Số điện thoạ i: 043.884.8277
nghệ, trình độ tiên tiến của thiết bị …
hiệu quả sản xuất kinh doanh mà khách hàng cung cấp... Các cán bộ thẩm định cũng cần xem xét chính xác về lượng vốn đầu tư mà ngân hàng sẽ cho vay.
4.2.2. Thẩm định về tình hình kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng
Khi tiến hành thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng, cán bộ thẩm định áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu của dự án với các tài liệu thu thập được từ khách hàng và các tài liệu từ cơ quan quản lý nhà nước để tiến hành kiểm tra, xem xét. Ngân hàng sẽ xếp loại khách hàng và có chính sách cho vay phù hợp. Ngân hàng xem xét và cấp giới hạn tín dụng cho dự án đầu tư.
Cán bộ thẩm định thực hiện phân tích tình hình kinh doanh qua các chỉ tiêu : Doanh thu, chi phí, lợi nhuận, khả năng sinh lời, sự tăng trưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh...
Cán bộ thẩm định sử dụng các những chỉ tiêu tính toán để thực hiện phân tích như :
• Nhóm chỉ tiêu sinh lời :
- mức sinh lời từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm :
+ Tỷ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp từ tiêu thụ sản phẩm / doanh thu
+ Hệ số lãi ròng = (TSCĐ + Đầu tư dài hạn)/( Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn) Hai chỉ tiêu này càng cao càng tốt, phản ánh mức sinh lời của khách hàng.
- Suất sinh lời trên vốn :
+ Suất sinh lời trên tài sản ( ROA)
ROA = lãi ròng / bình quân tổng số tài sản vào đầu kỳ và cuối kỳ +Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ( ROE)
- Mức sinh lời trên tài sản tài chính = Thu nhập từ các khoản lãi/ bình quân tài sản tài chính vào đầu kỳ và cuối kỳ.
• Nhóm chỉ tiêu về sự tăng trưởng
- Tỉ lệ tăng trưởng doanh thu= ( Doanh thu kỳ này/ Doanh thu kỳ trước) – 1 - Tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh= (Lợi nhuận kinh doanh kỳ này/ lợi nhuận kinh doanh kỳ trước) – 1
Tỉ lệ tăng trưởng phải lớn hơn 0.
Chỉ tiêu tỉ lệ tăng trưởng càng cao thì càng tốt.
• Nhóm chỉ tiêu hiệu quả
- Hệ số chu kỳ tài sản = doanh thu thuần/ Tổng tài sản bình quân vào đầu kỳ và cuối kỳ (số lần/ năm)
- Dự trữ hàng tồn kho= ( Hàng tồn kho bình quân đầu kỳ và cuối kỳ/ Giá vốn hàng hóa tiêu thụ) * 365
Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng bao gồm: thẩm định các khoản phải thu, phải trả, dự trữ hàng tồn kho, dự trữ tiền mặt, chỉ tiêu tổng tài sản/ nguồn vốn, các chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính, khả năng thanh toán các khoản nợ vay…
• Nhóm chỉ tiêu khả năng tự tài trợ
- Hệ số tài sản cố định = TSCĐ / Vốn chủ sở hữu Hệ số tài sản cố định càng nhỏ càng tốt.
- Hệ số thích ứng dài hạn = ( TSCĐ + Đầu tư dài hạn)/ ( vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn)
Hệ số thích ứng dài hạn phải bé hơn hoặc bằng 1.
- Hệ số nợ = nợ phải trả / VCSH hoặc nợ phải trả/ Tổng tài sản - Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn
Hệ số này càng cao càng tốt, phản ánh năng lực tự chủ về tài chính của khách hàng.
- Khả năng trả lãi = Lợi nhuận kinh doanh/ Chi phí lãi vay Hệ số này phải lớn hơn 1.
- Khả năng trả nợ vay = ( Lợi nhuận thực tế và chi phí trả lãi vay)/ ( Nợ gốc + chi phí trả lãi vay)
Hệ số trên thể hiện khả năng trả nợ gốc và lãi của khách hàng, hệ số càng cao thì khả năng trả nợ càng cao.
