2 1 65 60 3 2 70 54 4 3 62 67 5 4 84 63 6 5 78 55 7 6 66 74 8 7 83 56 9 8 76 75 10 9 66 60 11 10 77 78 12 Trung bình 72.7 64.2 13 giá trị p của t- test 0.02
Chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm là 8.5 (72.7 – 64.2), thể hiện rằng nhóm nghiên cứu có kết quả tốt hơn nhóm đối chứng. Để kiểm tra xem chênh lệch này có ý nghĩa không, chúng ta độ giá trị xác suất thống kê dùng phép kiểm chứng t-test độc lập trong công thức của Excel ở ô B13 là TTEST(B2:B11,C2:C11,1,3). Với giá trị p = 0.02, chúng ta có thể kết luận kết quả trên theo thang tham chiếu sau đây:
Khoảng giá trị p
Chênh lệch giữa 2 giá trị trung bình
p <= 0.001 Rất có ý nghĩa
(Chênh lệch hiếm khi xảy ra do ngẫu nhiên) p <= 0.05 Có ý nghĩa
(Chênh lệch hiếm khi xảy ra do ngẫu nhiên) p > 0.05 Không có ý nghĩa
(Chênh lệch có thể xảy ra do ngẫu nhiên) Bảng B3.4. Kiểm tra ý nghĩa
Với giá trị p = 0.02, nhỏ hơn 0.05, chúng ta kết luận chênh lệch điểm số trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa. Chênh lệch này chứng tỏ có sự thay đổi điểm số thực sự sau khi áp dụng phương pháp X. Do đó chúng ta
chấp nhận giải thuyết lựa chọn, nghĩa là phương pháp X có cải thiện kết quả học tập của học sinh.
Để tìm hiểu thêm thông tin về cách sử dụng công thức Excel để tính t-test, xin vui lòng tham khảo Phụ chương C của Phần IV.
Mức độ Ảnh hưởng
Sự khác biệt trung bình chuẩn (SMD) là thước đo của Mức độ Ảnh hưởng. Mức độ Ảnh hưởng cho chúng ta biết mức độ ảnh hưởng của can thiệp đã được áp dụng. Đây là công thức SMD: