Khác (Ghi rõ):

Một phần của tài liệu Vai trò của hệ thống siêu thị TP. Hồ Chí Minh đối với hoạt động sản xuất hàng hóa nông sản (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Nai (Trang 79)

2. Không  Chuyển sang Câu 14

Câu 13.Nếu chưa từng ký kết hợp đồng, xin vui lòng cho biết nguyên nhân tại sao?

1. Bán theo hợp đồng không có lời so với tự tìm người mua 2. Qui mô chăn nuôi của gia đình nhỏ

3. Đơn vị thu mua (thương lái, cơ sở giết mổ, doanh nghiệp) không quan tâm đến việc ký kết hợp đồng với nông dân

4. Giá cả thị trường không ổn định nên không ký 5. Điều khoản hợp đồng phức tạp, ràng buộc cao

6. Khác (Ghi rõ): ……… III. TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG LIÊN KẾT III. TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG LIÊN KẾT

Câu 14.Anh/chị có mối quan hệ quen biết với những đối tượng dưới đây không? Nếu có, xin cho biết mức các quan hệ này hỗ trợ anh/chị như thế nào trong hoạt động chăn nuôi? KHÔNG CÓ (Tích X) MỨC ĐỘ HỖ TRỢ (1) Hiệu quả (2) Bình thường (3) Không hiệu quả (4) Không có hỗ trợ gì 1. Cán bộ phòng nông

nghiệp huyện, lãnh đạo địa phương

2. Kỹ sư chăn nuôi, khuyến nông xã, huyện 3. Chủ doanh nghiệp chế biến, siêu thị, chủ cơ sở giết mổ, tư thương địa phương.

4. Bạn bè, hàng xóm cùng chăn nuôi lợn như gia đình anh/chị

ix

Câu 15.Mức độ thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến hoạt động chăn nuôi lợn của anh/chị?

NỘI DUNG THÔNG TIN MỨC ĐỘ THƯỜNG XUYÊN NGUỒN

1=Tivi, đài 2=Sách, báo 3=Internet 4=Cán bộ địa phương 5=Cán bộ khuyến nông 6=Thương lái Không bao giờ Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi 1. Chính sách, qui hoạch chăn nuôi 2. Kỹ thuật sản xuất, dịch bệnh

3. Thị trường tiêu thụ, giá cả thức ăn chăn nuôi…

Câu 16.Để đáp ứng đơn hàng với số lượng lớn của người mua (thương lái, cơ sở giết mổ, chế biến, siêu thị…) anh/chị có phải liên kết với hộ khác để chăn nuôi hoặc bán lợn hay không?

1. Có 2. Không

Câu 17.Những hộ chăn nuôi xung quanh khu vực gia đình anh/chị có hỗ trợ nhau trong sản xuất không? Nếu có, xin cho biết cụ thể những hỗ trợ? (MA)

1. Không có hỗ trợ gì  Chuyển sang Câu 18

2. Giúp nhau về vốn

3. Hỗ trợ về kĩ thuật chăn nuôi 4. Tham khảo để quyết định giá bán 5. Giới thiệu người mua lợn cho nhau 6. Giới thiệu đại lý bán thức ăn chăn nuôi

x IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT

Câu 18.Chi phí và hiệu quả sản xuất tính trên 1 đầu lợn năm 2009 của hộ gia đình anh/chị?

KHOẢN CHI LƯỢNG (Đơn vị) ĐƠN GIÁ (1000đ) THÀNH TIỀN (1000đ)

A. TỔNG CHI 1.Con giống

2.Thức ăn chăn nuôi hộ tự túc 3.Thức ăn chăn nuôi hộ mua ngoài 4.Thuốc thú y

5.Năng lượng, nhiên liệu 6.Khấu hao tài sản cố định 7.Thuê đất

8.Thuê máy móc, thiết bị 9.Chi phí vận chuyển 10.Thuê lao động

11.Trả lãi tiền vay cho hoạt động chăn nuôi

12.Thuế kinh doanh 13.Chi phí khác B. GIÁ BÁN LỢN HƠI

C. TỔNG SẢN LƯỢNG LỢN HƠI 2009 D. THU NHẬP TỪ CHĂN NUÔI LỢN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 19.Tổng thu nhập của hộ gia đình anh/chị trong năm 2009 ước đạt bao nhiêu?

