Kết quả áp dụng phƣơng pháp Khoảng cách-Tần suất-Nhận dạng vào phân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng phương pháp khoảng cách - tần suất - nhận dạng trong giải đoán địa chất số liệu địa vật lý hàng khôn (Trang 49)

vào phân tích tài liệu thực tế vùng Đông Tuy Hòa

Chúng tôi đã tiến hành áp dụng phƣơng pháp Khoảng cách-Tần suất-Nhận dạng vào phân tích tài liệu thực tế vùng Đông Tuy Hòa, phục vụ thành lập Sơ đồ dự báo triển vọng khoáng sản của vùng.

Tìm kiếm và dự báo triển vọng khoáng sản là mục tiêu chính của công tác địa vật lý máy bay tỉ lệ lớn, trong đó phƣơng pháp phổ gamma hàng không đóng vai trò chủ đạo. Theo quan điểm xạ-địa hoá, các quá trình tạo quặng luôn gắn liền với quá trình phân bố lại các nguyên tố phóng xạ. Do vậy tìm kiếm và dự báo các diện tích có triển vọng khoáng sản theo tài liệu địa vật lý máy bay,đặc biệt là tài liệu phổ gamma hàng không trƣớc hết là khoanh định các trƣờng xạ-địa hoá cục bộ, liên quan với các đới biến đổi, trên đó xảy ra sự phân bố lại các nguyên tố phóng xạ, có tiềm năng triển vọng khoáng hoá quặng. Tiếp đến là tiến hành các bƣớc đánh giá, phân loại mức độ triển vọng của các diện tích đã đƣợc khoanh định. Để tìm kiếm và dự báo triển vọng khoáng sản theo tài liệu địa vật lý hàng không ở Việt Nam hiện nay ngƣời ta sử dụng một tổ hợp bao gồm rất nhiều phƣơng pháp, đƣợc tiến hành theo các bƣớc khác nhau. Phƣơng pháp phân tích khoảng cách – tần suất – nhận dạng là một trong tổ hợp nhiều phƣơng pháp nói trên và góp phần quan trọng trong việc nâng cao độ tin cậy của việc đánh giá và dự báo mức độ triển vọng đối với các diện tích nghiên cứu.

Khoanh định các trƣờng xạ-địa hoá cục bộ có tiềm năng triển vọng khoáng hoá quặng; Đánh giá, phân loại mức độ triển vọng của các diện tích; Từ đó xây dựng “Sơ đồ dự báo triển vọng khoáng sản” đƣợc tiến hành theo các bƣớc nhƣ sau:

Bước 1: Khoanh định các trường xạ địa hóa cục bộ, liên quan với các đới biến đổi có tiềm năng triển vọng khoáng hóa quặng.

Áp dụng một số chƣơng trình của “Khối Xử lý thống kê”, “Khối phát hiện và phân chia dị thƣờng” và “Khối Xử lý tổ hợp” trong Bộ COSCAD để xác định các đặc trƣng thống kê của các trƣờng địa vật lý, phân chia các miền trƣờng theo các tổ hợp dấu hiệu đặc trƣng, khoanh định các trƣờng xạ-địa hoá cục bộ nhƣ cách làm thông thƣờng hiện nay dựa theo các dấu hiệu sau:

- Các đới trƣờng địa vật lý dị thƣờng. - Các đới tỉ số F dị thƣờng.

- Các đới hệ số tƣơng quan dị thƣờng.

- Đặc điểm phân bố không gian của các dị thƣờng địa phƣơng.

Ở đây chúng tôi đã áp dụng bổ sung “Phƣơng pháp đánh giá và phân loại cụm dị thƣờng” vào phân tích tài liệu dị thƣờng của phƣơng pháp phổ gamma hàng không.

Bước 2: Đối sánh các tiêu chuẩn địa vật lý với các tiền đề địa chất, khoanh định các đới có triển vọng, phân loại chúng.

