Không sinh sản do bệnh lý

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG BỆNH SẢN KHOA (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI) (Trang 28)

- Gia súc già sinh đẻ nhiều lứa, chức năng sinh lý bị giảm sút Vì vậy cơ năng hoạt động sinh

2.2.5. Không sinh sản do bệnh lý

2.2.5.1. Viêm da bao dịch hoàn

Bao dịch hoàn là một bộ phận quan trọng việc điều chỉnh nhiệt độ, đảm bảo điều kiện nhiệt độ thích hợp để quá trình hình thành và phát triển tinh trùng được bình thường, khi bao dịch hoàn bị tổn thương, bị viêm, khối u làm cho việc điều hòa nhiệ độ sẽ bị trở ngại thì chất lượng tinh dịch sẽ bị kém, tinh trùng chết nhiều, tỷ lệ kỳ hình cao.

2.2.5.2. Bao dịch hoàn tích dịch

- Bao dịch hoàn bị chương to, da căng và bóng, nhưng không có triệu chứng viêm. - Khi khám có hiện tượng sóng nước. Chất lượng tinh dịch sẽ bị kém

2.2.5.3. Viêm tương mạc dịch hoàn:

- Đặc trưng của viêm cấp tính là bao dịch hoàn sưng to, khi sờ nắn đực giống có biểu hiện đau rõ rệt, quá trình hình thành và phát triển của tinh trùng bị trở ngại.

- Ở thể mạn tính thì bao dịch hoàn dày lên, có khi thành trong của dịch hoàn dính chặt với dịch hoàn.

2.2.5.4. Viêm bao dương vật:

- Do các chất tiết đọng lại lâu ngày trong bao dương vật, dần dần bị nhiễm khuẩn thối rữa. Bệnh viêm bao dương vật không ảnh hưởng đến chất lượng tinh dịch.

- Can thiệp bằng cách dùng thuốc sát trùng thụt rửa bao dương vật sau đó dùng thuốc kháng sinh

2.2.5.5. Khối u:

Gia súc đực giống bị khối u trên dương vật hay ở quy đầu đều ảnh hưởng đến quá trình giao phối hoặc khai thác tinh dịch. Quá trình điều trị bệnh khó khăn và dễ tái phát, nên cho loại thải.

- Chủ yếu do dịch hoàn bị tổn thương, hoặc kế phát từ bệnh viêm bao dịch hoàn.

- Triệu chứng thể tích dịch hoàn tăng, cứng và con vật có cảm giác đau, thân nhiệt tăng, ăn uống kém, tính dục giảm rõ rệt.

2.2.5.7. Liệt cổ bàng quang:

Khi đực giống phóng tinh, cổ bàng quang không được khép kín nên nước giải cùng chảy lẫn vào tinh dịch. Khi kiểm tra thấy tinh dịch có màu vàng và lẫn mùi nươc giải, tinh trùng chóng chết. Bệnh có thể dùng Strichnin điều trị có kết quả nhưng có thể lại bị tái phát.

*) Thảo luận: (2 tiết) Thảo luận theo chủ đề:

1. Theo anh (chị) trong nền chăn nuôi công nghiệp hiện nay, thức ăn sử dụng chủ yếu cho vật nuôi là thức ăn công nghiệp. Vậy sử dụng thức ăn này có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản của gia súc không?

Gợi ý:

- Tìm hiểu giá trị năng lượng và thành phần của các loại thức ăn công nghiệp.

- Phân tích ảnh hưởng của các thành phần thức ăn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của vật nuôi như các thành phần bổ sung trong thức ăn như: hormone sinh trưởng, kháng sinh...

2. Những giải pháp để khắc phục các bệnh vô sinh ở gia súc. Gợi ý:

- Tìm hiểu các nguyên nhân - Cải tạo con giống

- Sử dụng các loại hormon sinh sản - Kết hợp chăm sóc, nuôi dưỡng...

C) TÀI LIỆU HỌC TẬP

[1], Trịnh Thị Quý (2011), Bài giảng bệnh sản khoa gia súc. Trường Đại học Hùng Vương. [2],Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2001), Giáo trình sinh sản gia súc- Giáo trình trường ĐH Nông nghiệp I.

[3], Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thanh Dương, Đỗ Kim Tuyên, Lưu Công Khánh, Lê Thị Thuý (1997), Công nghệ cấy truyền phôi bò. NXB Nông nghiệp.

[4], Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000), Bệnh sinh sản ở gia súc. NXB Nông nghiệp.

[5], Lê Đức Trình (2003), Hormon và nội tiết học. NXB Y học.

D) CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG

1. Trình bày các phương pháp khám các bệnh vô sinh ở gia súc cái? 2. Trình bày các phương pháp khám các bệnh vô sinh ở gia súc đực?

3. Anh (chị) hiểu thế nào về các bệnh ở buồng trứng như: viêm buồng trứng, sơ cứng buồng trứng, u nang buồng trứng?

4. Khi gia súc cái bị u nang buồng trứng thì có biểu hiện như thế nào? Cách can thiệp?

5. Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng vô sinh ở gia súc đực? Biện pháp can thiệp trong các bệnh vô sinh ở gia súc đực?

CHƯƠNG 3

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh sản của gia súc

Số tiết: 06 tiết (Lý thuyết: 06 tiết)

A) MỤC TIÊU

- Kiến thức:

+ Sau khi học xong, sinh viên cần hiểu được: ảnh hưởng của các yếu tố đến sự sinh sản của gia súc như yếu tố bệnh, chăm sóc, quản lý nuôi dưỡng, yếu tố môi trường, yếu tố thuốc (các loại hormon sinh sản)

+ Các loại thuốc điều trị bệnh sản khoa đang được sử dụng trong chăn nuôi hiện nay.

- Kỹ năng:

+ Sinh viên biết được phương pháp hạn chế tác động xấu của bên ngoài đến sự sinh sản của gia súc. + Biết cách sử dụng, lựa chọn các loại thuốc trong điều trị các bệnh sản khoa.

- Thái độ:

+ Có thái độ nghiêm túc, tích cực trong học tập.

B) NỘI DUNG

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG BỆNH SẢN KHOA (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH CHĂN NUÔI) (Trang 28)

w