Đánh giá hoạt động huy động vốn của chi nhánh Quang Trung

Một phần của tài liệu GiảI pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHĐT&PT Vịêt Nam, chi nhánh Quang trung (Trang 33)

Nhận định về môi trường hoạt động kinh doanh năm 2009 của Chi nhánh:

Nhận định môi trường bên trong

Thuận lợi

- Vị trí địa lý thuận lợi: điểm giao dịch 53 Quang Trung được khách hàng biết đến từ hơn 15 năm. Địa bàn trú đóng phân giao cho chi nhánh là khu vực kinh tế xã hội phát triển mạnh, ổn định.

- Đội ngũ cán bộ trẻ, độ tuổi trung bình khoảng 27 tuổi, được đào tạo cơ bản về tài chính ngân hàng, có tinh thần học hỏi nâng cao trình độ.

- Nền khách hàng được tiếp tục được duy trì và phát triển.

- Kết quả hoạt động 04 năm đầu tiên đều có lãi- năm sau cao hơn năm trước. Chi nhánh không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động và tuyệt đối tuân thủ theo chế độ và chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Nền khách hàng có tăng trưởng bắt đầu đi vào ổn định.

- Hội sở chính tin tưởng giao cho nhiệm vụ tiếp cận với những sản phẩm dịch vụ mới của một ngân hàng bán lẻ.

Khó khăn

- Đội ngũ cán bộ sau chia tách Ba Đình: lực lượng cán bộ lãnh đạo phòng chuyển sang chi nhánh mới nhiều, hiện tại cán bộ lãnh đạo phòng chủ yếu là mới, kinh nghiệm quản trị điều hành chưa nhiều. Đội ngũ cán bộ trẻ, ít kinh nghiệm công tác là một trong những điểm khó khăn trong xử lý các tình huống thực tế.

- Nền vốn huy động của chi nhánh tương đối phát triển nhưng không ổn định do nhiều khách hàng là Công ty Chứng khoán tính chất hoạt động phụ thuộc vào thời vụ và chu kỳ kinh tế từng thời kỳ, các nguồn tiền gửi của khách hàng là định chế tài chính lớn nhưng khó thể huy động lại do phải tuân thủ chỉ đạo của Hội sở chính. Trong khi đó, khách hàng dân cư thường được mời chào bởi lãi

suất hấp dẫn của các ngân hàng cổ phần. Tháng 10/20008, chi nhánh phải chia sẻ lượng khách hàng sang chi nhánh Ba Đình với tổng nguồn vốn tương đối lớn. - Vị trí địa lý đẹp nhưng chi phí thuê tương đối cao- thuộc diện cao nhất so với các chi nhánh trên địa bàn và chi nhánh thường xuyên nhận được phàn nàn của khách hàng vì không có địa điểm gửi xe hợp lý cho khách hàng trong thời gian giao dịch.

- Các sản phẩm thiếu tính cạnh tranh so với các đối thủ trên cùng khu vực.

* Nhận định môi trường bên ngoài

Thời cơ

- Nhà nước đang thực hiện từng bước theo lộ trình quy hoạch và mở rộng thủ đô sang các vùng ngoại thành là điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời cho phép nhiều thành phần kinh tế tham gia nên nhu cầu về dịch vụ ngân hàng có nhiều khả quan.

- Chiến lược phát triển của Hội sở chính là đưa Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam trở thành một tập đoàn tài chính vững mạnh, có tầm khu vực, mặt khác, việc thực hiện quảng bá thương hiệu BIDV là một yếu tố nâng cao hình ảnh của các chi nhánh BIDV nói chung và BIDV Quang Trung nói riêng.

- Các khách hàng là tổng công ty, tập đoàn kinh tế lớn tham gia ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược với BIDV là lợi thế trong tiếp thị khách hàng của các chi nhánh.

Thách thức

- Nền kinh tế thế giới năm 2008 có thể nói là một bức tranh ảm đạm ảnh hưởng tới hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài những tác động tiêu cực với những biến động mạnh của giá vàng, giá dầu thô, tỷ giá ngoại tệ diễn biến phức tạp, tăng giảm mạnh, lạm phát gia tăng… Những yếu tố đó tiếp tục tác động tới hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong năm 2009, hoạt động tín dụng- ngân hàng chắc chắn không tránh khỏi những ảnh hưởng.

