953.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu Ý nghĩa lịch sử và giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết Truyện nhà kỵ sỹ Đon Qujote của Cervantes (Trang 95)

3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

"Truyện hiệp sĩ trứ danh Don Qujote thuộc dòng Hi-Đan-Gô người xứ Măng-Sơ" là một pho tiểu thuyêt trường thiên, số chữ kể đến hàng triệu, điều động lên trường diện có đến hàng trăm con người đủ các lứa tuổi, đủ mọi hạng người, công tước, hầu tước, quan lại, địa chủ, thầy dòng, bà xơ, lính tráng, tù nhân, những người nghề nghiệp tự do cho đến nông dân, tiểu thương, bác thợ cạo, chú chăn dê, anh lái lợn, người buôn ngựa, cô bán quán, bác hàng cơm quốc tịch Tây-Ban- Nha có, người Mares có; và bấy nhiêu con người ấy tụ tập lại xung quanh hai nhân vật có tính cách đại biểu cho giai cấp…Phải nói rằng, xử trí một khối lượng tài liệu đồ sộ như vậy không phải là chuyện dễ dàng. Cervantes đã cho nhân vật hoạt động trên một trường sở bao la, từ đô thành cho đến các thị trấn, các miền thôn quê; từ các đường cái quan dài dằng dặc cho đến những bến đò hẻo lánh, những dãy núi thẳm rừng xanh. Trước mắt độc giả, hiển hiện lên một xã hội trong khung cảnh chứa chan những màu sắc chân thật của địa phương, của thời đại. Tác giả đã khắc vào tâm hồn người đọc những ấn tượng sâu sắc và linh động, chính là vì trong cuốn tiểu thuyết này nghệ thuật xây dựng nhân vật rất tinh tường, chu đáo, mà trước hết được thể hiện qua lối đặc tả ngoại hình nhân vật Don Qujote.

3.3.1. Lối đặc tả ngoại hình

Một bác quý tộc đã đứng tuổi, hình dung cổ kính, bộ mặt hốc hác, hình thù cây sậy, trang bị theo thể thức lỗi thời của những nhà hiệp sĩ trung cổ, trên lưng một con ngựa cũng gầy còm không khác gì ông chủ của nó. Tất cả con người của Don Qujote chỉ là một “tượng trưng sống” của cảnh tượng hủy diệt. Về ngoại

96

hình của chàng hiệp sĩ được tập trung đặc tả ở chương đầu tiên của truyện, là hình ảnh của một Don Qujote chuẩn bị lên đường đi tìm công lý “Thoạt đầu, chàng đánh bóng những vũ khi đã han gỉ của các cụ tổ để lại, vứt ở một xó hàng bao thế kỷ nay. Trong lúc hì hục lau chùi và sửa sang lại chúng, chàng bỗng phát hiện ra một thiếu sót lớn là chiếc mũ sắt chỉ còn một nửa. Chàng bèn lấy bìa cứng, mang hết tài khéo léo ra cắt một miếng đắp và tạo thành một cái mũ nom cũng có vẻ đàng hoàng. Rồi, muốn thử xem nó có cứng cáp đủ sức, chịu đòn không, chàng tuốt gươm chém luôn hai nhát. Mới nhát đầu, cả công trình làm trong một tuần lễ bỗng chốc tan tành. Thấy chiếc mũ vỡ toác một cách quá dễ dàng, chàng chẳng khỏi lo ngại, và muốn bảo đảm, chàng ra công làm lại. Lần này, chàng ghép một cái đai bằng sắt ở bên trong và lấy làm hài lòng thấy chiếc mũ chắc chắn hơn…Xong việc, chàng đi thăm con ngựa; mặc dù con vật nom thảm hại hơn cả con Gô-nê-la, chỉ có da bọc xương…Trong bốn ngày liền, chàng suy nghĩ tìm cho nó một cái tên, vì theo ý chàng, không có lý do gì ngựa của môt trang hiệp sĩ tài ba lỗi lạc lại không có một cái biệt hiệu thật hay…Hài lòng về cái tên mới đặt cho ngựa, chàng cũng muốn biệt hiệu cho mình. Thế là lại mất tám ngày nữa. Cuối cùng, chàng tự xưng là Don Qujote….Nhưng chàng sực nhớ rằng trước kia hiệp sĩ A-ma-đic dũng cảm không chịu mang cái biệt hiệu cộc lốc mà lại ghép thêm tên Tổ quốc vào. Thế là, chàng cũng ghép thêm tên xứ sở vào thành Don Qujote xứ Man-cha để giới thiệu nơi sinh trưởng của mình, đồng thời làm rạng rỡ quê hương mình…Sau khi lau chùi vũ khí, sửa chữa mũ mãng, đặt cho ngựa và cho mình một cái biệt hiệu khá oai, chàng thấy còn một việc nữa là phải tìm cho mình một tình nương, vì một trang hiệp sĩ giang hồ không có người yêu ví như cây không lá không quả, như xác không hồn”. Và một hình dung tổng thể về Don Qujote: “Thế rồi vào một trong những ngày tháng bảy nóng nực nhất,

97

trời chưa tỏ, chẳng nói với ai cũng chẳng ai hay, Don Qujote khoác vũ khí vào người, nhảy lên lưng con Rô-xi-nan-tê, đầu đội mũ sắt, một tay ôm khiên, một tay vác giáo, lẻn cổng sau ra thẳng ngoài đồng, vô cùng sung sướng thấy bước đầu thuận lợi”. Hình dung về ngoại hình của chàng kỵ sĩ thật hết sức thú vị. Cái cơ thể cà ngẳng của chàng đối lập với cái ước mơ, hoài bão lớn lao về một xã hội công bằng- một ước mơ cải tạo xã hội. Chính sự tương phản giữa cái bên ngoài và bên trong ấy khiến cho hình ảnh của Don Qujote thật đáng nực cười nhưng cũng hết sức đáng thương và đáng trân trọng. Ẩn chứa đằng sau cái vẻ bề ngoài khô đét ấy Don Qujote lại có cả một tâm hồn chứa chan nhiệt tình để say sưa cùng ảo tưởng chủ quan, để lạnh lùng trước mỗi sự thất bại, để luôn luôn giữ lấy tư thế anh dũng của một kỵ sĩ biết tự trọng; để trải qua mọi sự thất bại chua chát mà không hề ngã lòng cho đến ngày cuối cùng trước khi chết. Ngoại hình của Don Qujote không chỉ dừng lại ở một hình ảnh còn vẹn nguyên khi chuẩn bị lên đường mà lối đặc tả nhân vật còn được tập trung thể hiện trong mỗi một hành động, một sự việc mà Don Qujote trải qua, bởi vì hầu như sau mỗi một sự kiện ngoại hình của chàng lại trở nên tiêu điều, xác xơ. Don Qujote bị tung lên hất xuống không biết bao nhiêu lần, nhừ đòn biết bao trận và sau mỗi lần như thế bộ dạng của chàng thật thảm hại, thật đáng thương và cũng thật xót xa. Ngay từ chuyến xuất phát đầu tiên, bộ dạng chàng đã trở nên thảm hại trong cuộc chiến đấu với chàng kỵ sĩ tỉnh Vi-xca-i-a, bị sống gươm chém vào vai, cả một bên áo giáp sắt, một phần cái mũ và nửa tai trái của chàng văng xuống đất thật đau đớn. Rồi một lần, để thể hiện sự si tình của mình với nàng Đuyn-xi-nê-a, trên núi Mô- rê- na, chàng đã tự khắc kỷ với bản thân mình như một sự thể hiện tình yêu dành

cho nàng và lần này bộ dạng của chà nảng thật đến mức trần trụi “Chưa hết đâu;

98

làm các việc khác tương tự….Xan chô, ít ra ta cũng muốn anh nhìn thấy ta trần truồng làm một vài việc điên rồ vì điều này cần thiết….Lạy Chúa đừng bắt tôi phải nhìn thấy ngài trần truồng trông thương tâm lắm và tôi sẽ không cầm được cả nước mắt đâu…”[10,214] Và để có sức thuyết phục hơn với tình nhân “Bỗng Don Qujote nảy ra một sáng kiến: chàng xé vạt áo, tết mười một cái nút trong đó có một cái to hơn cả, thế là thành mọt chuỗi tràng hạt để cho chàng có thể độc một triệu bài Kính mừng trong suốt thời gian ở trên núi…Có tràng hạt rồi, chàng bắt đầu đi đi lại lại trên cánh đồng, thỉnh thoảng dừng chân viết lên cát hoặc khắc vào thân cây một bài thơ mô tả nỗi buồn của mình và ca ngợi nàng Đuyn-xi-nê-a” [10,218] Bằng ngòi bút đặc tả ngoại hình, bằng trí tuệ thông minh

hài hước, Cervantes đã khắc họa một bức chân dung “cười ra nước mắt” về chàng hiệp sĩ ngây ngô vừa đáng giận vừa đáng yêu.

Bên cạnh Don Qujote, bác giám mã Xan-chô Pan-xa vừa lùn vừa mập, ngây thơ nhưng ranh mãnh, trên lưng con lừa thấp le te. Xan-chô Pan-xa là một bác dân cày, trung hậu, hiền lành, nhưng đầu óc không được nhiều chất thông minh cho lắm. Hai con người không chỉ đối lập về tính cách mà còn đối lập cả về ngoại hình khiến cho bức chân dung về hai nhân vật càng đậm nét hơn.

3.3.2.Tính cách bộc lộ bằng hành động

Có thể thấy rằng, Cervantes đã dàn xếp sân khấu, bố trí nhân vật, dự trù nguyên nhân, kết cục cho toàn bộ tập sách, cho mỗi tấn bi kịch. Trên sân khấu bao la, lộng lẫy đó, bóng dáng của “người anh hùng” khi ẩn khi hiện nhưng hứng thú của câu chuyện không vì thế mà kém hấp dẫn đi một chút nào. Bút pháp của ông luôn luôn rõ ràng, tinh vi, để tích lũy, để dành dụm cho câu chuyện những nét ly kì không hề có vẻ cưỡng ép, để chuẩn bị cho văn chương cái “hiệu quả

99

cuối cùng” cần thiết cho tất cả các công trình nghệ thuật có giá trị. Thông qua miêu tả hành động nhân vật, Cervantes đã vận dụng rất tự nhiên mọi tình tiết xa gần, lớn nhỏ, nghiêm túc có, bông đùa có và để từ đó làm nổi bật tính cách của nhân vật Don Qujote. Hành động của chàng xuất phát từ những suy nghĩ lúc như kẻ điên dại, có lúc như một nhà triết học, một vị cha sứ uyên bác. Trải qua mỗi chương truyện, người đọc hiểu sâu sắc hơn về tính cách nhân vật. Ở chương đầu, qua những tuyên ngôn của chàng, người đọc còn ngỡ rằng Don Qujote là một kẻ dở hơi: “đồ trang sức của tôi là vũ khí, và nghỉ ngơi là chiến đấu không ngừng” rồi đến “cả đêm, chàng cứ đội sùm sụp cái mũ trên đầu, nom thật tức cười”. Tính cách gàn dở của một người bị nhiễm nặng tiểu thuyết kiếm hiệp trước hết thể hiện qua hành động phong tước hiệp sĩ. Sự gàn dở bảo thủ của một kẻ mông

muội với những truyện kiếm hiệp còn đến mức“Và nếu ta không kêu đau là vì

các hiệp sĩ giang hồ có bị thương cũng không được rên rỉ, dù có sổ cả ruột ra ngoài”.