Các tiêu chuẩn địa vật lý đƣợc đem đối sánh với các tiền đề địa chất, đó là các số liệu về địa chất, đặc biệt là các kết quả của công tác kiểm tra đánh giá mặt đát (thuộc Đề án bay đo) và của công tác tìm kiếm đánh giá trong đo vẽ địa chất.

Chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp Khoảng cách - Tần suất - Nhận dạng (sau khi đã đƣợc hoàn thiện và mở rộng phạm vi áp dụng) nhƣ một công cụ chính yếu để đánh giá và phân loại mức độ triển vọng khoáng sản của các đới theo tiêu chuẩn địa vật lý với việc xử lý tổ hợp cả tài liệu từ và phổ gamma hàng không.

Để áp dụng phƣơng pháp này đòi hỏi phải có 2 loại đối tƣợng mẫu đối ngƣợc nhau (quặng và không quặng). Trong thực tế việc phân tích lựa chọn các đối tƣợng mẫu không quặng là rất khó khăn, ở các cụm đã kiểm tra mặt đất và xếp vào loại ít

có triển vọng, thƣờng chỉ đánh giá là chƣa thấy các biểu hiện quặng, rất ít cụm khẳng định là không có triển vọng quặng. Trên vùng chỉ có nhóm bản chất Thori và Thori – Kali là có đƣợc các cặp đối tƣợng mẫu tin cậy.

Kết quả phân tích bằng phƣơng pháp này cho kết quả phù hợp với tài liệu thực tế trên những vùng đã đƣợc kiểm tra đánh giá mặt đất.

 Nhóm bản chất Kali: ở nhóm này có các cụm 51, 88, 92 xếp là loại ít có triển vọng. trong đó cụm 88 đã đƣợc kiểm tra mặt đất không có biểu hiện quặng và các dấu hiệu để khoanh định các đới biến đổi dự đoán. Chọn cụm 88 là đối tƣợng mẫu không quặng và cụm 68 là đối tƣợng quặng. Kết quả, trong 13 cụm đƣợc xác lập là đồng dạng với cụm 68 có 8 cụm đƣợc kiểm tra mặt đất và 5 cụm chƣa đƣợc kiểm tra. Tất cả 8 cụm đƣợc kiểm tra đều đƣợc đánh giá là có triển vọng trong đó 3 cụm (87,89,94) xếp là triển vọng loại 1 và 5 cụm (10,60, 95, 101) triển vọng loại 2. Kết quả đƣa ra ở bảng (3.1).

 Nhóm bản chất Thori – Kali: cặp mẫu điển hình cho nhóm này đƣợc chọn là cụm 38 đối tƣợng mẫu quặng và cụm 55 đối tƣợng mẫu không quặng. Kết quả phân tích tƣơng đối khả quan là trong 8 cụm đƣợc xác định là đồng dạng với đối tƣợng quặng có 5 cụm đƣợc kiểm tra mặt đất thì 4 cụm (28, 41, 52, 95) đƣợc xác định là có triển vọng và 1 cụm (56) đánh giá là ít có triển vọng. Kết quả đƣa ra ở bảng (3.2).

 Các nhóm bản chất còn lại phân tích cho kết quả tham khảo không thật đảm bảo độ tin cậy.

STT Số hiệu cụm Cụm đã kiểm tra mặt đất Kết quả đánh giá

1 21 2 28 * T.V LOẠI 1 3 41 * T.V LOẠI 1 4 52 * T.V LOẠI 1 5 56 * Ít triển vọng 6 90

7 95 * T.V LOẠI 2

8 105

Bảng 3.1 - Kết quả phân tích theo phương pháp Khoảng cách-Tần suất -Nhận dạng và so sánh với kết quả kiểm tra mặt đất

Các cụm đối tượng mẫu: 38 và 55.