- Nền kinh tế Việt Nam phát triển nhưng chưa hoàn toàn ổn định. Nguy cơ bệnh dịch, thiên tai vẫn có khả năng xảy ra. Hội nhập kinh tế quốc tế với những chính

sách tự do hoá thương mại trong điều kiện sức cạnh tranh các doanh nghiệp còn yếu sẽ tiếp tục có những khó khăn đối với nền kinh tế trong nước.

- Ngành ngân hàng Việt Nam với những sóng gió trong năm 2008 đã bộc lộ những yếu kém, rủi ro trong hoạt động.

- Thủ đô Hà Nội tập trung nhiều tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Trong thời gian tới, các Ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động rộng hơn và không còn phạm vi khác biệt trong phạm vi hoạt động so với ngân hàng trong nước. Bên cạnh đó, các hoạt động đầu tư phát triển như bất động sản, chứng khoán, xuất nhập khẩu… sẽ làm tăng dòng vốn lưu chuyển trong nền kinh tế nhưng công tác huy động vốn sẽ gặp nhiều hạn chế.

- Địa bàn hoạt động của chi nhánh Quang Trung tập trung nhiều ngân hàng TMCP với cơ chế hoạt động mềm dẻo, thu hút khách hàng bằng lãi suất cao, nhiều ưu đãi… khiến nền vốn huy động không được ổn định. Bản thân mạng lưới hoạt động của BIDV cũng có tính chất xen kẽ nhau, cự ly rất gần và phạm vi hoạt động ở tình trạng "chen lấn". Thị phần của BIDV trên địa bàn còn khiêm tốn do chính sách phát triển sản phẩm mới chưa đột phá và chưa có tính cạnh tranh.

- Chính sách của Hội sở chính chưa mang tính đồng bộ, đặc biệt sau chuyển đổi TA2, xuất hiện hiện tượng chồng chéo giữa các Ban gây khó khăn cho chi nhánh trong quá trình giao dịch, tiếp thị khách hàng.

Đánh giá về cạnh tranh trong hoạt động tại địa bàn

Sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh

Địa bàn hoạt động của chi nhánh có 10 ngân hàng TMCP: VIB, SCB, Maritime Bank, Agribank, ViettinBank, VCB,… trong năm 2008, các ngân hàng đã đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới, đa dạng, phong phú, nhiều chương trình khuyến mại lớn thu hút khách hàng. Một số sản phẩm mới nổi bật như huy động vàng, tiền gửi tiết kiệm lãi suất bậc thang theo số tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng trúng vàng trao giải hàng tuần, tiền gửi lĩnh lãi định kỳ và có thể rút gốc linh hoạt trước hạn từng phần… BIDV chưa triển khai thực hiện.

Về dịch vụ ngân hàng hiện đại, một số thẻ tiện ích như thẻ thanh toán quốc tế, thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế… một số ngân hàng đã cung cấp dịch vụ được một thời gian nhưng hiện tại BIDV vẫn chưa có đề án triển khai.

Thị phần của BIDV và tương quan

BIDV là một trong 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn của cả nước, giữ vai trò, chức năng quan trọng trong nền kinh tế, đầu mối thông tin phản hồi và tham mưu Ngân hàng Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, sự phát triển mạng lưới các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước và sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài trong thời gian vừa qua là nguyên nhân chính dẫn tới khiến thị phần của BIDV giảm.

Xét về tương quan giữa thị phần khách hàng và mạng lưới hoạt động của BIDV, chi nhánh nhận thấy có xu hướng giảm dần.

Đầu tiên là sự cạnh tranh các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài. Càng ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam. Lợi thế của họ là có nhiều vốn, có tiềm lực tài chính và quản lý. HSBC là ngân hàng nước ngoài tích cực nhất hiện nay. HSBC vừa được Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Việc thành lập ngân hàng con sẽ cho phép HSBC mở rộng mạng lưới phân phối rộng hơn, tới các khách hàng hiện tại cũng như khách hàng mới. HSBC trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam sở hữu 20% cổ phần tại một ngân hàng trong nước sau khi nâng cổ phần sở hữu tại Techcombank từ 14,4% lên 20%. Điều này cho phép HSBC mở rộng sức ảnh hưởng và gia tăng tầm hoạt động của mình. Sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng đối với các ngân hàng nội.