Trên cuộc hành trình trải qua 126 chương, biết bao lần Don Qujote thể hiện những hành động điên rồ, ngớ ngẩn “nhìn gà hóa quốc” đâu đâu cũng đầy rẫy những bất công và cần phải có bàn tay công lý của chàng. Chàng bốc đồng ra

đi với một niềm tin mãnh liệt: “điều mà tôi vẫn mong mỏi để tôi có thể đi chu du

thiên hạ, tìm những chuyện phiêu lưu mạo hiểm, cứu khốn phò nguy, làm nhiệm vụ của những người hiệp sĩ giang hồ mà tôi hằng mong ước” [10,33] Có thể cho

rằng, cái điên dại là cái vỏ bề ngoài do tác hại của những cuốn sách hiệp sĩ đem đến nhưng mục đích sâu xa dẫn tới những hành động ấy là một phẩm chất yêu chuộng hòa bình, yêu chuộng lẽ phải. Cặp mắt của Don Qujote không phân biệt được đâu là thực là giả, đâu là quá khứ với hiện tại nên hắn cứ lao vào như con thiêu thân dù sứt đầu mẻ trán. Không cần quan tâm tới bản chất của tên địa chủ,

100

và không lường trước được thủ đoạn của hăn, nên từ lòng tốt cứu cậu bé thoát khỏi đòn roi của ông chủ, Don Qujote đã vô tình mang tai hại đến cho cậu để rồi lần thứ hai khi gặp lại, cậu bé chỉ mong có một điều là hãy tránh xa cậu ta. Có thể nhận thấy, trong vô vàn những hành động nực cười của Don Qujote, hành động gửi bức thư tình cho nàng Đuyn-xi-nê-a là một hành động dại dột nhất của chàng để rồi từ một kỵ sĩ oai phong trước đó chàng trần truồng như một kẻ điên dại giữa chốn rừng hoang vắng. Tuy vậy, xuất phát điểm của hành động ấy cũng bởi quan niệm của một chàng hiệp sĩ mẫu mực luôn tôn thờ một đấng công nương trong tâm tưởng. Chàng không hề hay biết rằng, thời đại của chàng đã khác xa với quá khứ nhưng chàng sống hết mình với quá khứ vàng son, với những phẩm chất cao quý của một chàng hiệp sĩ luôn bảo vệ và bênh vưc cho những kẻ yếu đuối. Có thể thấy, hành động của Don Qujote không hề đáng trách, đáng giận mà đó là những hành động đáng thương và rất đáng để tự hào. Thất bại này đến thất bại khác nhưng chàng không nản lòng. Có những lúc tưởng như không còn có một Don Qujote kéo dài tới 126 chương truyện bởi liên tiếp chàng rơi vào những trận đòn nhừ tử lên thân thể còm cõi chỉ có da bọc xương. Ấy vậy mà, một niềm tin sắt đá vẫn ngự trị dai dẳng và tiếp thêm sức mạnh cho chàng ra đi lần này đến lần khác không hề nản chí.

Khi hoàn thành xong tập truyện thứ nhất, có nhà phê bình cho rằng, tác giả đã lồng quá nhiều tình tiết phụ thuộc như câu chuyện cô Ma-xê-la, chuyện cô Đô-rô-thê, chuyện anh chồng qua nhiều thắc mắc gàn dở, chuyện người tử tù bên châu Phi về nước,…Đó có thể là những câu chuyện ngắn được đan xen vào trong một trường thiên các sự kiện mà Don Qujote trải qua. Lúc đầu, Don Qujote còn chưa làm chủ được tình thế cho nên ra đi hay dừng bước, ghé lại chỗ này hay chỗ nọ, chuyên trò thù tạc với nhóm này, cãi vã, đấm đá với bọn kia, cũng là những cuộc gặp gỡ tự

