.Giải pháp về nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (Trang 50)

2. Nhân tố về liên kết dệt – may và phát triển thượng nguồn cho ngành công nghiệp dệt may Việt Nam:

3.1 .Giải pháp về nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất.

Theo các doanh nghiệp dệt may, để tránh tình trạng vừa xuất khẩu vừa lo như hiện nay và để hướng tới phát triển bền vững, trước hết phải đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu trong nước.

Nhiều ý kiến đều thống nhất, để ngành dệt may Việt Nam phát triển bền vững, việc phát triển công nghiệp phụ trợ với hàng dệt may là vấn đề cấp bách nhất vì trong tương lai, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với các thị trường chính đã đạt tới ngưỡng có thể bị xem xét trong các vụ kiện trợ cấp, bán phá giá…

Hiện nay, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 90% bông cho công nghiệp kéo sợi. Phát triển thượng nguồn là một trong những điều kiện quan trọng đảm

bảo tính chủ động và hiệu quả của việc phát triển công nghiệp dệt sợi. Để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành dệt may đòi hỏi nguồn nguyên liệu đầu vào phải bền vững và ổn định. Để chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào trong dài hạn việc phát triển dự án trồng bông sẽ đảm bảo tính bền vững cho toàn ngành.

Để thực hiện được dự án này đòi hỏi phải có thời gian và phải đảm bảo được những điều kiện hết sức cơ bản đó là:

- Phát triển cây bông vải nhằm đầy mạnh cung cấp nguyên liệu bông xơ sản xuất trong nước cho ngành dệt may, từn bước đáp ứng nhu cầu bông, giảm nhập siêu, tạo điều kiện để ngành dệt may tăng trưởng và phát triển ổn định.

- Phát triển cây bông vải theo hướng tăng cường đầu tư, thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của cây bông và bảo vệ môi trường sinh thái, chú trọng xây dựng và mở rộng diện tích vùng chuyên canh bông có tưới; xây dựng các trang trại trồng bông có hiệu quả kinh tế cao ở những nơi có điều kiện tự nhiên phù hợp với phát triển của cây bông vải.

- Phát huy mọi nguồn lực của các ngành kinh tế cùng sự hỗ trợ của nhà nước cho đầu tư phát triển cây bông vải, gắn kết lợi ích giữa gia công chế biến, tiêu thụ với lợi ích của người trồng bông.

Với đặc tính của cây bông và điều kiện khí hậu của Việt Nam cần thiết phát triển việc trồng bông tại những nơi trồng bông truyền thống như các tỉnh Tây Nguyên: Đắc Lăk, Đắc Nông, Gia Lai, các tỉnh miền Đông và Duyên hải Nam Trung Bộ: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, các vùng núi phía Bắc: Điện Biên, Sơn La, Than Hóa, Bắc Giang, trong đó trọng tâm là các tỉnh Tây Nguyên.

Ngoài ra, để đảm bảo được sản lượng bông đáp ứng đủ nhu cầu của ngành dệt may Việt Nam trong dài hạn cần phải mởi rộng diện tích vùng chuyên canh cây bông vải có tưới vụ Đông Xuân; đầu tư thâm canh diện tích hiện có, mở rộng diện tích theo quy hoạch ở những nơi có điều kiện trên cơ sở dụng giống mới, áp dụng công nghệ canh tác tiên tiến và nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế cây bông.

Để thực hiện được các quan điểm trên cần có các giải pháp chủ yếu:

- Về quy hoạch: Ủy ban nhân dân các tỉnh có vùng sản xuất bông vải trọng điểm cần phối hợp với Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo việc thực hiện rà soát, điều chỉnh, phê duyệt quy hoạch phát

triển chung của cả nước và các chỉ tiêu cụ thể đến năm 205 và định hướng phát triển cây bông đến năm 2020 đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt.

- Về đầu tư:

Ngân sách nhà nước cần hỗ trợ kinh phí để đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, các công trình thủy lợi, hệ thống tưới tiêu tại các vùng được quy hoạch trồng bông vải có tưới tập trung.

