Qua nghiên cứu các tài liệu trong nước và nước ngoài về nguyên nhân xung đột, các dạng xung đột và các giải pháp xử lý xung đột, cũng như bài học thành bại của việc xử lý xung đột do ứng dụng CNTT trong QLHC tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, tác giả luận văn xin đề xuất một số khuyến nghị sau:
Khuyến nghị 1:
Để việc đầu tư CNTT đạt hiệu quả và phát huy hết chức năng của CNTT trong quản lý, cần chú trọng đến tính hệ thống, tính kế thừa của hệ thống. Khi quyết định đầu tư CNTT nhằm hỗ trợ quản lý, phải nghiên cứu kỹ hiện trạng, nguồn lực, tính sẵn sàng và phải làm từng bước một cách có hệ thống. Phải chuẩn hóa quy trình xử lý một cách rõ ràng, nhất quán. Có sự
113
chuẩn bị về nguồn nhân lực có chuyên môn về CNTT để đảm bảo khi hệ thống CNTT sau khi hình thành được vận hành hiệu quả.
Khuyến nghị 2:
Đối với Chính phủ và các Bộ và cơ quan ngang bộ cần sớm nghiên cứu những đặc tính của dự án CNTT để ban hành những quy định quản lý phù hợp với những đặc tính đó, giúp cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư các dự án CNTT được dễ dàng, các cơ quan, đơn vị đầu tư CNTT thực hiện triển khai các dự án ứng dụng CNTT được nhanh chóng và hiệu quả.
Khuyến nghị 3:
Chính phủ cần nghiên cứu chính sách tiền lương đối với công chức sao cho đảm bảo được thu nhập từ lương của công chức đủ chi trả cho chi phí cuộc sống của họ, đảm bảo ổn định cuộc sống cho công chức để tránh những hiện tượng tiêu cực trong công việc.
Khuyến nghị 4:
Bộ KH&ĐT khi triển khai các chương trình phần mềm ứng dụng cho cả nước nên nghiên cứu kỹ hiện trạng ứng dụng CNTT tại các tỉnh, thành phố để có hướng xây dựng và triển khai các phần mềm được hiệu quả, có giải pháp tích hợp với các phần mềm hiện có của các tỉnh, thành phố nhằm tránh chồng chéo và lãng phí.
Khuyến nghị 5:
Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nên ban hành quy chế riêng cho việc thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư CNTT sử dụng vốn ngân sách để việc thẩm định và phê duyệt quyết định đầu tư cho các dự án CNTT được nhanh chóng và kịp thời đáp ứng nhu cầu thực tế, tránh cho việc công nghệ đã lựa chọn trước khi trình thẩm định đến khi triển khai bị lạc hậu do tốc độ phát triển rất nhanh của ngành CNTT trong thực tế.
114
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chỉ thị 58CT/TW ngày 17/10/2000 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Thủ tướng chính phủ,
Về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
3. Nghị định số 43/2011/NĐ-CP, ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước.
4. Quyết định 112/2001/QĐ-TTg, ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2005.
5. Quyết định số: 2005/QĐ-TTg, ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
6. Quyết định số: 48/2009/QĐ-TTg, ngày 31 tháng 03 năm 2009 của Thủ tướng cính phủ, về việc Phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009 – 2010. 7. Cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, 2008
http://chinhphu.vn
8. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan Nhà nước, 2011, http://chinhphu.vn
9. Một số vấn đề về xử lý xung đột xã hội và thực tiễn tại Nghệ An, tạp chí hoạt động khoa học, Bộ KH và CN, http://www.tchdkh.org.vn/, 2010 10.Nguyễn Cảnh Chất (2003), Tinh hoa quản lý, Nhà xuất bản Lao động –
115
11.Anh Cường - Hương Trang - Lệ Huyền - Bích Hằng (2006), Nguyên tắc quản lý – Bài học xưa và nay, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội 12.Phạm Hồng Quảng (2010), Một số kết quả và định hướng trong ứng
dụng và phát triển CNTT phục vụ cải cách hành chính trên địa bản tỉnh Quảng Nam. Tạp chí: Tập san Sở Thông tin Truyền thông Quảng Nam 2010
13. Huy Tài (2009), Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2009 – 2010, http://www.customs.gov.vn (trang WEB của Tổng cục Hải quan)
14. TS. Trần Thị Thủy (2010), Nhận diện các nguyên nhân dẫn đến xung đột trong tổ chức hành chính nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia 15. GS.TS Võ Khánh Vinh (Chủ biên, 2010), Xung đột xã hội. Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 16.Arrow K. J. (1963), Social choice and individual values, New Haven:
Yale University Press.
17.Daniel Goleman (1995), Emotional Intelligence, Bantam Books, USA 18.Daniel Goleman (2006), Social Intelligence. Random House Publishing
Group, USA
19. Edward de Bono (1985), Six thinking hats, Editions Juan Granica S.A., Spain
20. Gary T. FurLong (2005), The Conflict Resolution Toolbox Models and Maps for Analyzing Diagnosing and Resolving Conflict, John Wiley & Sons Canada, Ltd., Canada.
21. Kurt Lewin, Resolving Social Conflicts,the Research Center for Group Dynamics - University of Michigan, USA
22.Lind E. Allan (1995), Social Conflict and Social Justice: Lessons from the Social Psychology of Justice Judgments, Inaugural oration for the Leiden University Fund Chair in Social Conflict. Faculty of the University, Leiden, the Netherlands
116
23.Tajfel, H. (1978). Differentiation between social groups: Studies in the social psychology of intergroup relations. New York: Academic Press. 24.Volker Pirsick (2010), Dealing with conflict and complaints, MTD
training & Ventus Publishing ApS, UK
25.Wisinski Jerry (1993), Resolving Conflicts On the Job, American Management Association, USA
Các trang WEB http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn http://hochiminhcity.eregulations.org http://www.tbs-sct.gc.ca http://nhipsongso.tuoitre.vn http://vietbao.vn http://www.kynang.edu.vn