……….triệu đồng.

xi

4.2. PVS hộ chăn nuôi lợn tham gia chuỗi cung ứng cho siêu thị

Ngày phỏng vấn Đối tượng phỏng vấn Địa điểm

: 19/3/2010

: Nam giới, 42 tuổi, chăn nuôi 1000 con heo : X. Gia Tân, H.Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai

NGƯỜI PHỎNG VẤN (NPV): Anh năm nay bao nhiêu tuổi ạ? NGƯỜI TRẢ LỜI (NTL): Anh 42 tuổi rồi. Em ở ngoài Bắc vô à?

NPV: Vâng! Gia đình nhà mình chắc gốc gác ngoài Bắc, em vẫn thấy giọng nói đặc trưng

của người Bắc?!

NTL: Uh, bố mẹ anh là người Bắc, di cư vô đây.

NPV: Hộ nhà mình bắt đầu chăn nuôi heo từ năm nào ạ?

NTL: Gia đình anh chăn nuôi heo từ lâu rồi, khoảng năm 2000, cũng được hơn chục năm

rồi.

NPV: Ngoài chăn nuôi heo, nhà mình có làm nghề phụ gì không anh? Hộ nhà mình có

mấy lao động?

NTL: Cũng không có nghề phụ. Có chị kinh doanh thêm tại nhà, làm đại lý bán thức ăn

gia súc. Có thêm 2 đứa nhỏ nó phụ giúp công việc chăn nuôi và mấy việc lặt vặt trong gia đình, tụi nó cũng vẫn còn đi học.

NPV: Hiện nay nhà mình đang nuôi bao nhiêu con heo? Anh nuôi heo thịt hay heo nái ạ? NTL: Anh chủ yếu nuôi heo thịt. Hiện trong trại đang có gần 1000 con heo thịt, khoảng

chừng được 50 kg rồi.

NPV: Một số lượng khá lớn! Như vậy, chắc anh cũng phải thuê thêm lao động bên ngoài? NTL: Có đấy, anh thuê thêm 1 lao động. Các cụ mình vẫn bảo, “nuôi lợn ăn cơm nằm,

nuôi tằm ăn cơm đứng” nhưng giờ có lẽ khác rồi em ạ. Nuôi lợn vất vả lắm, nhất là hiện nay, dịch bệnh dữ lắm. Không canh chừng, có khi cả tỷ đồng đầu tư rồi đi xuống sông xuống biển.

xii

NPV: Với qui mô chăn nuôi lớn như vậy, anh có tổ chức hoạt động chăn nuôi của gia đình

mình theo mô hình trang trại, hay công ty chăn nuôi không?

NTL: Qui mô này cũng nhỏ em ạ. Cũng nhiều người ở vùng này chăn nuôi với qui mô còn

lớn hơn cả nhà anh. Hiện nay, đa phần tụi anh chăn nuôi theo hộ gia đình. Cũng có một số hộ chăn nuôi theo mô hình trang trại, nhưng nói chung để có được một diện tích đất đủ lớn, tách biệt để xây dựng trang trại thì khó quá.

NPV: Anh có đang chăn nuôi hợp đồng cho người thu mua nào không?

NTL: Trước đây anh có hợp đồng chăn nuôi với công ty CP. Nhưng dạo trước, lợn dịch

bệnh quá trời, nên nghỉ một thời gian. Giờ không còn hợp đồng với CP nữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NPV: Anh đánh giá như thế nào về việc thực hiện hợp đồng chăn nuôi với CP trước đây?

Nó có tốt cho những người chăn nuôi không?

