản theo quy ước chung bằng cách sử dụng chữ in hoa, in thường, gạch chân… Đặt tên cho đầu mỗi cột tổ chức các phần tử các phần tử của dang sách theo trật tự quen thuộc trong quản lý, cân trái các cột văn bản và cân phải các cột số, bảo đảm vị trí thập phân thẳng hàng và đặt màu cho các thông tin quan trọng.

 Thiết kế vào: Là thiết kế các thủ tục nhập dữ liệu có hiệu quả và giảm thiểu các thiếu sót. Thiết kế vào bao gồm có lựa chọn phương tiện nhập , thiết kế khuôn dạng cho thông tin nhập. Phương tiện nhập bao gồm có: + Nhập từ văn bản gốc qua bàn phím và màn hình

+ Nhập trực tiếp qua bàn phím màn hình +Thiết bị tự động

CHƯƠNG 4: CÀI ĐẶT VÀ THIẾT KẾ GIAO DIỆN

Một phần của tài liệu Quản lý nhân sự tại Công ty cổ phần sáng tạo toàn cầu (MIG) (Trang 37)

w