II. Thực trạng và giải pháp phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
e. Kinh tế xã hội nông thôn khởi sắc trên nhiều mặt.
Tuy đầu tư của nhà nước để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn chưa nhiều,nhưng vớI phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, nông dân đã đóng góp tiền của, sức lao động để xây dựng hệ thống điện, giao thông nông thôn, cơ sở y tế, trường học, nhà ở, làm cho bộ mặt nông thôn đã có tiến bộ mới. Năm GDP nông thôn (triệu đồng-giá thực tế) Tỷ lệ để dành(%) 1990 21.452.000 5.2 1991 39.693.000 7.1 1992 40.638.957 7.6 1993 59.122.722 9.4 1994 72.189.000 9.6 1995 89.976.000 10.6
Nhờ các điều kiện được xây dựng, đời sống của nhân dân nông thôn bước đầu được cải thiện, tỷ lệ hộ giàu tăng, hộ nghèo đói giảm,nông thôn không còn cảnh đói gạo, thiếu cơm.Nhờ mở rộng phủ sóng truyền thanh, truyền hình, mức hưởng thụ văn hoá tăng đáng kể: năm 1994 có 21,6% số hộ nông dân có máy thu hình; 37,5% số hộ có máy thu thanh, số trẻ em đến tuổi đi học đến trường tăng lên so với trước.
2.Những tồn tại trong quá trình công nghiệp hoá hiên đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở nước ta.
2-1 Cơ cấu kinh tế nông thôn vẫn mang tính chất thuần nông.
Theo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2001 do Tổng cục Thống kê công bố tháng 4-2002 khu vực nông thôn có 13,2 triệu hộ, trong đó 79,8% số hộ làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, chỉ có 17% số hộ làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.Hai tỷ lệ tương ứng của năm 1994 là 81,6% và 8,0%.Như vậy, sau 7 năm cơ cấu ngành nghề của hộ và lao động nông thôn chuyển dịc rất chậm: giảm 0.8% số hộ và lao động khu vực nông nghiệp, bình quân 0.11%/năm. Sự bất hợp lý này còn được thể hiện rõ nét qua các chỉ tiêu khác: cho đến nay 78.6% số hộ nông thôn vẫn lấy nguồn thu nhập chính từ khu vực nông nghiệp, chỉ có 21.4% số hộ có nguồn thu nhập chính từ các hoạt động công nghiệp và dịch vụ.Cơ cấu thu từ sản xuất kinh doanh của hộ chủ yếu vẫn từ nông nghiệp: 75.6% còn công nghiệp chỉ có 13.8% và dịch vụ 10.6%.
Rõ ràng, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cơ cấu nông thôn nước ta về cơ bản vẫn mang nặng tính chất thuần nông, xét trên cả ba chỉ tiêu chủ yếu: cơ cấu lao động, thu nhập và thu từ sản xuất kinh doanh.
Cơ cấu hộ nông thôn theo 3 nhóm ngành chủ yếu năm 1994 và năm 2001
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê.
2-2.Cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chuyển dịch chậm và không đồng đều.
Trong 6 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng về đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến nay kết quả đạt được còn rất hạn chế.Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản vẫn đang giao động ở mức từ 80,5% đến 81% và có xu hướng tăng dần: 6 tháng đầu năm
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 1994 2001 1994 2001 1994 2001 Cả nước 81.65 81 1.61 5.5 4.39 10.6 Vùng Đông Bắc 91.6 88.4 1.37 2.5 1.49 7.3 Vùng Tây Bắc 91.6 93 1.37 2.5 1.49 4.6 Đồng bằng sông Hồng 91.3 78.1 2.01 7.4 1.78 9.6 Bắc Trung Bộ 86.84 82.9 1.6 3.6 2.8 7.8 Nam Trung Bộ 80.61 81.16 1.83 5 5.89 9.8 Tây Nguyên 77.03 91.1 0.81 1.2 4.56 5.9 Đông Nam Bộ 50.4 64.2 4.28 12.6 12.32 20.2 Đồng bằng sông CL 72.44 79.8 1.15 5 6.42 13.5
2002 là 81.9%. Tỷ trọng lâm nghiệp giảm đần từ 6,2% năm 1996 còn 5,3% năm 2001 và 6 tháng đầu năm 2002 cò 4,1%. Tỷ trọng ngành thuỷ sản tuy có tăng đần nhưng xu hướng chưa ổn định, tính vững chắc chưa cao: năm 2000=13,7%; 2001=14,6%; 6 tháng đầu năm 2002 còn 13,9% và triển vọng cả năm 2002 còn thấp hơn do tác động tiêu cực cuả thị trường xuất khẩu thuỷ sản, nhất là thị trường Mỹ.
2-3. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính độc canh, tự cấp,tự túc, phân tán, quy mô nhỏ.
a.Trồng trọt và chăn nuôi.
Yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất giữa hai ngành trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi và giảm tỷ trọng ngành trồng trọt với điều kiện giá trị tuyệt đối mỗi ngành đều tăng dần qua các năm với tốc độ khác nhau. Yêu cầu đó xuất phát từ mục tiêu từng bước tạo ra một cơ cấu hợp lý, cân đối giữa chăn nuôi với trồng trọt, đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính.Mục tiêu cụ thể đến năm 2010, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 25% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp.Tuy nhiên thực tế diễn ra trong 16 năm đổi mới không đáp ứng được yêu cầu đó ngược lại đã xuất hiện xu hướng giảm dần và không ổn định trên phạm vi cả nước cũng như tùng vùng,từng địa phương.
b.Sản xuất rau quả phát triển rất chậm.
Rau quả tươi là thế mạnh của nông nghiệp nước ta do điều kiện thiên nhiên ưu đãi.Nhưng trong những năm đổi mới vừa qua, thế mạnh này chưa được khai thác hợp lý nên kết quả đạt được còn rất khiêm tốn.
Kết quả sản xuất rau, quả cả nước 1996-2001
2-3.Những bất cập trong cơ chế chính sách về công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
- Nhiều nguồn tiềm năng to lớn trong nông nghiệp nông thôn vẫn chưa được khai thác có hiệu quả
-Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn chuyển dịch chậm chưa gắn có hiệu quả thị trường.
-Khoa học công nghệ trong nông, lâm,ngư nghiệp phát triển chậm. -Quan hệ sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển
-Kết cấu hạ tầng ở nông thôn, nhất là miền núi tuy đã được tăng cường nhưng vẫn còn nhiều yếu kém.
-Lao động nông thôn phổ biến là thủ công là theo kinh nghiệm truyền thống, việc làm thiếu nghiêm trọng; thu nhập của người nông dân còn thấp,
Rau đậu Quả tươi
Diện tích (1000 ha) Sản lượng (1000 tấn) Diện tích (1000 ha) Sản lượng (1000 tấn) 1996 564.3 4820.8 375 2411 1997 595.6 5120.7 426 2478 1998 636.7 5385.8 447 2644 1999 659.7 5936 512 2676 2000 661.9 6096 565 2657 2001 720,7 6436 609 2721
chênh lệch về mức sống ngày càng giãn ra giữa cư dân thành thị và cư dân nông thôn.
-Phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế chưa gần với bảo vệ tài nguyên môi trường.
Những tồn tại yếu kém trên do nhiều nguyên nhân, nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng về công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiêp nông thôn chưa được thực hiên nghiêm túc.Một số cơ chế chính sách chưa phù hợp, chậm được điều chỉnh kịp thời, nhất là chính sách về đất đai, tín dụng khoa học-công nghệ và thị trường.
2-4.Những vấn đề đặt ra trong đầu tư cho nông nghiêp nông thôn.
-Vốn đầu tư cho nông nghiệp nông thôn còn thấp so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ. Điều này thể hiện rất rõ ở tất cả các nguồn vốn.Trong những năm đổi mới nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có tăng so với trước về số lượng nhưng giảm về tỷ trọng, mức đọ tăng còn hạn chế và chưa đều. -Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, chậm đổi mới theo hướng sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Ngoài ra việc thực hiên các chủ trương chính sách cúa Nhà nước về thu hút đầu tư cho nông nghiệp nông thôn còn nhiều bất cập.
3.Phương hướng và giải pháp thúc đẩy công nghiệp hoá-hiên đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở nước ta hiện nay và trong thời gian tới.
3-1.Những quan điểm chính về đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn hiện nay.
Nghị quyết của Đảngđã khẳng định 5 quan điểm chính cần quán triệt về
đẩy nhanh công nghiêp hoá, hiện đại hoá nông nghiêp,nông thôn trong giai đoạn tới:
-Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và phục vụ hiệu quả cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. -Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn lực con người, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học công nghệ; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị trường để sản xuất hàng hoá quy mô lớn với chất lượng và hiệu quả cao, bảo vệ môi trường, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
-Dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo,cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc, phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ sản xuất hàng hoá, các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn.
-Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế xã hội trong qua trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nhằm giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của người dân nông thôn, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; gìn giữ,phát huy truyền thống văn hoá và thuần phong mỹ tục.
-Kết hợp chặt chẽ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn với xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân,thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của các ngành,các địa phương. Đầu tư phát triểnkinh tế xã hội ổn định dân cư các vùng xung yếu, vùng biên giới, cửa khẩu hải đảo phù hợp với chiến lược quóc phòng và chiến lược an ninh quốc gia.
3-2.Giải pháp thúc đẩy.
3-2-1.Quan điểm và giải pháp khắc phục những bất cập trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn hiện nay.
a.Quan điểm.
-Phát triển toàn diện và tăng trưởng bền vững. -Kinh tế hàng hoá găn với thị trường.
-Hiệu quả kinh tế và xã hội. -Kinh tế mở và hội nhập quốc tế. -Công bằng xã hội.
-Kết hợp truyền thống và hiện đại.
-Cơ cấu kinh tế gắn với lại phân công lao động nông thôn.
-Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với quy hoạch, chiến lược và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân cả nước.
-Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với công nghiệp hoá, đô thị hoá và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.
b.Giải pháp khắc phục.