101

nhiên mà thôi. Và trải qua rất nhiều những cảnh ngộ riêng của những câu chuyện nhỏ được đan cài vào nhưng bộ mặt của Don Qujote vẫn không hề bị đánh rơi mất và qua mỗi một hành động nhỏ, tính cách nhân vật bộc lộ đồng thời phơi bày bức tranh toàn cảnh của xã hội Tây-Ban-Nha. Mỗi hành động của nhân vật gắn liền với một sự việc được tác giả tổ chức sắp xếp rất minh bạch, phân lượng đúng mức, tinh vi và tiết kiệm. Hành động của Don Qujote liên tiếp nhưng người đọc không hề có cảm giác đọc một tập sách dài dòng. Tác phẩm là một công trình tổ chức đề tài và bố trí tiết mục đến nơi đến chốn, càng đọc càng khám phá ra những nét tính cách thú vị đáng trân trọng của chàng hiệp sĩ đáng thương.

3.3.3. Những khám phá trong thủ pháp miêu tả tâm lý

Trong 126 chương của cuốn tiểu thuyết, những tiết mục phiêu lưu của Don Qujote được sắp xếp theo một trật tự rành mạch sáng sủa, tinh tế. Kết cấu điêu luyện ấy gắn liền với sự vận dụng khá linh hoạt kỹ thuật “dòng ý thức” trong miêu tả tâm lý nhân vật khiến cho bộ mặt của Don Qujote không hề gây nhàm chán mà càng đọc càng cuốn hút.

Trước hết, cần tìm hiểu về khái niệm “dòng ý thức”. Thuật ngữ “dòng ý thức” bắt nguồn từ Phật giáo sơ kỳ, sau đó được phát triển mở rộng bởi hệ phái Du già tông của Phật giáo Đại thừa thành một lý thuyết về tinh thần. Theo Đại đức người Sri Lanka Hammalawa Saddhatissa Maha Thera (1914-1990) thì: “Dòng ý thức, chảy qua nhiều kiếp sống, cũng thay đổi y như dòng nước”. Sau này, nhà phê bình văn học Molibva lại đồng nhất “dòng ý thức” với “độc thoại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nội tâm”: “Nó xuất hiện như diễn từ không biểu đạt nên lời của các nhân vật

hoặc như diễn từ của tác giả, nhân danh mình mà nói, nhưng có thể coi như đã mượn từ vựng và giọng điệu của nhân vật; hoặc như đối thoại bên trong ở đó

102

giọng nói của nhân vật; bị sẻ làm đôi thành hai giọng phân biệt và đối nghịch; nó xuất hiện dưới hình thức một chuỗi kết luận có tổ chức cũng như qua những ý kiến mơ hồ và hỗn loạn” [6,22]

Như vậy, “độc thoại nội tâm” là “diễn từ không biểu đạt nên lời”, không vang lên thành âm thanh. Trong cuốn “150 thuật ngữ văn học”, “độc thoại nội tâm” được định nghĩa là “phát ngôn của nhân vật, trực tiếp phản ánh qua quá trình tâm lý bên trong; kiểu độc thoại thẩm (hoặc “lẩm bẩm”) mô phỏng hoạt động suy nghĩ, cảm xúc của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó”. “Dòng ý thức” có thể xem là một thuật ngữ tổng quát, nghĩa là tất cả những phương tiện đa dạng được nhà văn sử dụng để truyền tải trạng thái, quá trình tâm lý tổng hợp của nhân vật. “Độc thoại nội tâm” vì thế mà được coi là một loại dòng tâm tư, có tác dụng giới thiệu với bạn đọc tiến trình và nhịp điệu của dòng tâm tư một cách

Một phần của tài liệu Ý nghĩa lịch sử và giá trị nghệ thuật của tiểu thuyết Truyện nhà kỵ sỹ Đon Qujote của Cervantes (Trang 95)