Chi nhánh Ngân hàng TMCP Á châu Hưng yên đã thực hiện phân tán rủi ro tín dụng bằng cách:
- Đa dạng hoá phương thức cho vay, đa dạng hoá khách hàng vay, không tập trung tín dụng vào một khách hàng/một nhóm khách hàng mà tiến hành cho vay nhiều đối tượng khách hàng, nhiều ngành kinh tế... Bên cạnh đội ngũ khách hàng truyền thống về xuất nhập khẩu, Ngân hàng cũng đã mở rộng cho vay tiêu dùng với nhiều hình thức cho vay ưu đãi: Mua ô tô mới, sữa chữa nhà, du học, mua biệt thự, phát triển kinh tế tư nhân - gia đình...
- Đối với các khách hàng có nhu cầu vay lớn thì sau khi thẩm định tính khả thi của phương án kinh doanh, Ngân hàng đã tiến hành cho vay đồng tài trợ.
- Đội ngũ cán bộ của chi nhánh Ngân hàng TMCP Á châu Hưng yên đã chủ động tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, các dự án/phương án sản xuất kinh doanh khả thi và Ngân hàng cũng luôn quan tâm duy trì, củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống.
Hình thức cấp tín dụng của chi nhánh Ngân hàng TMCP Á châu Hưng Yên trong những năm vừa qua.
BẢNG 4: TÌNH HÌNH CƠ CẤU NỢ NGẮN HẠN, TRUNG DÀI HẠN
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng dư nợ 1.474.450 2.170.926 2.389.338
Trong đó:
- Ngắn hạn 628.776 993.466 1.141.123
- Trung, dài hạn 845.674 1.177.460 1.248.215
- Tỷ lệ nợ trung dài hạn/tổng dư nợ 57,35% 54,2% 52,2%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2008 đến 2010 tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Á châu Hưng yên)
Qua bảng trên cho ta thấy nợ cho vay trung và dài hạn năm 2008 chiếm tỷ lệ 57,35%/tổng dư nợ, năm 2009 tỷ lệ chiếm 54,2%/tổng dư nợ và năm 2010 tỷ lệ 52,2% so với tổng dư nợ. Như vậy cơ cấu nợ trung và dài hạn giảm dần. Qua đó chứng tỏ chi nhánh Ngân hàng TMCP Á châu Hưng yên đã hạn chế đầu tư trung dài hạn mà chủ yếu cho vay ngắn hạn các thành phần để hạn chế bớt mọi rủi ro có thể xảy ra. Vì chi nhánh nằm ở vị tri rất thuân lợi về giao thông lại là khu vực phát triển, tập chung nhiều khu công nghiệp do vậy mà ngân hàng đã tận dụng rất tốt lợi thê này. Cá doanh nghiệp cần vốn để đầu tư sản xuất nên Ngân hàng đã tập chung đầu tư vào ngắn hạn.
Để đánh giá và phân tích rủi ro do nợ quá hạn và nợ khó đòi phát sinh có nghĩa là đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tín dụng của Ngân hàng. Đó là tổn thất mà Ngân hàng phải tìm mọi cách để giảm nó tới mức tối thiểu.
3.1 Tỷ lệ nợ quá hạn.
Chỉ tiêu này phản ánh hiêu quả hoạt động tín dụng, đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng cũng như khả năng thu hồi nợ và nó giúp ta đánh giá chính xác thực trạng rủi ro của Ngân hàng.
Ta nhận thấy tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng biến động theo chiều tăng nhưng tỷ lệ này vẫn còn thấp và nằm trong giới hạn an toàn. Theo qui định thì tỷ lệ nợ quá hạn chỉ được phép nhỏ hơn hoặc bằng 5% tổng dư nợ, nghĩa là trong 100 đồng dư nợ thì nợ quá hạn tối đa chỉ được 5 đồng.
Bên cạnh đó, được sự chỉ đạo quan tâm của nhà nước đã tạo hành lang pháp lý cho Ngân hàng xử lý triệt để những món nợ trên 12 tháng do khách hàng cố ý không trả nợ.
Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tỷ lệ % tăng,giảm (+; -) 2009/2008 2010/2009 Tổng dư nợ 1.474.450 2.170.926 2.389.437 + 47,2 + 10,06 Trong đó: NQH 19.747 11.275 7.706 - 42,9 - 31,65 Tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ 1,39% 0,52% 0,32% - 0,82 - 0,2 NQH được khoanh 3.653 3.248 2.170 - 11,08 - 33,18
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh từ năm 2008 đến 2010 tại chi nhánh ngân hàng TMCP Á Châu Hưng yên)
Khoản nợ được khoanh là các khoản nợ đã được gia hạn, là nợ quá hạn nhưng vì các lý do liên quan đến kinh tế địa phương, đất nước mà Ngân hàng quyết định cho lùi việc trả nợ trong một thời gian nhất định tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mục đích sử dụng khoản vay với lãi suất thấp.