-Củng cố thị trường đã có, mở rộng thị trường mớI để tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản và hàng hoá, dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn.
-Hoàn chỉnh quy hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, theo hướng kinh tế hàng hoá gắn với thị trường. -Đổi mới phương thức tổ chức sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần gắn với chuyên môn hoá, tập trung hoá và hợp tác hoá cao hơn.
-Ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học-kỹ thuật vào sản xuất và dịch vụ nhằm tăng năng suất lao động, năng suất đất đai, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá và sản phẩm ngành nghề, dịch vụ nông thôn.
-Tổng kết thực trạng, nhân rộng các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đồng thời uốn nắn xu hướng lệch lạc, bảo thủ của người nông dân.
-Đổi mới nội dung và phương pháp tuyên truyền, vận động hộ nông dân và hộ ngành nghề, dịch vụ nông thôn.
3-2.Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng.
Hướng tăng cường vai trò của nhà nước:
-Nghiên cứu, rà soát lại các cơ chế chính sách đã ban hành để bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu và điều kiện hiện nay.Trước mắt, các chính sách về đất đai, về thuế và lệ phí, về đầu tư và cho vay, về tiêu thụ nông sản,về ngành nghề và dịch vụ nông thôn cần được hoàn thiện theo hướng thông thoáng hơn.
-ĐổI mới nội dung và phương pháp đầu tư trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng: tăng tỷ lệ vốn đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ nông thôn, ưu tiên cho công nghiệp chế biến nông sản các làng nghề truyền thống có sản phẩm xuất khẩu lớn, xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn, xoá đói giảm nghèo.
-Hoàn thiện cơ chế chính sách vĩ mô nhằm thu hút mạnh mẽ mọi nguồn vốn trong nước và vốn đâù tư ở nước ngoài vào nông nghiệp và nông thôn.
3-3. Đào tạo phát triển nhân lực.
-Đào tạo nông dân: thực hiện các trương trình đào toạ nông dân, đưa tỷ lệ lao động được đào tạo từ 8% như hiện nay lên 20-30% vào năm 2010, áp dụng chủ yếu các hình thức đào tạo ngắn ngày, tại chỗ vừa học vừa làm. -Đào tạo cán bộ quản lý: Nhà nước đầu tư thoả đáng đào tạo dội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ hợp tác xã. Tới năm 2010 tất cả cán bộ loại này phải được đào tạo cơ bản.
-Đào tạo cán bộ kỹ thuật: Nhà nước đầu tư củng cố hệ thống đào tạo kỹ thuật nghành nông nghiệp và phát triển nông thôn, cấp học bổng toàn phần cho con em nông dân theo học các ngành về phục vụ ở nông thôn ở các bậc trung cấp, cao đẳng và đại học.
-Trong việc phát triển ngành nghề, dịch vụ,công nghiệp nông thôn, vấn đề đào tạo và dạy nghề có vị trí hết sức quan trọng.Cần chú ý dành vốn ngân
sách đầu tư nâng cấp các cơ sở dạy nghề của Nhà nước, đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hoá, phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng và có chính sách để những người được đào tạo về làm việc ở nông thôn, nhất là miền núi và vùng sâu, vùng xa.
3-4. Thực hiện tốt các chính sách.
a.Chính sách đất đai
Khuyến khích việc chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp, khắc phục tình trạng phân tán, manh mún trong sản xuất nông nghiệp.Tăng cường quản lý của nhà nước về đất đai.
b.Chính sách thị trường và thương mại.
Tăng cường quản lí của nhà nước về tiêu chuẩn hoá, giám sát chất lượng vệ sinh dịch tễ và an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh công tác phát triển thị trường và xúc tiến thương mại để tăng cường khả năng tiêu thụ nông, lâm sản trên thị trường trong và ngoài nước.
c.Chính sách khoa học công nghệ.
Tăng cường nhập khẩu công nghệ của nước ngoài, nhất là các loại giống, máy móc, thiết bị và các công nghệ chế biến hiện đại.Tăng cường hệ thống khuyến nông trên cơ sở xã hội hoá.
d.Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Đặc biệt khuyến khích các công ty đa quốc gia hoặc các nước kiểm soát thị phần lớn trên thị trường nông sản quốc tế đầu tư vào Việt Nam để khai thác các thế mạnh về thị trường của họ.
Khuyến khích đầu tư 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh, liên kết giữa nhân dân, công ty cổ phần trong nước và tư nhân nước ngoài.
3-5. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp nông thôn.
Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ,thực hiện thuỷ lơị hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá. Tăng nhanh trang bị kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến cho nông dân.Nhà nước cần tạo điều kiện để đẩy mạnh sản xuất và sử dụng sản phẩm cơ khí phục vụ cho nông nghiệp, đặc biệt là các trang thiết bị vừa và nhỏ.Nâng cao dần trình độ công nghệ chế biến, công nghệ thu hoạch. Lựa chọn và nhanh chóng tiếp thu những công nghệ hiện đại phương pháp quản lý tiên tiến ở những khâu, những ngành then chốt, có ý nghĩa quyết định và