NTL: Anh nghĩ là tốt. Nhìn chung thì có hợp đồng vẫn hơn, mình yên tâm hơn và không

phải lo bán lợn, CP họ lo hết. Nhưng cũng có cái dở, nhất là giá thu mua. Họ nói giá thu mua của họ luôn cạnh tranh và cao hơn giá thị trường. Nhưng khi mua thì biết giá thị trường thế nào mà căn cứ để bán cho CP. Hơn nữa, bọn CP nó đòi hỏi khắt khe lắm. Anh phải rành kỹ thuật, phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc những yêu cầu của họ về chọn lợn giống, cho ăn, tiêm phòng, phòng dịch bệnh,… đủ thứ linh tinh khác.

NPV: Có lãi hơn so với chăn nuôi bán cho thương lái không?

NTL: Nói chung cũng tùy thời điểm. Chăn nuôi cho CP chi phí rất cao, giá bán thì cao hơn bán cho thương lái có chút đỉnh. Nên trừ đi chi phí, lời lãi cũng chẳng được bao nhiêu. Nhiều khi bán cho thương lái giá cao hơn ấy chứ. Hồi Tết năm ngoái, sau dịch bệnh giá heo lên quá trời. Mấy ông thương lái còn mua giá cao hơn cả CP hay VISSAN. Lúc đấy mấy ông chăn nuôi nhỏ lại thắng lớn hơn cả mấy ông chăn nuôi lớn.

NPV: Tại sao vậy anh?

NTL: Mấy ông chăn nuôi nhỏ đâu cần đầu tư nhiều. Chi phí thức ăn, giống, tiêm phòng

dịch bệnh không có nhiều như chăn nuôi cho CP hay VISSAN mà giá thì giống nhau.

NPV: Tại sao anh không tìm kiếm một Cty thực phẩm khác để ký hợp đồng chăn nuôi.

Như thế cũng đỡ rủi ro hơn, nhất là hiện nay đang có dịch tai xanh bùng phát.

NTL: Anh thấy hợp đồng bị ràng buộc nhiều thứ quá. Có khi mình không theo được. Hiện

xiii

VPV: VISSAN họ cũng mua lợn ở ngoài à? Theo em biết thì họ có vùng heo nguyên liệu

riêng mà?

NTL: Vùng chăn nuôi heo cho VISSAN đâu có đủ. Họ vẫn lấy heo ngoài. Nhưng không

phải heo nào cũng lấy được. Họ lựa chọn rất kỹ. Những người nuôi heo có thể bán được cho VISSAN hay CP cũng phải nuôi đúng theo kỹ thuật của họ. Các qui định như tuổi heo con, cho ăn gì, tiêm gì vào thời điểm nào,… đều phải được ghi chép lại. Dựa trên đó và nhìn vào heo là họ biết ngay heo nhà anh có đủ tiêu chuẩn không.

NPV: Như thế có nghĩa là mình cũng có thể cung cấp heo cho các Cty chế biến thực phẩm

lớn. Nhưng có vẻ như không thuận lợi lắm trong khâu đánh giá chọn mua heo nhà anh. Nhỡ đâu họ lấy lý do bảo heo nhà anh không đủ tiêu chuẩn để trả giá thấp thì sao?

NTL: Chuyện đó cũng có, nhưng tùy lúc. Lúc khan hiếm, họ không mua thì bán cho người

khác. Lúc đó, mình có quyền chọn người mua em ạ. Còn lúc dịch bệnh thì mình phải chịu thôi, đâu có ai cứu mình được đâu em. Lúc đó bọn nó tìm đủ mọi cách để trả giá thấp. Nhưng mà cũng có mức độ thôi, vì họ cũng làm ăn lâu năm với mình mà. Nếu họ ép quá, vụ sau ai dám bán cho họ nữa.

NPV: Lứa này anh định bán heo cho ai?

NTL: Cũng chưa biết. Anh chờ giá, lúc đó có thể gọi bán cho VISSAN, DF hoặc CP; mà

có khi bán cho thương lái cũng nên.

NPV: Như vậy, heo của nhà anh cũng đã từng được cung cấp cho các Cty thực phẩm, họ

chế biến và bán trong các siêu thị. Các Cty chế biến thực phẩm họ có hỗ trợ gì anh trong khi chăn nuôi không?