Qua bảng số liệu trên cho thấy: Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh ngân hàng TMCP Á châu Hưng yên, chủ yếu do khách quan nên được Nhà nước xử lý cho khoanh nợ, nợ quá hạn năm 2009 giảm so với năm 2008 là 42,9% so với tổng dư nợ lại giảm 0,82% lý do dư nợ năm 2009 tăng mạnh. Đến năm 2010 nợ quá hạn đã xử lý khá tốt nợ quá hạn giảm 31,65% so với năm 2009. Bên cạnh đó số dư nợ năm 2010 tăng hơn so với năm 2009 là 10,06%, mặc dù tăng như vậy nhưng tỷ lệ nợ quá hạn nợ khoanh năm 2009 lại giảm so với năm 2008 là 11,08%, năm 2010 giảm mạnh, đến cuối năm giảm 33,18%.
Qua số liệu trên cho thấy tuy dự nợ tăng lên nhưng nợ quá hạn của chi nhánh ngân hàng TMCP Á Châu Hưng yên qua các năm đều giảm xuống, ở đây nói lên Ban lãnh đạo rất quan tâm đến hiệu quả của vốn vay và đã tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ và hạn chế tối thiểu mức rủi ro tín dụng.
BẢNG 6: PHÂN TÍCH NỢ QUÁ HẠN THEO LOẠI CHO VAY
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
- Dư nợ ngắn hạn 628.776 993.466 1.017.786
Trong đó: Nợ quá hạn ngắn hạn 6.194 5.483 3.135
NQH NH/Dư nợ NH 0,98% 0,55% 0,31%
- Dư nợ trung hạn 482.748 933.497 1.051.946
Trong đó: Nợ quá hạn trung hạn 3.959 2.543 1.940
NQH TH/Dư nợ TH 0,82% 0,27% 0,18%
- Dư nợ dài hạn 362.925 243.962 319.704
Trong đó: Nợ quá hạn dài hạn 9.594 3.248 2.630
NQH DH/Dư nợ DH 2,64% 1,33% 0,82%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ năm 2008 đến 2010 tại chi nhánh ngân hàng TMCP Á châu Hưng yên)
Qua bảng số liệu trên cho thấy nợ quá hạn theo từng loại hình cho vay cũng biến động theo từng năm. Cụ thể năm 2008 là năm chi nhánh đang trong quá trình bước đầu vào kinh doanh. Do lúc này Ngân hàng đầu tư chủ yếu là đầu tư vào xây dựng cơ bản cho vay để sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, hộ cá thể...Đến các năm 2009 và 2010 thi tỷ lệ này giảm dần được hiện qua chinh sách phát triển của tỉnh. Thu hút đầu tư, xây dưng nhiều khu công nghiệp trên địa bàn…
Năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn 0,98%/ tổng dư nợ ngắn hạn, nợ quá hạn trung hạn chiếm 0,82% so với dư nợ trung hạn và nợ quá hạn dài hạn chiếm 2,64%/tổng dư nợ trung hạn. Năm 2009 tỷ lệ nợ qúa hạn <1%/Tổng dư nợ ngắn hạn, nợ quá hạn trung hạn tỷ lệ 0,27%/tổng dư nợ trung hạn, nợ quá hạn dài hạn chiếm tỷ lệ 1,33%/tổng dư nợ dài hạn. Năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn chiếm 0,31%/tổng dư nợ ngắn hạn, nợ quá hạn trung hạn chiếm 0,18%/tổng dư nợ trung hạn, nợ quá hạn dài hạn chiếm 0,82%/tổng dư nợ dài hạn (nợ dài hạn do khách quan nên được Nhà nước cho khoanh). Do thay đổi cơ cấu kinh doanh cũng như cơ cấu cho vay ngày càng đa dạng và phong phú vì vậy không sao tránh khỏi nợ quá hạn xảy ra.
