Nội dung giảng dạy chi tiết (Tiến trình dạy họ

Một phần của tài liệu Giáo trình môn mạng máy tính file word (Trang 27)

- Tên mục: 6.1. Tổng quan về môi trường truyền dẫn - Lượng thời gian: 60 phút

- Địa điểm thực hiện: Tại giảng đường

- Chi tiết nội dung chính và hình thức tổ chức dạy học: Các nội dung cần được trình bày chi tiết, cụ thể, bao gồm:

+ N1: Nội dung sinh viên phải biết (Nội dung này giảng viên phải dạy trên lớp)

- Khái niệm

Tầng vật lý (Physical layer) là tầng dưới cùng của mô hình OSI cung cấp các đặc trưng điện của các tín hiệu được dùng để khi chuyển dữ liệu trên cáp từ một máy này đến một máy khác của mạng, kỹ thuật nối mạch điện, tốc độ cáp truyền dẫn. Khác với các tầng khác, tầng vật lý là không có gói tin riêng và do vậy không có phần đầu (header) chứa thông tin điều khiển, dữ liệu được truyền đi theo dòng bit.

Các giao thức được xây dựng cho tầng vật lý được phân chia thành hai loại giao thức: phương thức truyền thông dị bộ (asynchronous - có một tín hiệu quy định cho sự đồng bộ giữa các bit giữa máy gửi và máy nhận) và phương thức truyền thông đồng bộ (synchronous - cần có đồng bộ giữa máy gửi và máy nhận, nó chèn các ký tự đặc biệt như SYN).

- Nhiệm vụ của tầng vật lý

+ Tầng vật lý cung cấp các chuẩn về điện, dây cáp, đầu nối, kỹ thuật nối mạch điện, điện áp, tốc độ cáp truyền dẫn, giao diện nối kết và các mức nối kết.

+ Tầng vật lý OSI nhận frame từ tầng liên kết dữ liệu và mã hóa nó thành một dãy tín hiệu để đưa lên đường truyền cục bộ.

+ Tầng vật lý cũng có nhiệm vụ nhận các tín hiệu riêng rẽ từ đường truyền, khôi phục thành các bit, ghép nối thành frame hoàn chỉnh và chuyển cho tầng liên kết dữ liệu.

- Phân loại đặc tính chung của các môi trường truyền

+ Cáp đồng: Là môi trường truyền dữ liệu mạng thông dụng nhất. Tín hiệu là các xung điện. Các giá trị định thời và điện áp của tín hiệu có thể chịu ảnh hưởng của nhiễu từ các nguồn bên ngoài. Các tín hiệu không mong muốn này làm biến dạng và phá hoại tín hiệu dữ liệu đang được truyền trên cáp đồng. Các loại cáp có lớp bảo vệ hoặc dây xoắn được thiết kế để giảm thiểu sự suy hao tín hiệu do nhiễu điện từ.

+ Cáp quang: Cáp sợi quang bao gồm một lớp vỏ ngoài bằng nhựa PVC và một loạt các lớp chất bảo vệ bao quanh sợi

quang học trong lõi và lớp đệm (cladding). để dẫn xung ánh sáng từ nguồn tới đích. Các bít được mã hóa thành các xung ánh sáng. Đây là loại môi trường truyền có khả năng truyền DL ở tốc độ rất cao

+ Không dây: Tín hiệu là sóng vi ba. Không bị giới hạn bởi vật dẫn hay đường đi như các môi trường truyền khác. Do thiết bị không dây không dùng cáp nối mà bao phủ cả vùng không gian nên An ninh mạng là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong quản trị mạng không dây. Hiện nay tồn tại có 4 chuẩn truyền thông dành cho môi trường không dây

+ N2: Nội dung sinh viên nên biết (Nội dung này giảng viên hướng dẫn sinh viên tự học)

+ N3: Nội dung sinh viên có thể biết (Nội dung này giảng viên giao cho sinh viên đọc tham khảo tài liệu)

- Tên mục: 6.2. Các môi trường truyền có dây - Lượng thời gian: 210 phút

- Địa điểm thực hiện: Tại giảng đường

- Chi tiết nội dung chính và hình thức tổ chức dạy học: Các nội dung cần được trình bày chi tiết, cụ thể, bao gồm:

+ N1: Nội dung sinh viên phải biết (Nội dung này giảng viên phải dạy trên lớp)

- Đặc tính chung của môi trường truyền có dây

Đường cáp truyền mạng là cơ sở hạ tầng của một hệ thống mạng, nên nó rất quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hoạt động của mạng. Hiện nay người ta thường dùng 3 loại dây cáp là cáp xoắn cặp, cáp đồng trục và cáp quang.

+ Độ dài Cable: là độ dài từ thiết bị tới các thiết bị trung gian (ví dụ: từ giắc cắm tường tới thiết bị, từ switch tới thiết bị …) Cáp càng dài độ suy hao càng lớn

+ Chi phí: Tùy vào loại cáp được sử dụng mà chi phí cho môi trường truyền cáp là khác nhau.

+ Băng thông: Phụ thuộc vào yêu cầu của mạng để chọn cable có bang thông phù hợp, hiện tại cáp quang là loại môi trường truyền bằng cáp có bang thông lớn nhất

+ Độ suy giảm (attenuation) : độ đo sự yếu đi của tín hiệu khi di chuyển trên một phương tiện truyền dẫn. Các nhà thiết kế cáp phải chỉ định các giới hạn về chiều dài dây cáp vì khi cáp dài sẽ dẫn đến tình trạng tín hiệu yếu đi mà không thể phục hồi được

+ Nhiểu điện từ (Electromagnetic interference - EMI) : bao gồm các nhiễu điện từ bên ngoài làm biến dạng tín hiệu trong một phương tiện truyền dẫn.

+ Nhiểu xuyên âm (crosstalk) : hai dây dẫn đặt kề nhau làm nhiểu lẫn nhau.

- Phân loại các môi trường truyền dẫn bằng cáp + Cáp đồng

+ Cáp quang

+ Tầng vật lý của Ethernet và Các phiên bản của Ethernet - Quy ước đặt tên cho cáp

- Một số loại cáp thông dụng + Cáp đồng trục

+ Cáp đôi xoắn

+ N2: Nội dung sinh viên nên biết (Nội dung này giảng viên hướng dẫn sinh viên tự học):

+ N3: Nội dung sinh viên có thể biết (Nội dung này giảng viên giao cho sinh viên đọc tham khảo tài liệu):

Tên mục: 6.3 Các môi trường truyền không dây - Lượng thời gian: 45 phút

- Địa điểm thực hiện: Tại giảng đường

- Chi tiết nội dung chính và hình thức tổ chức dạy học: Các nội dung cần được trình bày chi tiết, cụ thể, bao gồm:

+ N1: Nội dung sinh viên phải biết (Nội dung này giảng viên phải dạy trên lớp)

- Đặc tính của môi trường truyền không dây - Phân loại: 2 loại

+ Vệ tinh

+ Hệ thống sóng radio, microwave,.. - Bảo mật trong mạng WLAN

- Các hệ thống bảo mật WLAN

+ WEP – Wired Equivalent Privacy

+ Điều khiển việc truy cập, ngăn chặn sự truy cập của những Client không có khóa phù hợp

+ Sự bảo mật nhằm bảo vệ dữ liệu trên mạng bằng cách mã hóa chúng và chỉ cho những client nào có đúng khóa WEP giải mã

+ WPA - Wi-fi Protected Access + WPA2 – Wi-fi Protected Access 2

- Các điều kiện cần thiết để xây dựng mạng WLAN

+ Thông lượng yêu cầu: Dựa vào thông lượng yêu cầu mà giao thức điều khiển truy cập (MAC) cần hoạt động hiệu quả để tối đa hóa khả năng của WLAN.

+ Số lượng Node trong mạng: Là số lượng node (thiết bị) được hỗ trợ bởi WLANs. Con số này có thể lên tới hàng trăm node tồn tại trong nhiều cell.

+ Kết nối tới mạng LAN cơ sở (backbone LAN)

+ Khu vực: Thông thường phạm vi của một WLAN có đường kính từ 100 đến 300m

+ Khả năng tiêu thụ năng lượng

+ N2: Nội dung sinh viên nên biết (Nội dung này giảng viên hướng dẫn sinh viên tự học):

+ N3: Nội dung sinh viên có thể biết (Nội dung này giảng viên giao cho sinh viên đọc tham khảo tài liệu)

d) Củng cố, tổng kết: Chương 5 bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

- Sinh viên cần nắm được kiến thức về đặc tính của môi trường truyền dẫn - Bảo mật trong WLAN, một số hệ thống bảo mật trong WLAN: WEP,

WPA, WPA2,...

- Điều kiện cần để xây dựng mạng WLAN

- Nắm được các phương pháp mã hóa dữ liệu như: NRZ, mã hóa, Manchester, ...

e) Giao bài tập

- Nghiên cứu lại nội dung đã học

- Cấu hình các giao thức đã học trong chương này - Đọc trước tài liệu phần Chương 7

2.7. Chương 7: Bảo trì hệ thống mạng máy tínha) Xác định mục tiêu a) Xác định mục tiêu

+ Mục tiêu về kiến thức:

- Giúp sinh viên nắm được một số kiến thức trong bảo trì hệ thống mạng máy tính như: sử dụng phương pháp kiểm tra kết nối, cách khắc phục.