NTL: Cũng có nhiều. Nhất là hỗ trợ kỹ thuật. Lúc nào cần thông tin gì về dịch bệnh, cách

chăm sóc heo bệnh thì gọi điện thoại cho họ. Có khi họ cho cả bác sĩ thú y đến luôn.

NPV: Họ có bác sĩ thú y ở địa phương sao?

NTL: Có chứ, các công ty này đều có. Nếu không muốn gọi họ, cũng có thể gọi bác sĩ thú (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

y của mấy công ty bán thức ăn chăn nuôi. Cũng sẵn lắm.

NPV: Mình gọi bác sĩ của họ thì có phải bán heo cho họ không? Họ có tính phí dịch vụ hỗ

trợ kỹ thuật không?

NTL: Không nhất thiết phải bán cho họ đâu. Họ cũng không tính phí dịch vụ. Họ chăm sóc

xiv

họ để chất lượng heo tốt hơn, đủ tiêu chuẩn của họ. Nhưng không phải nhà nào họ cũng hỗ trợ đâu nhé. Họ khôn lắm, chỉ những hộ chăn nuôi lớn mới được hỗ trợ thôi.

NPV: Ngoài hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi, họ còn hỗ trợ anh những gì khác?

NTL: Nếu mình thích ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm họ cũng sẽ ký kết với mình. Nhưng

giá cả tính theo giá thị trường. Họ đảm bảo bao tiêu sản phẩm cho mình.

NPV: Có khi nào họ tư vấn cho mình nên chăn nuôi thêm, hay nuôi ít đi không?

NTL: Cũng có. Hồi trước, sau dịch bệnh, họ tư vấn mình nên nuôi nhiều thêm, vì kiểu gì

đến Tết giá heo cũng tăng.

NPV: Thế anh có làm theo không?

NTL: Làm theo chứ. Năm đấy anh thắng to. Nhưng mấy năm nay chăn nuôi thất thu quá.

Dịch bệnh liên tục, giá thu mua heo rớt lắm. Chẳng lời lãi được bao nhiêu.

NPV: Ngoài những hỗ trợ của các công ty, anh có nhận được những hỗ trợ nào khác

không?

NTL: Chăn nuôi heo có nhiều rủi ro, nhất là về dịch bệnh. Có những thời điểm heo đến kỳ

xuất chuồng, không biết bán cho ai. Chậm xuất 1 ngày là phải cộng thêm không biết bao nhiêu chi phí. Ở vùng này, chăn nuôi heo phát triển, nên cũng nhận được nhiều sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, cán bộ khuyến nông và kỹ sư chăn nuôi của các doanh nghiệp: doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi có, doanh nghiệp thực phẩm cũng có nên bọn anh cũng thuận lợi.

NPV: Những hộ chăn nuôi giống như anh thường hỗ trợ nhau những gì?

NTL: Thường thì cũng chỉ hỏi nhau về kỹ thuật, xem bệnh này bệnh kia phải phòng như

thế nào, chữa như thế nào thôi chứ chẳng có gì để hỏi thêm.

NPV: Có hỗ trợ nhau về vốn không?

NTL: Nhà nào cũng cần tiền vốn, đâu có tiền để hỗ trợ.

NPV: Trong trường hợp người thu mua muốn mua một số lượng lớn heo hơi. Gia đình anh

không đủ số lượng để cung cấp, mình có liên kết với hộ khác để cung cấp cho họ không?

NTL: Cái đó mình không cần phải liên kết đâu. Có thì chỉ giới thiệu họ đến nhà ông nọ,

xv

NPV: Một câu hỏi cuối cùng, nếu như với 1000 con heo như nhà anh mà bán vào thời

điểm này, nếu trừ chi phí đi thì lời được bao nhiêu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

NTL: Cũng tùy nữa. Được mấy chục triệu thôi chứ đâu có bao nhiêu đâu. Đấy là may mắn

không dịch bệnh gì.