3.2 Tỷ lệ nợ xấu
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, thì nợ xấu là các khoản nợ các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Tình hình nợ xấu của chi nhánh ngân hàng Á châu trong 3 năm gần đây thể hiện như sau:
BẢNG 7: TÌNH HÌNH NỢ XẤU
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng dư nợ cho vay 1.474.450 2.170.926 2.389.338
Tổng nợ xấu 64.208 19.792 21.346
Nhóm 3 10.268 2.645 1.358
Nhóm 5 53.940 17.147 16.732
Tỷ lệ nợ xấu 4,3% 0.91% 0.89%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của chi nhánh Ngân hàng Á châu hưng yên 2008-2010)
Năm 2008, tổng nợ xấu là 64.208 triệu đồng, chiếm 4.3% tổng dư nợ cho vay. Nợ xấu chủ yếu tập trung ở ngành: Công nghiệp chế biến là 43.66 triệu đồng, chiếm 25% tổng nợ xấu. Ngành kinh tế khác (kinh tế cá thể, doanh nghiệp tư nhân...) là 16.99 tỷ đồng, chiếm 17.6% tổng nợ xấu. Một phần nợ xấu rải rác ở ngành xây dựng, thương nghiệp...
Năm 2009, tổng nợ xấu là 19.792 triệu đồng, chiếm 0.91% tổng dư nợ cho vay. Nợ xấu chủ yếu tập trung ở các ngành: Xây dựng là 15.053 triệu đồng, chiếm 76.05% tổng nợ xấu. Thương nghiệp là 3.739 triệu đồng, chiếm 18.8% tổng nợ xấu. Một phần khác rải rác ở ngành công nghiệp chế biến, kinh tế cá thể...
Năm 2010, tổng nợ xấu là 21.346 triệu đồng, chiếm 0.89% tổng dư nợ cho vay. Nợ xấu chỉ tập trung ở hai ngành là: Công nghiệp khai thác là 17.054 triệu đồng, chiếm 79.89% tổng nợ xấu, Thương nghiệp là 4.292 triệu đồng chiếm 20.1% tổng nợ xấu. Còn các ngành khác không có nợ xấu.
Xét về tỷ lệ giữa dư nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay thì ta thấy tỷ lệ giảm dần qua 3 năm, từ 4.3% năm 2008 xuống còn 0,89 % năm 2010. Tỷ lệ nợ xấu giảm được như thế là do sự nỗ lực rất lớn của chi nhánh Ngân hàng Á châu Hưng yên trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý nợ tốt và ngoài ra chi nhánh Ngân hàng còn triệt để xử lý nợ xấu bằng cách thành lập Tổ xử lý nợ xấu.
3.3 Trích lập và sử dụng dự phòng
Để chủ động trong việc hạn chế những hậu quả do rủi ro tín dụng có thể gây ra, một trong những biện pháp hiện nay các ngân hàng đang thực hiện là trích lập dự phòng rủi ro.
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ theo cam kết. Đây là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng và khả
nợ và trích lập dự phòng theo Quyết định này. Dù việc trích lập dự phòng tăng lên sẽ làm tăng chi phí và từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận nhưng chi nhánh Ngân hàng vẫn quyết tâm thực hiện trích lập dự phòng theo đúng và đủ theo mức độ rủi ro thực tế của các khoản cho vay. Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng của chi nhánh Ngân hàng Á châu Hưng yên thể hiện qua thống kê sau:
BẢNG 8: TÌNH HÌNH TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG Á CHÂU HƯNG YÊN
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng dư nợ cho vay 1.474.450 2.170.926 2.389.338
Trích DPRR 100.200 160.170 195.600
Sử dụng dự phòng 0 55.321 42.100
Tỷ lệ trích lập dự phòng 6.7% 7.37% 8.18%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của chi nhánh ngân hàng Á châu Hưng yên 2008-2010)
Trong 3 năm qua, số tiền trích lập dự phòng rủi ro tăng lên cả về số tuyệt đối lẫn tương đối: Năm 2008, số tiền trích lập là chiếm 6.7% tổng dư nợ. Năm 2009, số tiền trích lập là chiếm 7.37% tổng dư nợ, tăng so với năm trước về số tuyệt đối là 59.970 triệu đồng. Năm 2010, số tiền trích lập là chiếm 8.18% tổng dư nợ và tăng so với năm 2009 là 35.430 triệu đồng. Như vậy, tỷ lệ trích lập dự phòng trong tổng dư nợ tăng dần qua các năm từ 6.7% năm 2008, 7.37% năm 2009 và lên đến 8.18% vào năm 2010. Điều này chứng tỏ chất lượng các khoản cho vay giảm, các khoản nợ của khách hàng bị chuyển sang nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn tăng lên.
IV. ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU HƯNG YÊN
1. Kết quả đạt được
- Cùng với sự đi lên về mọi mặt của nền kinh tế cả nước và sự phát triển kinh tế tỉnh Hưng Yên chi nhánh Ngân hàng Á châu đã đạt được thành tựu về kinh tế, văn hoá xã hội, góp phần thúc đẩt kinh tế hưng yên ngày càng phát triển.