So sánh kết quả phân tích của 2 phƣơng pháp trên với 2 nhóm bản chất phóng xạ điển hình (K và Th- K) thì cho thấy kết quả phân tích trên 2 phƣơng pháp là tƣơng đối trùng nhau và phù hợp với tài liệu thực tế trên những diện tích đã đƣợc kiểm tra.

Có thể thấy các kết quả phân tích bằng phƣơng pháp khoảng cách –tần suất – nhận dạng cho kết quả rất phù hợp với tài liệu thực tế trên những vùng đã đƣợc kiểm tra đánh giá mặt đất.

Điều này cho thấy phƣơng pháp tính toán đúng đắn và cho phép dự báo triển vọng khoáng sản trên những cụm đồng dạng tiếp theo chƣa đƣợc kiểm tra mặt đất là hoàn toàn có cơ sở.

STT Số hiệu cụm Cụm đã kiểm tra mặt đất Kết quả đánh giá 1 10 T.V LOẠI 2 2 19 3 24 4 39 5 60 * T.V LOẠI 2 6 66 7 74 * T.V LOẠI 2 8 87 * T.V LOẠI 1 9 89 * T.V LOẠI 1 10 94 * T.V LOẠI 1

11 95 * T.V LOẠI 2 12 99

13 101 * T.V LOẠI 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.2: Kết quả phân tích theo phương pháp khoảng cách –tần suất – nhận dạng và so sánh với kết quả kiểm tra mặt đất

Đối tượng mẫu: 68 và 88.

Từ các kết quả phân tích nói trên tiến hành xây dựng “Sơ đồ dự báo triển vọng khoáng sản” theo tài liệu địa vật lý máy bay trên toàn diện tích vùng Đông Tuy Hoà (Hình 3.8). Trên Sơ đò này các đới triển vọng đƣợc khoanh định và xếp loại về mức độ triển vọng theo cách nhƣ sau:

- Triển vọng loại A1 là các đới đã đƣợc kiểm tra đánh giá mặt đất và đƣợc xác nhận là rất triển vọng.

- Triển vọng loại A là các đới chƣa đƣợc tiến hành kiểm tra đánh giá mặt đất nhƣng đạt các tiêu chuẩn địa vật lý từ các kết quả phân tích nhận dạng.

- Triển vọng loại B là các đới chƣa đƣợc tiến hành kiểm tra mặt đất và các kết quả phân tích nhận dạng theo các phƣơng pháp đã tiến hành không hoàn toàn trùng nhau.

Căn cứ trên “Sơ đồ dự báo triển vọng khoáng sản” có thể thấy khoáng sản trong vùng biểu hiện khá phong phú, đa dạng, đáng chú ý là vàng, thiếc, volfram, molipden, đất hiếm, trong đó nổi bật nhất là vàng. Vàng đƣợc phát hiện nhiều nơi trên nhiều đối tƣợng địa chất khác nhau, đƣợc biểu hiện chủ yếu bằng các đới dị thƣờng mang bản chất Kali. Khoáng sản đáng chú ý thứ 2 là volfram trong các đới biến đổi nhƣ greizen hóa, các mạch pecmatit đƣợc biểu hiện bằng các đới dị thƣờng bản chất thori và hỗn hợp.

Khoáng sản trong vùng có nguồn gốc nhiệt dịch, nhiệt độ thấp đến trung bình và thƣờng liên quan với các đá biến đối trong vùng phân bố là phức hệ Bến Giằng và hệ tầng phun trào Mang yang. Về trƣờng địa vật lý, chúng thƣờng biểu hiện bằng các đới dị thƣờng phổ gamma mang bản chất Kali và Thori-Kali.

Các khoáng sản thiếc, volfram, molipden chƣa gặp quặng gốc mà mới chỉ gặp ở dạng vành phân tán trọng sa. Chúng thƣờng biểu hiện bằng các đới dị thƣờng phổ gamma mang bản chất Thori hoặc Thori-Uran, liên quan với các đá biến đổi ở nhiệt độ cao và nằm trong đá granit phức hệ Đèo Cả, cũng nhƣ trong các đá biến chất hệ tầng Đacmi. Nhìn chung khoáng sản này có triển vọng không lớn.