4.3. Thẩm định dự án đầu tư
4.3.1. Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án
Cán bộ thẩm định căn cứ vào các tài liệu, văn bản để thẩm định sau:
• Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư
• Quyết định của sở địa chính ở địa điểm doanh nghiệp tiến hành vận hành kết quả đầu tư về việc thu hồi đất, thuê đất của doanh nghiệp, văn bản xác định hạng đất…Tờ trình của doanh nghiệp xin thông báo vị trí thuê đất xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng.
• Công văn của UBND tỉnh, thành phố nêu rõ ý kiến của UBND tỉnh, thành phố về dự án đầu tư theo luật khuyến khích trên địa bàn tỉnh, thành phố. Quyết định của UBND tỉnh, thành phố về việc chấp thuận cho dự án đầu tư thực hiện, thu hồi đất để giao cho doanh nghiệp, hợp đồng thuê đất giữa doanh nghiệp và sở địa chính tỉnh, thành phố.
• Nghị quyết và biên bản của cuộc họp hội đồng quản trị doanh nghiệp.
• Cán bộ thẩm định áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu nhằm kiểm tra tính đầy đủ và xác thực của hồ sơ bao gồm :
- Có dự án đầu tư và quyết định phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Có giấy phép xây dựng công trình do sở hoặc bộ xây dựng cấp. - Tổng dự toán công trình được phê duyệt.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản đồ địa điểm xây dựng… - Quyết định của hội đồng quản trị đầu tư cho dự án.
- Quyết định thành lập ban quản lý dự án. - Một số giấy tờ có liên quan khác.
4.3.2. Thẩm định về phương diện thị trường và khả năng tiêu thụ.
•Tổng thể thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án đầu tư - Thị trường trong nước:
+ Nhu cầu trong nước về loại sản phẩm của dự án sản xuất.
+ Môi trường cạnh tranh của thị trường trong nước. - Thị trường nước ngoài:
+ Sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất đã được tiêu thụ tại thị trường nước ngoài.
+ Khả năng tiêu thụ của sản phẩm.
•Chính sách của nhà nước đối với loại sản phẩm của dự án:
- Nhà nước có chính sách khuyến khích dự án sản xuất sản phẩm này. - Chính sách của nhà nước nêu rõ điều đó.
•Thế mạnh của sản phẩm dự án sản xuất :
- Xem xét khả năng sản phẩm của dự án bị thay thế bởi sản phẩm khác. - So sánh những thế mạnh của sản phẩm dự án với các sản phẩm tương tự khác, những sản phẩm có khả năng thay thế sản phẩm của dự án.
•Tình hình cạnh tranh trên thị trường
- Sự sẵn có, phong phú và có nhiều nguồn cung cấp của nguyên liệu đầu vào sản xuất sản phẩm của dự án.
- Sản phẩm của dự án có phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và thu nhập của đối tượng mà sản phẩm của dự án chuẩn bị hướng tới.
•Các chính sách thuế của nhà nước liên quan đến sản phẩm của dự án
- Chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước, tỉnh, thành phố nơi dự án thực hiện đầu tư.
•Khối lượng sản phẩm sản xuất và dự kiến hạn mức tiêu thụ của sản phẩm của dự án.
4.3.3. Thẩm định về hình thức đầu tư
• Hình thức đầu tư của dự án (doanh nghiệp nhà nước, liên doanh, công ty TNHH, tư nhân…)
• Mang lưới tiêu thụ sản phẩm của dự án (các hệ thống công ty phân phối, chi nhánh, đại lý, các cửa hàng bán buôn, bán lẻ…)
4.3.4. Thẩm định về phương án địa điểm của dự án đầu tư
Những vấn đề cần xem xét với một địa điểm để xây dựng phục vụ cho dự án đầu tư là : Địa điểm xây dựng phải thuận lợi về giao thông góp phần cho việc cung cấp nguyên vật liệu, điện, nước…cho dự án đầu tư. Đặc biệt là địa điểm xây dựng
phải thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm của dự án. Nếu không thuận lợi trong việc thị trường tiêu thụ thì có ảnh hưởng đến lợi nhuận của dự án hay khả năng trả nợ.
