CÂU 82: KHÁI NIỆM KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM VÀ SỰ PHÂN LOẠI CỦA NÓ? NÓ PHẠM CÂU 85. KHÁI NIỆM MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM

Một phần của tài liệu đề cương ôn tập môn luật hình sự (Trang 42)

Những mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị tội phạm xâm hại

Bộ phận khách thể của tội phạm mà khi tác động đến bộ phận này người phạm tội gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ

Phạm vi khách thể xâm hại

-Rộng.

-Bao gồm tất cả các mối quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ bị tội phạm xâm hại.

-Hẹp hơn.

-Đối tượng tác động là một bộ phận của khách thể.

Chủ thể Quan hệ xã hội Quan hệ xã hội

Phân loại

gồm 3 loại: khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp.

3 loại: con người, vật cụ thể, hoạt động của con người.

Câu 85. Khái niệm mặt khách quan của tội phạm.

- Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm các dấu hiệu biểu hiện tội phạm diễn ra trong thế giới khách quan.

- Những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoài bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các dấu hiệu biểu hiện sự thực hiện hành vi phạm tội và gắn liền với hành vi.

- Các biểu hiện khách quan của tội phạm có vị trí và ý nghĩa không giống nhau trong các CTTP.

+ Hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong tất cả các CTTP với ý nghĩa là dấu hiệu bắt buộc, không có hành vi nguy hiểm cho xã hội thì không có CTTP.

+ Các biểu hiện khác thuộc mặt khách quan được quy định trong các CTTP có thể với ý nghĩa là dấu hiệu định tội ( dấu hiệu của CTTP cơ bản) hoặc là dấu hiệu định khung ( dấu hiệu của CTTP tăng nặng hoặc CTTP giảm nhẹ).

Mặt khách quan là một yếu tố của CTTP, các dấu hiệu thuộc mặt khách quan có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, từ những biểu hiện khách quan người ta xác định được tội phạm đã xảy ra, làm rõ các yếu tố khác của CTTP như mặt chủ quan, chủ thể và khách thể của tội phạm.

Câu 86. Khái niệm hành vi nguy hiểm cho xã hội và các dạng của nó.

1. Khái niệm.

Hành vi nguy hiểm cho xã hội là xử sự cụ thể của con người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật Hình Sự bảo vệ.

Hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu khách quan bắt buộc của tất cả CTTP và là dấu hiệu trung tâm trong mặt khách quan của tội phạm.

 Với ý nghĩa là một biểu hiện hay dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm,

hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là hoạt động cụ thể được chủ thể nhận thức và điều khiển, có nội dung trái với các yêu cầu và đòi hỏi của PLHS.

2. Các dạng của hành vi.

Hai dạng:

+ Hành động phạm tội

+ Không hành động phạm tội.

- Hành động phạm tội là chủ thể làm một việc mà pháp luật cắm, qua đó làm thay đổi trạng thái bình thường của đối tượng tác động gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm.

-Hành vi phạm tội:

+ Có thể chỉ là một động tác đơn giản xảy ra một lần trong khoảng thời gian ngắn.

+ Có thể là tập hợp nhiều động tác khác nhau.

+Có thể là một động tác đơn giản hay tập hợp nhiều động tác nhưng được thực hiện lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian dài.

-Hành động phạm tội có thể:

+ Là sự tác động trực tiếp của chủ thể lên đối tượng tác động của tội phạm. +Tác động thông qua công cụ, phương tiện phạm tội.

+Là động tác mang tính thể chất hoặc là lời nói.

b) Không hành động phạm tội.

Không hành động phạm tội là chủ thể không làm hoặc làm không đầy đủ một việc mà pháp luật quy định phải làm mặc dù có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện việc đó, làm biến đổi trạng thái bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm.

Chủ thể không làm một việc mà pháp luật quy định phải làm tức là không thực hiện nghĩa vụ pháp lý của chủ thể, nghĩa vụ này xuất hiện trong những trường hợp sau:

+ Nghĩa vụ phải làm những việc nhất định do pháp luật quy định trực tiếp cho chủ thể, nghĩa vụ này thường được quy định trong các quy phạm PLHS: cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng ( Điều314 BLHS), nhưng cũng có thể quy định trong các QPPL của ngành luật khác.

+ Nghĩa vụ phải làm những việc nhất định do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật trực tiếp xác định trong một văn bản áp dụng pháp luật căn cứ vào văn bản QPPL của nhà nước. VD: không chấp hành các quy định hành chính của cơ quan nhà nhước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính ( Điều 269 BLHS).

+ Nghĩa vụ phải làm những việc nhất định gắn liền với chức năng nghề nghieeph do pháp luật quy định. VD: nghĩa vụ cứu người bệnh của bác sĩ, nghĩa vụ bảo vệ tài sản của nhân viên bảo vệ cơ quan.

+ Nghĩa vụ phải thực hiện những việc nhất định phát sinh từ hợp đồng. VD: người trông coi trẻ với cha mẹ đứa trẻ nhưng sau đó không làm đầy đủ nghĩa vụ dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng cho tính mạng đứa trẻ.

+ Nghĩa vụ phải thực hiện những việc nhất định phát sinh do xử sự trước đó của chủ thể. VD: người lái xe do vi phạm các quy định an toàn giao thông gây ra tai nạn, có nghĩa vụ phải cứu giúp người bị nạn.

Chủ thể phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ của mình đã gây ra thiệt hại cho xã hội khi chủ thể có đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ đó.

Câu 87. Khái niệm hậu quả nguy hiểm cho xã hội và các dạng của nó.

1. Khái niệm.

Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.

Bất kỳ một tội phạm nào cũng gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại nhất định cho khách thể của tội phạm.

Trong số các hậu quả do hành vi phạm tội gây ra chỉ hậu quả nào được nêu ra trực tiếp trong nội dung điều luật quy định CTTP mới có ý nghĩa là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt. Các dấu hiệu khác được xem xét khi giải quyết TNHS và quyết định hình phạt với tội phạm đã được thực hiện.

Hậu quả nguy hiểm cho xã hội là một biểu hiện thuộc mặt khách quan của tội phạm có ý nghĩa không giống nhau trong các CTTP khác nhau.

2. Các dạng hậu quả:

Trong BLHS 1999, hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi khách quan gây ra được phản ánh vào nội dung các CTTP với các dạng:

- Thiệt hại về vật chất: hành vi phạm tội làm thay đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm là những vật cụ thể. VD: tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư

hỏng, mất đi một phần hoặc toàn bộ giá trị sử dụng như các tội quy định tại các điều 143, 231 BLHS…

-Thiệt hại về thể chất: hành vi phạm tội gây ra sự thay đổi tình trạng bình thường của con người về thể chất. VD: gây hậu quả chết người do cố ý ( Điều 93) hoặc vô ý ( Điều 98)…

- Thiệt hại về tinh thần: Là những thiệt hại mà hành vi thiệt hại gây ra cho nhân phẩm, danh dự, tự do của con người như làm nhục người khác ( Điều 121)…

- Thiệt hại về chính trị: Là hậu quả do những hành động phạm tội gây ra đối với sự tồn tại vững mạnh của chế độ xã hội, của nhà nước và an ninh quốc gia. VD: thành lập tổ chức nhằm lập đổ chính quyền ( Điều 79), chia rẽ khối đoàn kết toàn dân ( Điều 87)…

Những thiệt hại về chính trị, tinh thần rất khó xác định mứ độ cụ thể khi áp dụng pháp luật nên ít được phản ánh vào nôi dung CTTP, chính sự thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được nêu ra trong Điều luật quy định tội phạm đã thể hiện hậu quả mà hành vi gây ra cho xã hội.