+ Mục tiêu về kỹ năng:

- Sinh viên biết cách sử dụng một số phương pháp kiểm tra kết nối - Khắc phục khi có một số lỗi xảy ra

+ Mục tiêu về thái độ: Sinh viên phải tham gia các buổi học đầy đủ, đọc tài liệu tham khảo trước khi tham dự buổi học, tham gia vào các nhóm thảo luận và làm bài tập nhóm.

b) Chuẩn bị

+ Giảng viên: Phương tiện dạy học, sách bài tập, giáo trình,……

+ Sinh viên: Chuẩn bị tài liệu, bài tập, thảo luận, phương tiện, dụng cụ học tập,..

c) Nội dung giảng dạy chi tiết (Tiến trình dạy học)

- Tên mục: 7.1. Giới thiệu cơ bản về bảo trì hệ thống mạng - Lượng thời gian: 15 phút

- Địa điểm thực hiện: Tại giảng đường

- Chi tiết nội dung chính và hình thức tổ chức dạy học: Các nội dung cần được trình bày chi tiết, cụ thể, bao gồm:

+ N1: Nội dung sinh viên phải biết (Nội dung này giảng viên phải dạy trên lớp)

Bảo trì mạng máy tính bao gồm các nội dung: Bảo trì máy tính PC, Bảo trì máy chủ mạng, Bảo trì thiết bị tin học đươc nối với máy tính. Bảo trì thiết bi mạng, Bảo trì mạng cáp. Bảo trì phần mềm hệ thống chạy trên máy chủ mạng và các máy tính PC. Tóm ại Bảo trì máy tính và Bảo trì mạng máy tính là bảo trì hệ thống CNTT của một tổ chức cơ quan, đơn vị. Hệ thống có thể đơn giản chỉ là 1 máy tính PC, hoặc phức tạp là một mạng nội bộ với hàng trăm máy tính, các thiết bị tin học, thiết bị mạng, hệ thống mạng cáp và phần mềm hệ thống.

Bảo trì máy tính và Bảo trì mạng máy tính là công việc duy trì và đảm bảo hoạt động thường xuyên, ổn định và luôn trong trạng thái tốt cho một hệ thống CNTT, sửa chữa, khắc phục sự cố làm ngừng hoạt động của một bộ phận hoặc toàn bộ hệ thống trong khoảng thời gian ngắn nhất.

+ N2: Nội dung sinh viên nên biết (Nội dung này giảng viên hướng dẫn sinh viên tự học)

+ N3: Nội dung sinh viên có thể biết (Nội dung này giảng viên giao cho sinh viên đọc tham khảo tài liệu)

- Tên mục: 7.2. Sử dụng phương pháp kiểm tra kết nối - Lượng thời gian: 90 phút

- Địa điểm thực hiện: Tại giảng đường

- Chi tiết nội dung chính và hình thức tổ chức dạy học: Các nội dung cần được trình bày chi tiết, cụ thể, bao gồm:

+ N1: Nội dung sinh viên phải biết (Nội dung này giảng viên phải dạy trên lớp)

- Sử dụng lệnh Netstat - Sử dụng CurrPorts - Sử dụng lệnh Ping

+ Bước 1. Mở common line

+ Bước 2. Kiểm tra kết nối từ máy tính đến router

+ Bước 3. Kiểm tra kết nối từ máy tính đến mạng Internet + N2: Nội dung sinh viên nên biết (Nội dung này giảng viên hướng dẫn sinh viên tự học):

+ N3: Nội dung sinh viên có thể biết (Nội dung này giảng viên giao cho sinh viên đọc tham khảo tài liệu):

Tên mục: 7.3 Khắc phục hệ thống mạng tốt hơn - Lượng thời gian: 45 phút

- Địa điểm thực hiện: Tại giảng đường

- Chi tiết nội dung chính và hình thức tổ chức dạy học: Các nội dung cần được trình bày chi tiết, cụ thể, bao gồm:

+ N1: Nội dung sinh viên phải biết (Nội dung này giảng viên phải dạy trên lớp)

