Phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt.

Một phần của tài liệu Giải chi tiết đề thi đại học 2013 - Môn Hóa - Khối B - Mã đề 753 (Trang 26)

Câu này không khó nhưng dễ gây nhầm lẫn, cần phân tích kỹ điều kiện phản ứng

Nếu phản ứng xảy ra theo chiều thuận, số mol hỗn hợp khí giảm, trong khi khối lượng hệ không đổi. Do đó, khi phản ứng xảy ra theo chiều thuận, tỉ khổi của hệ tăng lên (do số mol giảm, khối lượng không đổi). Tỉ khối của hỗn hợp ở nhiệt độ cao T1 nhỏ hơn tỉ khối của hỗn hợp ở nhiệt độ thấp T2. Như vậy tỉ khối của hệ tăng khi giảm nhiệt độ (nhiệt độ thấp, tỉ khối cao). Thế mà tỉ khối tăng khi phản ứng xảy ra theo chiều thuận; vậy khi giảm nhiệt độ, phản ứng xảy ra theo chiều thuận. Điều đó có nghĩa là chiều thuận phản ứng là 1 quá trình tỏa nhiệt. Vậy D đúng.

Theo đó, A sai vì phản ứng nghịch là phản ứng thu nhiệt; B sai vì giảm nhiệt độ làm phản ứng diễn ra theo chiều thuận (chiều giảm số mol khí) làm giảm áp suất hệ; C sai vì tăng nhiệt độ làm phản ứng diễn ra theo chiều nghịch (chiều tăng số mol khí) làm tăng áp suất hệ.

Câu 56***: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 21,7 gam X, thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc) và 18,9 gam H2O. Thực hiện phản ứng este hóa X với hiệu suất 60%, thu được m gam este. Giá trị của m là

A. 12,24. B. 10,80. C. 9,18. D. 15,30.

mX = 21.7 g

Đốt cháy 21.7 g X thu được nCO2 = 20.16/22.4 = 0.9 mol và nH2O = 18.9/18 = 1.05 mol

21.7g X có 0.9 mol C và 2.1 mol H

lượng O trong 21.7 g X là mO = 21.7 – 0.9 x 12 – 2.1 x 1 = 8.8 g

nO = 0.55 mol

nH:nC = 2.1:0.9 > 2, do tỉ lệ này ở axit cacboxylic no, mạch hở, đơn chức là 2 ancol phải là hợp chất no để có tỉ lệ trung bình >2.

Đốt cháy 1mol axit cacboxylic no đơn chức (CnH2n+1COOH) tạo ra n mol CO2 và n mol H2O.

Đốt cháy 1 mol rượu no đơn chức (CmH2m+1OH) tạo ra m mol CO2 và m+1mol H2O, hay lượng H2O sinh ra nhiều hơn lượng CO2 1 mol.

Do đó, khi đốt cháy 21.7 g hỗn hợp X tạo ra lượng H2O nhiều hơn lượng CO2 1.05-0.9 = 0.15 mol, tương ứng với số mol rượu trong hỗn hợp.

Gọi axit là CnH2n+1COOH và ancol là CmH2m+1OH với số mol trong 21.7 g X lần lượt là x và 0.15. Có số mol O trong 21.7g X là: 2x + 0.15 = 0.55 x=0.2 mol

Có số mol H trong 21.7g X là: (2n+2)x0.2 + (2m+2)x0.15 = 2.1 0.4n + 0.3m = 1.4 hay 4n + 3m = 14 n và m phải là số nguyên, n≥0, m≥1, do đó n=2, m=2.

Vậy axit là C2H5COOH, ancol là C2H5OH.

Este tạo thành là C2H5COOC2H5 có M = 102, do hiệu suất là 60% nên neste = 0.15 x 60% = 0.09 mol

meste = 0.09 x 102 = 9.18 g

Câu 57**: Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 18. B. 24. C. 20. D. 36. nFe =11.2/56 = 0.2 mol nMg= 2.4/24 = 0.1 mol Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 0.2 mol--->0.25 mol Mg + H2SO4 MgSO4 + H2 0.1 mol --->0.1 mol

Y gồm có 0.1 mol MgSO4 và 0.2 mol FeSO4. FeSO4 + 2NaOH Fe(OH)2↓ + Na2SO4 0.2 mol ---> 0.2 mol

MgSO4 + 2NaOH Mg(OH)2↓ + Na2SO4 0.1 mol ---> 0.1 mol

Cho Y phản ứng với NaOH thu được 2 kết tủa là 0.2 mol Fe(OH)2 và 0.1 mol Mg(OH)2. Nung kết tủa ngoài không khí:

Mg(OH)2 MgO + H2O 0.1 mol ---> 0.1 mol

2Fe(OH)2 + ½ O2 Fe2O3 + 2H2O 0.2 mol ---> 0.1 mol

Chất rắn thu được có 0.1 mol MgO và 0.1 mol Fe2O3. m = mMgO + mFe2O3 = 0.1 x 40 + 0.1 x 160 = 20g

Câu 58**: Hòa tan một khí X vào nước, thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch Y đến dư vào dung dịch ZnSO4, ban đầu thấy có kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan ra. Khí X là:

NH3 đầu tiên làm xuất hiện kết tủa Zn(OH)2 do môi trường kiềm. Sau đó kết tủa tan ra do kẽm tạo phức với NH3.

ZnSO4 + 2NH3 + 2H2O (NH4)2SO4 + Zn(OH)2↓ Zn(OH)2 + NH3 ( Zn(NH3)4)2+ + 2OH-

Câu 59**: Cho dãy chất sau: isopren, anilin, andehit axetic, toluen, pentan, axit metacrylic và stiren. Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là:

A. 5. B. 6. C. 7. D. 4.

Isopren: CH2=CH(CH3)-CH2-CH3, đây là 1 anken phản ứng cộng được với nước brom. Anilin: C6H5NH2 phản ứng thế được với nước brom

Andehit axetic: CH3CHO không phản ứng được với nước brom Toluen: C6H5CH3 phản ứng thế được với nước brom.

Pentan: ankan no không phản ứng với nước brom.

Axit metacrylic: CH2=C(CH3)-COOH, axit không no phản ứng cộng với nước brom. Stiren C6H5CH=CH2 phản ứng được với nước brom.

Câu 60**: Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng, không xảy ra phản ứng tráng bạc?

A. Mantozơ. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D.Glucozơ.

Đây là 1 câu lý thuyết dễ nhưng khó chịu vì thí sinh phải NHỚ. Đáp án là C, saccarozơ. Saccarozơ được cấu tạo từ 1 phân tử glucozơ và 1 phân tử fructozơ và không còn nhóm andehit, do đó không có phản ứng tráng gương. Fructozơ bản chất không có phản ứng tráng gương, nhưng trong dung dịch tồn tại sự chuyển hóa qua lại giữa fructozơ và glucozơ nên cuối cùng dung dịch fructozơ cũng có thể tham gia phản ứng tráng gương. Còn mantozơ được cấu tạo từ 2 phân tử glucozơ và còn giữ 1 nhóm andehit trong phân tử, do đó có thể tham gia phản ứng tráng gương.

Một phần của tài liệu Giải chi tiết đề thi đại học 2013 - Môn Hóa - Khối B - Mã đề 753 (Trang 26)