Đất hiếm và kim loại phóng xạ cũng gặp ở dạng vành phân tán trọng sa zincon và monazit. Chúng biểu hiện là các đới dị thƣờng phổ gamma có bản chất Thori- Uran và Thori-Kali. Có lẽ chúng liên quan với các đá biến đổi nhiệt dịch nhiệt độ trung bình và thƣờng nằm trong các đá phức hệ Vân Canh.

Các kết quả áp dụng thực tế đối với tài liệu địa vật lý máy bay vùng Đông Tuy Hoà đã góp phần nói lên tính đúng đắn, độ tin cậy của các phƣơng pháp phân tích mới, cũng nhƣ ý nghĩa thực tiễn và phạm vi áp dụng của chúng.”Sơ đồ dự báo triển vọng khoáng sản” đƣợc thành lập là những kết quả mới, khách quan góp phần làm sáng tỏ thêm về đặc điểm và triển vọng khoáng sản của vùng.

Sau đây là những số liệu thu thập đƣợc từ báo cáo kết quả bay đi từ phổ gamma vùng Đông Tuy Hòa và kết quả sau khi áp dụng phƣơng pháp khoảng cách – tần suất – nhận dạng [7].

Hình 3.9 – sơ đồ phân bố cụm dị thường và kết quả phân tích theo phương pháp khoảng cách – tần suất – nhận dạng vùng đông Tuy Hòa

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu lý thuyết nhận dạng và một số phƣơng pháp phân tích nhận dạng đang đƣợc ứng dụng trong xử lý phân tích tài liệu địa vật lý ở nƣớc ta hiện nay, luận Văn đã trình bày một cách tiếp cận mới giải quyết bài toán nhận dạng thông qua việc kết hợp phƣơng pháp phân tích khoảng cách khái quát theo thuật toán của Paguônôp và phƣơng pháp phân tích tần suất theo thuật toán Griffiths – Vinni trong đánh giá lựa chọn thông tin cũng nhƣ trong phân tích đối sánh, xác định đối tƣợng đồng dạng. Trình bày những kết quả mới về việc hoàn thiện và mở rộng phạm vi áp dụng của “ phƣơng pháp khoảng cách – tần suất – nhận dạng ” trong xử lý-phân tích các số liệu địa vật lý, đặc biệt là các số liệu phổ gamma hàng không.

Các kết quả áp dụng phƣơng pháp khoảng cách – tần suất – nhận dạng mới vào xử lý-phân tích tài liệu thực tế vùng Đông Tuy Hòa đã góp phần làm sáng tỏ ý nghĩa khoa học và khả năng áp dụng thực tế của phƣơng pháp.

Sơ đồ dự báo triển vọng khoáng sản vùng Đông Tuy Hòa theo tài liệu địa vật lý hàng không trên cơ sở áp dụng phƣơng pháp phƣơng pháp khoảng cách – tần suất – nhận dạng mới là những kết quả mới, khách quan, góp phần làm sáng tỏ đặc điểm địa chất và triển vọng khoáng sản của vùng.

Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Tài Thinh,… Võ Thanh Quỳnh (2002). Tổng hợp phân tích các tài liệu địa lý để nhận dạng đánh giá triển vọng khoáng sản nội sinh các dị thường địa vật lý ở Miền Trung Việt Nam. Lƣu trữ Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Hà Nội.

2. Vũ Thu Hƣơng và n.n.k (1992). Xây dựng thư viện chương trình xử lý và phân tích tài liệu Địa vật lý đã có và khai thác các chương trình nội hợp dụng. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ. Lƣu trữ Cục Địa chất Việt Nam. Hà Nội .