- Mất kết nối: Thường vấn đề này có thể giải quyết bằng cách khởi động lại modem, router hay máy tính. Nhưng nếu việc này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần thì vấn đề có thể nằm ở việc thiết lập router và máy tính của bạn. Thử nới rộng thời gian giải phóng địa chỉ IP (DHCP) của router (đây là thời gian router dành một địa chỉ IP cho một thiết bị trên mạng) lên khoảng một tuần. Bạn có thể thực hiện việc cấu hình này thông qua trình quản lý của router. Nếu đứt kết nối xảy ra với máy tính xách tay (MTXT), kiểm tra nguồn của

card mạng. Trong Windows XP, bạn vào Network Adapter trong Device Manager, tìm card mạng, nhấn chuột phải chọn Properties. Dưới thẻ Power Management, bỏ chọn Allow the computer to turn off this device to save power. Pin MTXT có thể mau hết hơn, nhưng bạn sẽ có kết nối ổn định hơn. Hệ thống dịch vụ tên miền (DNS) cũng có thể là nguyên nhân gây mất các kết nối. Máy chủ DNS là máy tính chứa dữ liệu của các nhà cung cấp dịch vụ (ISP), nó có nhiệm vụ chuyển các địa chỉ URL cá nhân, chẳng hạn www.pcworld.com.vn thành một địa chỉ IP tương ứng trên mạng Internet. Nếu bạn nhận được thông báo không thể truy cập trang web hay không thể nhận email, hãy thử dùng máy chủ DNS tại OpenDNS.com thay cho các máy chủ DNS của các ISP mà bạn đang dùng. Đầu tiên, bạn truy cập vào trình quản lý trên router của bạn, sau đó chuyển địa chỉ IP trong DNS thành .0..67... và . 0..67...0. OpenDNS là dịch vụ miễn phí và có chức năng khóa các trang web được cho là giả mạo để lừa đảo (phishing).

- Không thấy máy in: Nếu bạn quyết định chia sẻ máy in qua cổng USB, bạn nên đảm bảo máy tính nối với máy in không bị tắt. Nếu có thể, lắp máy in vào máy tính để bàn (không dùng MTXT) và bật thường trực (có thể tiết kiệm điện bằng cách tắt màn hình). Trong Windows XP, cũng xác nhận "File and Printer Sharing for Microsoft Networks" được cài đặt trên tất cả các card mạng vì thế việc chuyển giữa mạng có dây và không dây không làm ảnh hưởng đến chức năng chia sẻ. Trong XP, vào Control Panel.Network Connections (cho mỗi card mạng) và nhấn phải chuột lên thiết bị chọn Properties. Nếu bạn không thấy "File and Printer Sharing for Microsoft Networks" xuất hiện trong cửa sổ, chọn Install để thêm vào. Tốt hơn hết, cài đặt theo dạng máy chủ

in ấn qua mạng để không phải lo lắng về khả năng chia sẻ máy in theo dạng gắn trực tiếp vào máy tính. Một vài router có tích hợp cổng USB dành cho máy chủ in ấn qua mạng để hoạt động độc lập, bạn chỉ cần cắm máy in vào router. Nếu bạn sử dụng thiết bị đa chức năng, hỗ trợ việc in ấn cũng như chức năng quét ảnh, có thể tham khảo USB RangeBooster G Multifunction Printer Server của D-Link (giá khoảng .00USD, find.pcworld.com/565..).

- Không thấy máy tính: Trong nhiều trường hợp, các vấn đề chia sẻ tập tin qua mạng là do việc đặt tên cho nhóm (Workgroup) và PC. Bạn phải bảo đảm các máy tính trên mạng không trùng tên với nhau và đừng lạm dụng những tên dễ nhớ như "Desktop" hay "Dell"... Tên máy tính không nên có khoảng trắng ở giữa (Windows ME và các phiên bản trước của hệ điều hành Windows không hỗ trợ khoảng trắng) và tên máy tính không nên nhiều hơn . 5 ký tự. Mặt khác, bạn cũng phải đảm bảo tất cả các máy tính trên mạng phải có cùng tên của Workgroup. Tên của Workgroup mặc định trong Windows XP Home là "MSHome". Trong các phiên bản trước và trong Windows Vista, nó có tên là "Workgroup". Để thay đổi tên của Workgroup và tên của máy tính trong Windows XP, chọn Start.Control Panel > System và chọn thẻ Computer Name.

+ N2: Nội dung sinh viên nên biết (Nội dung này giảng viên hướng dẫn sinh viên tự học):

+ N3: Nội dung sinh viên có thể biết (Nội dung này giảng viên giao cho sinh viên đọc tham khảo tài liệu)

d) Củng cố, tổng kết: Chương 5 bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

- Bảo mật trong WLAN, một số hệ thống bảo mật trong WLAN: WEP, WPA, WPA2,...

- Điều kiện cần để xây dựng mạng WLAN

- Nắm được các phương pháp mã hóa dữ liệu như: NRZ, mã hóa,

Một phần của tài liệu Giáo trình môn mạng máy tính file word (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w