- Nhìn chung, các dự báo về tình hình thị trường từ đầu năm khá chính xác. Chi nhánh cũng đã linh hoạt tìm mọi giải pháp phù hợp để một mặt thực thi nghiêm chỉnh các quy định của cơ quan quản lý, mặt khác giảm thiểu tác động tiêu cực lên hiệu quả hoạt động của chi nhánh. Điều này đã giúp chi nhánh Ngân hàng Á châu
Hưng yên tăng tốc thu nhập vào các tháng cuối năm để gần đạt kế hoạch lợi nhuận trong hoạt động Ngân hàng.
- Tập chung phát triển tín dụng đúng hướng kịp thời. Chất lượng tín dụng được đảm bảo. Hạn chế tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp nhất.
- Các chương trình mới về công nghệ hóa hoạt động Ngân hàng bắt đầu khởi động. Xác thực khách hàng bằng vân tay, hệ thống thông tin quản trị (MIS), quản lý tài sản nợ- tài sản có(ALM), quản lý kinh doanh ngân quỹ, quản lý quan hệ khách hàng (CRM), TCBS…
- Chất lượng dịch vụ: Cơ chế xét duyệt chuyên viên đối với các hồ sơ tín dụng cá nhân đã được thực hiện. Các hoạt động cải tiến quá trình cũng giúp rút ngắn thời gian giao dịch, đối với hồ sơ tín dụng cá nhân giảm 1.5 ngày, hồ sơ tín dụng doanh nghiệp giảm 1.5- 10 ngày tùy loại hồ sơ, và nghiệp vụ tiền gửi rút ngắn 1.6- 1.89 phút.
- Để hỗ trợ cho định hướng tăng thu nhập từ dịch vụ, ACB online ( kênh giao dịch ngân hàng điện tử) đã dược triển khai.
- Công tác Nguồn vốn: Chi nhánh đã sớm đưa ra định hướng và các giải pháp, chính sách khuyến khích nhạy cảm, sáng tạo, nắm bắt kịp thời tâm lý và qui luật biến động nguồn tiền gửi qua các năm để từ đó đưa ra nhiều hình thức, loại hình huy động đa dạng như tuyên truyền, khuyến mại, tặng quà và luôn đổi mới phong cách, tinh thần phục vụ.
- Hoạt động tín dụng: Chi nhánh đã chủ động tiếp cận và cho vay đối với mọi thành phần kinh tế nên đến cuối năm 2010 dư nợ tín dụng đạt 1985 tỷ đồng tăng 58% so với năm 2009 chiếm 52% thị phần trên địa bàn. Ngoài ra Chi nhánh luôn chú trọng đẩy mạnh việc kiểm soát về tăng trưởng tín dụng, kiểm soát rủi ro cùng với các điều kiện đảm bảo nợ vay, như trích lập dự phòng rủi ro, đồng thời không ngừng tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng có đảm bảo.
- Hoạt động dịch vụ: Hoạt động dịch vụ tăng cả về qui mô, số lượng, chất lượng. Tổng thu dịch vụ đạt 8.5 tỷ đồng tăng 230% so với năm 2009. Tổng thanh toán qua Ngân hàng đạt 17 nghìn tỷ đồng tăng 65% so với năm 2009. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 319 triệu USD tăng 300% so với năm 2009.
2. Hạn chế của Ngân hàng trong hoạt động rủi ro tín dụng
Bên cạnh những mặt đã đạt được thì chi nhánh Ngân hang TMCP Á châu Hưng yên vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế như:
thông qua đó nhờ những người này vay vốn nên sau khi giải ngân sử dụng tiền làm việc phi pháp, sử dụng vốn sai mục đích… Khi Ngân hàng phát hiện ra thì người gánh chịu trách nhiệm là người dân vô tội và Ngân hàng.
- Do việc thiếu cán bộ tín dụng nên việc quản lý tiền vay gặp nhiều khó khăn, đây là sơ hở cho những khách hàng xấu sử dụng tiền vay sai mục đích. Hạn chế này là do công tác sắp xếp của phòng nhân sự chưa chu đáo, phòng kế toán thì nhân viên lại quá nhiều nên nhân viên bên mảng tín dụng bị thiếu trầm trọng.
- Trình độ của nhân viên chưa cao nên vẫn có tình trạng thẩm định và đưa ra quyết định cho vay sai lầm làm Ngân hàng gặp phải những rủi ro đáng tiếc. Trong tỉnh vẫn chưa có các lớp đào tạo chuyên sâu nên Ngân hàng vẫn cử cán bộ đi học