Câu 88. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội là những dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm =>Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của hành vi gây ra cũng là dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm.

Những tội phạm mà Luật hình sự quy định hậu quả cụ thể là một dấu hiệu của CTTP (dấu hiệu bắt buộc) thì quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng là một dấu hiệu bắt buộc trong CTTP.

Nội dung mối quan hệ nhân quả trong luật hình sự như sau:

+ Hành vi trái pháp luật xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội xét về thời gian. Nguyên nhân phải có trước kết quả:hành vi trái pháp luật với tính chất là nguyên nhân phải xuất hiện trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Đây là căn cứ đầu tiên xác định quan hệ nhân quả.

+ Hành vi trái pháp luật phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Khả năng chứa đựng trong hành vi có tính nguy hiểm cho xã

hội và trái pháp luật, trong những điều kiện nhất định sẽ sản sinh ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội (Hành vi trái pháp luật thông thường trực tiếp gây thiệt hại cho khách thể, có khi chỉ có vai trò “ cộng hưởng” trong quá trình gây thiệt hại cho khách thể)

+ Những hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra phải do chính hành vi trái pháp luật đã được thực hiện gây ra, là sự phát triển trong khả năng chứa đựng trong hành vi trái pháp luật thành thiệt hại trong thực tế (những điều kiện ảnh hưởng đến quá trình phát sinh hậu quả có thể là yếu tố tự nhiên, súc vật hoặc xử sự của con người)

Nhiều trường hợp nhiều hành vi của một hay nhiều chủ thể gây ra một hậu quả; cũng có khi một hành vi đã gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Câu 89. Những dấu hiệu khác thuộc mặt khách quan của tội phạm.

1. Phương tiện phạm tội.

- Là những vật, dụng cụ được người phạm tội sử dụng để thực hiện tội phạm. Phương tiện phạm tôi không phải là dấu hiệu bắt buộc của tất cả các CTTP.

-Với một số ít tội phạm, nhà làm luật quy định phương tiên phạm tôi là dấu hiệu định tội.

- Trong trường hợp tính chất của phương tiện phạm tội có định hướng rõ rệt đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhà làm luật quy định phương tiện phạm tội là dấu hiệu của CTTP tăng nặng. Khi luật quy định là dấu hiệu cảu CTTP tăng nặng, phương tiện phạm tôi có ý nghĩa định khung hình phạt.

2.Phương pháp, thủ đoạn thực hiện tội phạm.

- Phương pháp, thủ đoạn thực hiện tội phạm là cách thức thực hiện hành vi.

- Luật hình sự không quy định phương pháp và thủ đoạn phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của mọi CTTP.

- Với một số tội phạm, phương pháp và thủ đoạn phạm tội được quy định là dấu hiệu định tội ( dấu hiệu của CTTP cơ bản).

- Phương pháp và thủ đoạn phạm tội được luật hình sự quy định là dấu hiệu của CTTP tăng nặng với một số tội phạm.

- Có trường hợp luật không quy định phương pháp, thủ đoạn thực hiện tội phạm là dấu hiệu định tội hay định khung hình phạt nhưng phương pháp, thủ đoạn thực hiện tội phạm lại có ý nghĩa là một căn cứ cụ thể để quyết định hình phạt.

3. Thời gian phạm tội.

- Có thể là một thời điểm hay một khoảng thời gian nhất định mà hành vi phạm tội diễn ra.

- Trong Luật hình sự Việt Nam, thời gian phạm tội được quy định là dấu hiệu định tội (dấu hiệu CTTP cơ bản) với một số ít tội phạm.

Thời gian thực hiện tội phạm cũng có thể được quy định là dấu hiệu của CTTP tăng nặng (CTTP định khung).

4. Địa điểm phạm tội.

- Là một giới hạn lãnh thổ nhất định mà trên đó tội phạm bắt đầu hoặc kết thúc, hay ở đó hậu quả của tội phạm xảy ra.