Thực hiện so sánh chi phí đầu tư ở địa điểm xây dựng này với chi phí đầu tư của dự án khác ở địa điểm tương tự để xem địa điểm lựa chọn có chi phí hợp lý. Địa điểm xây dựng là một yếu tố quan trọng trong việc thực hiện dự án đầu tư.
Địa điểm đầu tư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư, căn cứ hình thành dự án và ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh của sản phẩm sẽ tăng lên hoặc giảm bớt nếu địa điểm xây dựng xa hoặc gần thị trường nguyên vật liệu, xa nơi tiêu thụ sản phẩm.
Cán bộ thẩm định xem xét vị trí của địa điểm trên thực địa, trên bản đồ quy hoạch, cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư, đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác.
Cán bộ thẩm định liên hệ với cơ quan quản lý về đất đai, chủ quản tai địa phương đó xem vị trí tài sản có xảy ra tranh chấp, hay giá trị đền bù tài sản nếu có.
4.3.5. Thẩm định kỹ thuật dự án đầu tư
Những nội dung cần thực hiện khi tiến hành thẩm định về kỹ thuật dự án đầu tư là:
•Quy mô sản xuất sản phẩm của dự án
Với quy mô sản xuất sản phẩm của dự án cần tính toán phù hợp với công suất thiết kế của dự án, sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay là sản phẩm đã có nhiều trên thị trường tiêu dùng, sản phẩm của dự án có chất lượng tốt hay trung bình. Yêu cầu kỹ thuật tạo ra sản phẩm cao hay thấp.
•Thẩm định máy móc, thiết bị, công nghệ sử dụng cho dự án
Cán bộ thẩm định cần xem xét: quy trình vận hành của công nghệ có phù hợp với trình độ của nguồn lao động Việt Nam. Giá cả và phương thức thanh toán công nghệ, việc giao hàng và lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ cho dự án có hợp lý. Từ đó góp phần chuyển trong việc chuyển giao công nghệ với hiệu quả cao nhất.
•Thẩm định về quy mô và giải pháp xây dựng địa điểm của dự án
Quy mô xây dựng, kiến trúc của dựa án phải phù hợp với quy mô và cơ sở vật chất hiện có của dự án.Đối với từng hạng mục công trình khác nhau thì dự toán khác nhau, hạng mục nào thực hiện trước, hạng mục nào thực hiện sau. Bố trí công việc sao cho tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Về lao động : Kế hoạch về sử dụng nguồn lao động hiện tại, đào tạo và tuyển dụng nhân lực mới của doanh nghiệp.
- Về cơ sở hạ tầng: Công trình xây dựng theo quy hoạch của địa điểm xay dựng như: độ cao chuẩn của công trình, hệ thống thoát nước, giao thông, các công trình phụ trợ khác phục vụ cho dự án...
- Về hệ thống điện nước : để đảm bảo nhu cầu sử dụng điện, nguồn điện ổn định, hệ thống tải điện. Hệ thống thoát nước và xử lý chất thải: Nguồn nước doanh nghiệp sử dụng, hệ thống thoát nước thiết kế phải phù hợp qua hệ thống xử lý nước thải chuẩn trong công nghiệp và theo quy hoạch thoát nước của tỉnh và thành phố.
Thẩm định kỹ thuật là nội dung có tính chuyên môn cao. Đối với những dự án có kỹ thuật phức tạp cán bộ thẩm định sẽ gặp chút khó khăn.
4.3.6. Thẩm định các yếu tố đảm bảo đầu vào dự án
Cán bộ thẩm định dựa trên cơ sở tài liệu hồ sơ dự án xem xét các nội dung : báo cáo trữ lượng tài nguyên, giấp phép khai thác tài nguyên, nguồn thu mua nguyên vật liệu của dự án,…Từ đó cán bộ thẩm định đưa ra kết luận đánh giá khả năng cung ứng nguyên vật liệu đầu vào của dự án :
• Dự án cần bao nhiêu nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất sản phẩm hàng năm
• Nguồn cung ứng đầu vào có phong phú, đa dạng và có nhiều nguồn cung cấp. Có bao nhiêu nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất sản phẩm và độ uy tín.