3. Tăng Mƣời (1995). Địa vật lý máy báy trong điều tra Địa vật lý và tìm kiếm khoáng sản. Thông tin KHKT Địa chất. Hà Nội.

4. Tăng Mƣời, Võ Thanh Quỳnh (1990). Xác lập các căn cứ khoa học đánh giá tiềm năng triển vọng Uran trên lãnh thổ Việt Nam thông qua tài liệu Địa vật lý máy bay. Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Nhà nƣớc 50B.01.01B. Lƣu trữ Viện năng lƣợng Nguyên tử Quốc Gia. Hà Nội.

5. Tăng Mƣời, Võ Thanh Quỳnh (1988). Ứng dụng phương pháp phổ gamma hàng không trong tìm kiếm Uran và các khoáng sản có ích khác liên quan với phóng xạ. Báo cáo tại Hội nghị khoa học vật lý hạt nhân ứng dụng. Viện Khoa học Việt Nam. Hà Nội.

6. Lê Khánh Phồn (1996). Phương pháp xử lý luận giải tài liệu phổ gamma mặt đất mô phỏng theo địa hoá. Báo cáo khoa học tại Hội nghị khoa học lần thứ 12. Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất,.

7. Võ Thanh Quỳnh (1995)., Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Văn Phùng.Báo cáo kết quả bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1/25.000 vùng Tuy Hoà. Lƣu trữ Cục Địa chất Việt Nam. Hà Nội.

8. Võ Thanh Quỳnh, Nguyễn Xuân Ngoan, Vũ Tuấn Hùng. Thành lập bộ chương trình xử lý tài liệu địa vật lý máy bay. Lƣu trữ Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Hà Nội 2002.

9. Võ Thanh Quỳnh (2007). Một cách tiếp cận mối giải quyết bài toán nhận dạng trong xử lý, phân tích tài liệu địa vật lý. TC Địa chất, A/302: 76-80. Hà Nội.

10. Võ Thanh Quỳnh (2008). Phƣơng pháp đánh và phân loại cụm dị thƣờng trong xử lý-phân tích tài liệu phổ gamma hàng không. TC Địa chất, A/304: 70-75. Hà Nội.

11. Võ Thanh Quỳnh (2008). Xây dựng một phƣơng pháp nhận dạng mới trong xử lý tài liệu địa vật lý trên cơ sở vận dụng kết hợp các phƣơng pháp phân tích khoảng cách khái quát và phân tích tần suất. TC Địa chất, A/305: 61-66. Hà Nội.

12. Nguyễn Tài Thinh, Võ Thanh Quỳnh và n.n.k (1997). Áp dụng các phương pháp mới trong xử lý, phân tích, biểu diễn và lưu trữ các tài liệu địa vật lý. Lƣu trữ Cục Địa chất Việt Nam. Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13. Phạm Tiến Thuận, Nguyễn Xuân Sơn, Võ Thanh Quỳnh, Nguyễn Đình Đạt (1996). Báo cáo kết quả bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1/50.000 vùng Phan Thiết.

Lƣu trữ Cục Địa chất Việt Nam. Hà Nội .

14. Phạm Tiến Thuận, Nguyễn Xuân Sơn, Võ Thanh Quỳnh, Nguyễn Văn Phùng (1994). Báo cáo kết quả bay đo từ phổ gamma tỷ lệ 1/25.000 vùng Đà Lạt.

Lƣu trữ Cục Địa chất Việt Nam. Hà Nội.

15. Green A.A (November 1987). Leveling airborne gamma-radiation data using between-channel correlation information, Geophysics, Vol.52, No11.

16. Grasty L., Glynn J.E., and Grant J.A (December 1985). The analysis of muntichannel airborne gamma-ray spectra, Geophysics, Vol.50, No12.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu áp dụng phương pháp khoảng cách - tần suất - nhận dạng trong giải đoán địa chất số liệu địa vật lý hàng khôn (Trang 49)