- Địa điểm có thể là một điểm hay một vùng lãnh thổ nhất định. Luật hình sự quy định địa điểm là dấu hiệu định tội với một số ít tội phạm.

5. Hoàn cảnh phạm tội.

- Hoàn cảnh phạm tội là tổng hợp tất cả tình tiết khách quan xung quanh việc thực hiện tội phạm có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, là bối cảnh xã hội khi hành vi phạm tội diễn ra.

- Hoàn cảnh phạm tội có thể được Luật hình sự quy định là dấu hiệu định khung (dấu hiệu của CTTP tăng nặng hay giảm nhẹ).

Câu 90. Khái niệm chủ thể của tội phạm và những dấu hiệu chung của nó.

1. Khái niệm:

Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng có năng lực TNHS và đạt độ tuổi do luật hình sự quy định. (Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể, đang sống. Người chết không phải chịu TNHS dù trước đó họ đã thực hiện hành vi nguy hiểm và gây thiệt hại cho xã hội. LHS không coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm. Động vật được con người sử dụng gây thiệt hại cho xã hội

thì người quản lý hoặc sử dụng chúng phải chịu trách nhiệm, chủ thể của luật hình sự không thể là con vật)

2.Những dấu hiệu chung của chủ thể phạm tội:

- Có năng lực trách nhiệm hình sự: NLTNHS của 1 người là khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi. Chỉ người nhận thức và điều khiển hành vi mới có thể tiếp thu những biện pháp giáo dục, cải tạo được áp dụng với họ. Đồng thời NLTNHS là điều kiện để chủ thể có lỗi.

- Tuổi chịu trách nhiệm hình sự: chủ thể chỉ có thể nhận thức và điều khiển hành vi khi đủ độ tuổi nhất định. LHS VN quy định người có đủ năng lực là người từ đủ 16t (NL nhận thức và điều khiển hành vi của con người được hình thành từng bước theo thời gian trong quá trình sống và tham gia quan hệ chủ thể)

Câu 91. Chủ thể đặc biệt của tội phạm và những dấu hiệu đặc trưng riêng cảu chủ thể đặc biệt.

1. Khái niệm.

Chủ thể đặc biệt của tội phạm là những chủ thể của một số tội phạm theo quy định của BLHS có thêm những dấu hiệu đặc thù ngoài những dấu hiệu chung, phổ biến mà chủ thể của bất kỳ tội phạm nào cũng có. (quy định chủ thể đặc biệt của tội phạm xuất phát từ một thực tế là có những hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ có thể được thực hiện bởi những cá nhân có đặc điểm riêng biệt.) Chủ thể đặc biệt được quy định trong luật có ý nghĩa là dấu hiệu CTTP hoặc là căn cứ định khung hình phạt.

2. Những đặc điểm (dấu hiệu) của chủ thể đặc biệt theo quy định cảu LHS gồm:

- Những đặc điểm liên quan đến nghề nghiệp của 1 người. VD: tội vi phạm cho vạy trong hoạt động của tổ chức tín dụng (Điều 179).

- Những đặc điểm về chức vụ quyền hạn. VD, tội tham ô, các tội về lạm dụng chức quyền…

-Những đặc điểm liên quan đến nghĩa vụ mà Nhà nước xác định với những người nhất định. VD, tội trốn nghĩa vụ quân sự (Đ.259)

- Những đặc điểm về tuổi, giới tính, quan hệ gia đình. VD: Tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm, tội loạn luân….

Câu 92. Nhân thân người phạm tội.

1. Khái niệm:

Nhân thân người phạm tội là tổng hợp tất cả các khía cạnh xã hội đặc trưng của người phạm tội tạo thành cá nhân.

- Những đặc điểm nổi bật về nhân thân người phạm tội gồm: Tiền án, tiền sự, tuổi,

Một phần của tài liệu đề cương ôn tập môn luật hình sự (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w