NPV: Cảm ơn anh vì những thông tin anh chia sẻ! 4.3. PVS đại diện kinh doanh siêu thị

Ngày phỏng vấn Đối tượng phỏng vấn Địa điểm

: 25/3/2010

: Nam giới, 33 tuổi, đại diện kinh doanh siêu thị : Co.opMart Bà Chiểu, TP.HCM

NGƯỜI PHỎNG VẤN (NPV): Anh công tác tại Sài Gòn Co.opMart được bao lâu rồi ạ? NGƯỜI TRẢ LỜI (NTL): Khoảng 3 năm rồi. Trước đó mình làm cho một công ty liên

doanh chuyên về chế biến thực phẩm.

NPV: Vâng! Vậy chắc là anh có nhiều kinh nghiệm đối với hoạt động kinh doanh này rồi.

Công việc chính hiện nay của anh tại Co.opMart là gì ạ?

NTL: Mình phụ trách chính hoạt động kinh doanh thực phẩm. Công việc thì nhiều, có thể

nói qua như là tìm kiếm, xây dựng chiến lược cho đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Ở phía đầu vào, phải tìm kiếm khách hàng cung cấp, tổ chức quản lý vùng nguyên liệu, quản lý hoạt động thu mua… Ở đầu ra thì nghiên cứu thị trường, thói quen và hành vi của khách hàng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh.

NPV: Vâng! Một công việc rất thú vị khi anh được tiếp xúc với mọi người từ nông dân sản

xuất cho đến người tiêu dùng cuối cùng. Các ngành hàng thực phẩm bên anh đang kinh doanh, có những sản phẩm chủ lực nào?

NTL: Thịt lợn, thịt bò và thịt gà. Đối với thủy hải sản, bên mình có bộ phận riêng đảm

trách.

NPV: Đối với ngành hàng thịt heo, bên anh có xây dựng vùng nguyên liệu tại Đồng Nai

xvi

NTL: Co.opMart là siêu thị bán lẻ. Cũng sẽ rất tốt nếu như bên mình chủ động được nguồn

nguyên liệu. Đó là định hướng lâu dài. Còn hiện tại, bên mình vẫn chủ yếu nhập các sản phẩm thịt heo bán trong hệ thống của mình thông qua các công ty chế biến thực phẩm.

NPV: Anh có thể cho biết cụ thể hơn về vấn đề này được không ạ?

NTL: Hiện nay, thực phẩm có nguồn gốc từ thịt heo của bên mình có sản phẩm tươi sống

và sản phẩm thịt heo chế biến. Đối với thịt heo tươi sống, bên mình chưa nhập heo trực tiếp từ người chăn nuôi mà nhập thông qua đơn vị thứ 3, đó là công ty VISSAN. Họ mua heo tại vùng nguyên liệu của họ và giết mổ, đóng gói, chuyển vào bán trong hệ thống siêu thị của mình.

NPV: Anh có biết vùng nguyên liệu của họ ở đâu không?

NTL: Có chứ. Thông tin đó là yêu cầu bắt buộc của bên mình. Khi bên mình nhập hàng,

ngoài việc kiểm định sơ qua về các sản phẩm, phía VISSAN phải cũng cấp giấy tờ kiểm định, chứng nhận đạt VSATTP cũng như đảm bảo tính chi tiết của xuất xứ lô hàng. Nếu truy xuất nguồn gốc xuất xứ lô hàng, có thể biết được lô hàng được mua từ hộ chăn nuôi nào, ở đâu, ngày mua, ngày giết mổ, đóng gói,…

NPV: Các sản phẩm do VISSAN chế biến và được cung cấp cho bên anh lấy từ vùng

nguyên liệu ở đâu ạ?

NTL: Chủ yếu là TP.HCM và Đồng Nai.

NPV: Tại sao bên anh lại lựa chọn VISSAN làm đối tác cung cấp thịt heo? Họ có những (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thế mạnh gì?

NTL: VISSAN là đối tác uy tín. Thế mạnh của họ dựa trên qui trình thu mua, tuyển lọc

heo nguyên liệu, giết mổ và chế biến được kiểm định chặt chẽ, đảm bảo được VSATTP.

Một phần của tài liệu Vai trò của hệ thống siêu thị TP. Hồ Chí Minh đối với hoạt động sản xuất hàng hóa nông sản (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Nai (Trang 79)