• với những nguyên liệu nhập khẩu, cần quan tâm xem xét chính sách nhập khẩu nguyên liệu, giá mua hàng hóa nhập khẩu có biến động hay không, vấn đề tỷ giá.
4.3.7. Thẩm định về phương diện tài chính dự án đầu tư
Cán bộ thẩm định thực hiện thẩm định các chỉ tiều tài chính, thu thập thông thông tin về tài chính như : tổng mức vốn đầu tư, nguồn vốn, doanh thu, chi phí… tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR, điểm hoà vốn, thời gian thu hồi vốn… Từ đó phân tích các chỉ tiêu trên và rút ra kết luận về hiệu quả tài chính của dự án.
4.3.7.1. Kiểm tra, tính toán để xác định tổng vốn đầu tư:
Xác định tổng vốn đầu tư để khi thực hiện dự án vốn đầu tư sẽ không chênh lệch quá lớn so với dự kiến ban đầu. Xác định tổng mức đầu tư sát với thực tế là cơ sở giúp cho việc tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án một cách chính xác.Cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá: tổng vốn đầu tư đã
được tính toán hợp lý. Trong tổng vốn đầu tư đã tính toán đầy đủ các khoản cần thiết phải thực hiện. Xét các yếu tố làm tăng chi phí như trượt giá, tỷ giá ngoại tệ thay đổi trong quá trình thực hiện dự án.
Cơ sở thẩm định vốn đầu tư xây lắp tập trung xác định nhu cầu và mức độ xây dựng hợp lý của đơn giá xây lắp tổng hợp.
Căn cứ vào danh mục thiết bị cần, kiểm tra giá mua, chi phí vận chuyển, bảo quản theo định mức chung về giá, đối với loại thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ mới thì vốn đầu tư thiết bị còn bao gồm cả chi phí chuyển giao công nghệ. Từ đó cán bộ thẩm định xem xét vốn đầu tư thiết bị đã được tính toán phù hợp.
Ngoài ra, cơ sở để tính toán chi phí phụ khác theo quy định hiện hành của nhà nước, được tính theo tỷ lệ hoặc theo giá cụ thể như: chi phí khảo sát xây dựng, chi phí thiết kế, lệ phí thẩm định, chi phí thu thập số liệu, chi phí tuyên truyền, quảng cáo cho dự án, chi phí trả lãi vay ngân hàng trong thời gian thi công dự án, nhu cầu vốn lưu động...
Sau khi xác định vốn đầu tư hợp lý thì cán bộ thẩm định cần xem xét việc phân bổ vốn đầu tư theo tiến độ đầu tư. Nếu khả năng cung cấp vốn lớn hơn hoặc bằng nhu cầu về vốn thì dự án được chấp nhận. Nếu nhỏ hơn thì phải xem xét, đánh giá lại phân tích kỹ thuật để đồng bộ với quy mô dự án hoặc giảm bớt quy mô của dự án.
Xem xét, đánh giá cơ cấu vốn: vốn cố định, vốn lưu động có phù hợp với dự án. Vốn chủ sở hữu, vốn vay để có biện pháp quản lý và sử dụng vốn hợp lý. Tỷ lệ vốn vay và vốn chủ sở hữu có đảm bảo tính an toàn của nguồn vốn. Nếu tỷ lệ vốn vay trên tổng vốn đầu tư chiếm từ 2/3 trở lên thì dự án không khả thi.
4.3.7.2. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án
Các chỉ tiêu quan trọng nhất khi xem xét hiệu quả tài chính dự án là chỉ tiêu NPV (giá trị hiện tại ròng) và IRR (tỉ suất hoàn vốn nội bộ).
NPV là chỉ tiêu phản ánh về lợi nhuận của dự án đầu tư. NPV cho biết quy mô giá trị lợi nhuận hiện tại của dự án sau khi đã thu hồi vốn.
•NPV <0 dự án thua lỗ
•NPV = 0 dự án hoà vốn
•NPV > 0 dự án có lợi nhuận
Như vậy một dự án được xem là khả thi khi dự án có điều kiện cần là NPV>0.
IRR là hệ số hoàn vốn nội bộ, hay là lãi suất chiết khấu mà tương ứng với giá trị của NPV = 0, IRR là lãi suất lớn nhất mà dự án có thể chấp nhận được.