Có thể nói sau năm đầu thực hiện cổ phần hóa, Vietcombank vẫn tiếp tục vươn lên với những kết quả kinh doanh rất tốt. Tuy nhiên, khó khăn trước mắt và lâu dài là không nhỏ đó là: Vietcombank phải tiếp tục thay đổi cơ chế, mà trước hết là cơ chế trả lương cho người lao động. Tại Việt Nam đã tồn tại quá lâu cơ chế bất hợp lý trong xét duyệt đơn giá tiền lương trong các NHTM Nhà nước, trong đó Vietcombank luôn là NHTM có số nộp nghĩa vụ cho Nhà nước cao nhất nhưng lại được hưởng mức thu nhập thấp. Cổ phần hóa đã được một năm, cơ chế lương, thu nhập của người lao động trong Vietcombank không có gì mới. Do thiếu hẳn động lực kinh tế, chất xám của Vietcombank hiện đang tiếp tục mất dần, nếu muốn thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao thì Vietcombank cần phải thay đổi cơ chế này
Đứng trước thời điểm hết sức nhạy cảm như hiện nay, cần có những thay đổi mạnh mẽ về cơ chế để doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa mạnh hơn, góp phần thiết thực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, tạo lợi nhuận cao hơn, tỷ lệ cổ tức trả cho các cổ đông ngày một lớn hơn... Tất cả vì sự lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam, vì sự lớn mạnh của Vietcombank và làm giảm đi sự hụt hẫng của các cổ đông đã tham gia đấu giá cổ phiếu của Vietcombank với mức giá “trên trời” để rồi đang tiếp tục phải bận tâm.
Vậy để xem năng lực cạnh tranh của Vietcombank trong thời gian qua và sắp tới như thế nào, tôi tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Vietcombank.
4.3. Phân tích các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngânhàng hàng
4.3.1. Môi trường vĩ mô a) Môi trường kinh tế a) Môi trường kinh tế
Sự phát triển của nên kinh tế trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Sản xuất, kinh doanh, thương mại và dịch vụ ngày càng tăng sẽ tác động đến khả năng thu hút tiền gửi, khả năng cho vay đầu tư và phát triển các dịch vụ ngân hàng của ngân hàng thương mại. Ngân hàng là một ngành chứa đựng nhiều rủi ro. Mỗi một biến động bất lợi của môi trường kinh tế vĩ mô đều có
thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của một ngân hàng. Một nước có nền kinh tế phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng cao, các chỉ số về lạm phát, lãi suất, tỷ giá phát triển ổn định, năng lực cạnh tranh cao sẽ là một điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển của toàn bộ hệ thống ngân hàng, giúp các ngân hàng thương mại trong nước có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của mình. Và ngược lại, sự bất ổn định về kinh tế có thể tạo ra sự dè dặt, co cụm của những nỗ lực đầu tư của các doanh nghiệp nói chung và của các ngân hàng thương mại nói riêng.
Lạm phát
Năm 2008 khép lại với nhiều sự kiện, diễn biến phức tạp và khó lường của nền kinh tế thế giới, cũng là năm hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chưa từng có trong hơn hai mươi năm đổi mới.
Ngay từ đầu năm, căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội và của Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, NHNN đã xác định 11 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm của ngành ngân hàng năm 2008 với nội dung chủ yếu là: Hoàn thiện hệ thống thể chế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; đáp ứng có hiệu quả các nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, đồng thời kiểm soát chặt chẽ quy mô và chất lượng tín dụng; cơ cấu lại tổ chức, bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng; đẩy nhanh chương trình tái cơ cấu, nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trong nước; đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, hệ thống thanh toán, hệ thống thông tin ngân hàng; tuân thủ lộ trình mở cửa hoạt động ngân hàng đã cam kết khi gia nhập WTO; thực hiện tốt công tác in, lưu thông tiền mặt phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế; củng cố, sắp xếp lại bộ máy tổ chức, điều hành, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc NHNN; tập trung thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các mặt hoạt động ngân hàng.
Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2008, không những phải đối mặt với những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới, mà còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nội tại: lạm
38
phát tăng mạnh, thâm hụt cán cân thương mại cũng đạt mức kỷ lục (hơn 14% GDP), thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm. Trước tình hình đó, để giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững. Chính phủ đã điều chỉnh từ mục tiêu tăng trưởng cao sang mục tiêu kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu và tăng trưởng duy trì ở mức hợp lý. Tuy nhiên, những tháng cuối năm, diễn biến kinh tế và lạm phát của Việt Nam cũng nằm trong xu hướng chung của kinh tế thế giới, nên các giải pháp vĩ mô cũng đã có sự thay đổi cho phù hợp. Tháng 11-2008, Chính phủ đã đưa ra 5 nhóm giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô, trong đó đặc biệt quan tâm đến nhóm giải pháp về chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ theo hướng chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả để vừa duy trì tốc độ tăng trưởng, vừa ổn định kinh tế vĩ mô.
Trước tình hình kinh tế thế giới diễn ra hết sức phức tạp cùng với những khó khăn trước mắt của nền kinh tế nước ta thì Vietcombank cũng không tránh khỏi xu thế khó khăn chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, với các giải pháp hiệu quả của của chính phủ cùng với sự tích cực và nỗ lực trong hoạt động kinh doanh Vietcombank vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định và giữ vai trò là cánh chim đầu đàn của ngành ngân hàng.