Ngân sách Nhà nước đầu tư cho việc nâng cấp các cơ sở nghiên cứu, các phòng thí nghiệm chuyên sâu công nghệ cao. Đảm bảo kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến bông xơ hỗ trợ người trồng bông đầu tư cơ giới hóa các khâu từ làm đất đến thu hoạch, bảo quản, xơ chế, hệ thống tưới tiết kiệm để năng suất lao động nhằm tạo bước đột phá trong phát triển cây bông vải Việt Nam.

Sử dụng linh hoạt công cụ hỗ trợ phù hợp với các điều khoản đã cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO để vẫn đảm bảo tạo điều kiện hỗ trợ về vấn đề giống cho người trồng bông. Giống cây bông phải đảm bảo được các yêu cầu chủ yếu, đặc biệt là yêu cầu thích ứng với điều kiện sinh thái tự nhiện, dễ chăm sóc, năng suất cao và ổn định.

- Về khoa học công nghệ:

Bộ Công thương cần chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ khoa học công nghệ ưu tiên đầu tư kinh phí cho các dự án nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo và nhập nội các giống bông vải có năng suất, tỷ lệ xơ và tính chống chịu cao đưa vào sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh của cây bông.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam sử dụng nguồn kinh phí của chương trình đào tạo ngành Dệt may tổ chức tập huấn, đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ khuyến nông để nâng cao trình độ chuyên môn và phát triển đội ngũ cán bộ khuyeén nông cả ngành bông ở các địa bàn sản xuất có đủ kiến thức tập huấn cho người trồng bông.

- Về mô hình sản xuất và tiêu thụ:

Cần nghiên cứu, xây dựng mô hình liên kết sản xuất giữa người trồng bông với các doanh nghiệp, trên cơ sở nghiên cứu, hiệp hội ngành hàng, trong đó nòng cốt là Công ty Cổ phần Bông Việt Nam, Công ty CP Sản xuất kinh doanh nguyên liệu dệt may Việt Nam, Viện nghiên cứu Bông và phát triển Nông nghiệp Nha Hố và trạm sản xuất bông ở các vùng trồng bông.

Cần thiết thành lập quỹ bình ổn giá thu mua bông hạt trong nước để ổn định giá bông hạt, đảm bảo lợi ích cho người trồng bông và ổn định phát triển ngành bông Việt Nam.

Các đơn vị tổ chức sản xuất bông được vay với mức lãi suất phù hợp để mua bông hạt sản xuất trong nước cho người trồng bông phù hợp với mặt bằng giá của từng thời vụ.

Bên cạnh đó để chủ động nguồn nguyên liệu bông cho ngành dệt may, thì không ai khác bản thân ngành dệt may cần phải có kế hoạch hợp tác với các nước trong khu vực để trồng bông, tăng nguồn cung cho ngành

Thực hiện tốt và đồng bộ các chính sách này sẽ tạo động lực cho người trồng bông, giúp ngành dệt may sớm ổn định nguồn nguyên liệu "đầu vào" để chủ động trong sản xuất từ khâu bông, xơ, vải để nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 50% vào năm 2012 và 70% năm 2017 như ngành dệt may đã đặt ra.

Chỉ có như vậy, ngành dệt may mới trở thành mặt hàng có sức cạnh tranh cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, đem lại nguồn ngoại tệ quý giá cho đất nước khi sự phát triển của ngành dựa trên giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm.(Nguồn: VOV).

Xét trên sự phát triển bền vững của ngành dệt may nói riêng và nhằm mục tiêu phát triển bền vững của nền kinh tế, việc phát triển cây bông một mặt nhằm đảm bảo tính chủ động về nguồn nguyên liệu cho ngành dệt may Việt Nam một mặt tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho nông dân. Với một quốc gia mà số lao động trong hoạt động nông nghiệp chiếm hơn 70% thì việc ổn định thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người nông dân luôn được đảng và nhà nước coi trọng.

Bên cạnh đó phát triển cây bông vải sẽ giúp cân bằng môi trường sinh thái- một vấn đề nhức nhối không chỉ ở nước ta mà đang là vấn đề nhức nhối của toàn cầu.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w