Tính toán tổn thất vật liệu qua cửa ngăn dòng khi ngăn dòng bằng cát

Một phần của tài liệu xây dựng công tình vùng triều yêu cầu tính toán ngăn dòng (Trang 27)

8.1 Điều kiện áp dụng

Cát sử dụng làm vật liệu đắp đập ngăn dòng phải thoả mãn yêu cầu sau đây: a) Có đường kính hạt D50 từ 150 µm đến 250 µm;

b) Lưu tốc qua cửa chặn dòng nhỏ hơn 3,0 m/s;

c) Khi không xác định được các chỉ tiêu của loại cát, việc ước tính lượng khối lượng cát trôi do dòng chính và dòng xoáy qua cửa ngăn dòng bằng cách sử dụng bảng lập sẵn của Rijkwaterstaat được nêu trong phụ lục E;

d) Khi xác định được các chỉ tiêu của loại cát, tính toán khối lượng tổn thất cát trôi do dòng chính và

dòng xoáy qua cửa ngăn dòng bằng cách sử dụng biểu đồ lập sẵn của Delft Hydraulic Laboratory, được nêu trong phụ lục F.

8.2 Phương pháp tính toán

8.2.1 Tính toán lượng cát trôi theo bảng lập sẵn 8.2.1.1 Khi lấp đứng thực hiện theo quy định sau:

a) Sử dụng bảng F.1 phụ lục F để tìm lượng cát trôi do dòng chính, m3/(m.h);

b) Sử dụng bảng F.2 phụ lục F để tìm lượng cát trôi do dòng xoáy ở hai đầu đập, m3/(m.h).

CHÚ THÍCH:

1) Tìm lượng cát trôi do dòng chính có thể tham khảo ví dụ 12 ở phụ lục H; tìm lượng cát trôi do dòng xoáy ở hai đầu đập tham khảo ví dụ 13 và ví dụ 14 ở phụ lục H;

2)Khi diện tích dòng chảy còn dưới 150 m2 thì lượng cát trôi không đáng kể với điều kiện năng lực máy thi công thỏa mãn.

8.2.1.2 Khi lấp bằng có thể sử dụng bảng F.3 phụ lục F để tìm lượng cát trôi trên 1 m chiều dài do

dòng chính trong một giờ, m3/(m.h). Có thể tham khảo phương pháp tính toán lượng cát trôi trên 1 m

chiều dài do dòng chính trong ví dụ 15 phụ lục H.

Biểu đồ lập sẵn áp dụng cho cả phương pháp lấp đứng và lấp bằng, được quy định trong phụ lục G. Có thể tham khảo phương pháp tính toán nêu tại ví dụ 16 và ví dụ 17 trong phụ lục H.

Một phần của tài liệu xây dựng công tình vùng triều yêu cầu tính toán ngăn dòng (Trang 27)