Thứ hai là cạnh tranh với ngân hàng trong nước: yếu tố này là hiển nhiên nhưng có xu thế mới đó là việc hợp tác của các ngân hàng nội, việc rõ ràng nhất là “liên minh ATM”. Điều này làm gia tăng tầm hoạt động, khả năng cạnh tranh, sức thu hút khách hàng hơn là những ngân hàng không nằm trong liên minh. Tuy nhiên, thị phần khách hàng vẫn phải phân chia giữa các ngân hàng trong số lượng ngân hàng có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, nhóm ngân hàng cổ phần hiện chiếm khoảng 20% tổng vốn huy động và thị phần tín dụng. Nhóm chi nhánh ngân hàng nước ngoài và liên doanh với 35 ngân hàng chiếm khoảng 10% tổng vốn huy động và thị phần tín dụng. Nhóm ngân hàng này hiện chủ yếu phục vụ cho khách hàng là cá nhân, công ty nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam. Thị phần của khối ngân hàng cổ phần đã tăng hơn 10% trong năm 2008, trong khi thị phần của khối ngân hàng quốc doanh sụt giảm với khoảng cách tương ứng

Những thành tựu của chi nhánh trong hoạt động huy động vốn.

- Thu hút được một lượng vốn lớn từ các tổ chức kinh tế trên địa bàn (bao gồm cả tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kì hạn). Nguồn vốn này tuy không ổn định như nguồn vốn từ dân cư nhưng nó có tính chất năng động, tạo điều kiện giúp mối quan hệ giữa chi nhánh và các tổ chức kinh tế trên địa bàn bền chặt hơn thông qua các hoạt động giao dịch tài khoản thanh toán, cho vay kí quỹ bằng tiền của chính tổ chức kinh tế…. Trong tương lai, nếu duy trì được lượng tiền gửi đó cao thường xuyên thì chi nhánh có khả năng phát triển được nhiều dịch vụ ngân hàng khác để phục vụ các tổ chức kinh tế hơn.

- Chi nhánh đã triển khai khá thành công các đợt huy động vốn do ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam phát động : Các chương trình Tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, Tiết kiệm Ổ trứng vàng…Các chương trình này đã thu hút được 1 lượng lớn vốn từ dân cư trên địa bàn.

- Chi nhánh đã đưa ra nhiều mức lãi suất hấp dẫn cho từng kì hạn tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ và số kì hạn đa dạng (từ không kì hạn, 1 tháng, 2 tháng...60 tháng). Chính điều này đã tạo ra nhiều lựa chọn cho khách hàng, góp phần thu hút được lượng tiền gửi lớn từ dân cư cho chi nhánh.

Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác huy động vốn của chi nhánh.

- Cơ cấu vốn của chi nhánh chưa hợp lý. Tỷ lệ vốn huy động từ dân cư quá thấp so với tỷ lệ vốn huy động từ tổ chức. Trong khi tiền gửi từ dân cư có

tính chất ổn định và lâu dài hơn, có thể giúp giảm rủi ro trong hoạt động tín dụng cho chi nhánh.

- Chi nhánh chưa có chiến lược khách hàng rõ ràng, cũng như vạch ra biện pháp tăng cường huy động vốn cụ thể trong tình hình mới (cạnh tranh huy động vốn gay gắt).

- Hoạt động tiếp thị sản phẩm huy động vốn của chi nhánh còn chưa được quan tâm thực hiện. Mỗi một đợt huy động vốn được triển khai thì chủ yếu lượng khách hàng cũ, truyền thống của chi nhánh tham gia phần lớn, nhiều khách hàng mới, tiềm năng không hề biết đến. Nguyên nhân của việc này là do thông tin về sản phẩm, dịch vụ mới chưa được truyền tải rộng rãi đến họ. Chi nhánh chưa khai thác triệt để các kênh truyền thông tin hiện có.

- Ngoài những sản phẩm huy động vốn của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương, chi nhánh chưa phát triển được sản phẩm riêng biệt nào. Thực ra để phát triển một sản phẩm riêng thì phải có sự đồng ý và có kế hoạch của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nên điều này khó thực hiện ngay. Nhưng chi nhánh cũng nên quan tâm và lập kế hoạch phát triển sản phẩm huy động vốn mới để góp phần tăng cường thu hút vốn trên địa bàn.

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH QUANG TRUNG

Một phần của tài liệu GiảI pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHĐT&PT Vịêt Nam, chi nhánh Quang trung (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w