Vấn đề nhu cầu đã được nhiều nhà tâm lí học nghiên cứu. Nhu cầu có rất nhiều loại khác nhau và ngày càng đa dạng phong phú vì nó phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Như trên đã phân tích, các nhà tâm lí học thường phân chia nhu cầu theo đối tượng thỏa mãn, theo lĩnh vực hoạt động hoặc theo định hướng giá trị. Nhu cầu thành đạt là một loai nhu cầu trong vô số các loại nhu cầu và nó còn được ít người nghiên cứu.
Nhu cầu thành đạt là sự mong muốn chiếm được một vị trí nhất định trong môi trường xã hội và nó được biểu hiện trong thực tiễn rất rõ ràng, ví dụ như sự kính trọng, sự trung thành, sự gắn bó yêu thương của những người xung quanh. Đó là đặc điểm của nhu cầu thành đạt, bởi vì bản thân nhu cầu thành đạt bao giờ cũng được liên kết chặt chẽ với những người xung quanh. Con người ý thức được rằng trong tập thể, trong môi trường xã hội, sức mạnh của bản thân được tăng nhiều lần, các giá trị về tinh thần và vật chất mới được thừa nhận, được đánh giá và được khẳng định.
Con người có bản chất xã hội nên bao giờ cũng cần có các mối quan hệ xã hội. Các cá thể trong các mối quan hệ với nhau bao giờ cũng bao hàm các quyền lợi và nghĩa vụ. Bản chất và cơ sở của nhu cầu thành đạt xuất phát từ nhu cầu xã hội của con người. Nhu cầu thành đạt là mong muốn có một vị trí trong xã hội, có một vị trí trong trái tim mọi người, đó là sự yêu thương, sự kính trọng, sự thừa nhận, sự nể phục. Để được thừa nhận là sự thành đạt phải có sự công minh, sự thừa nhận của những người xung quanh về những phẩm chất tâm lí tương xứng với vị trí mình đang chiếm giữ trong bậc thang của xã hội.
Các nhà tâm lí học thuộc trường phái Saint-Peterbourg đã đi sâu phân tích những phẩm chất tâm lí của nhu cầu thành đạt. Họ đã xuất phát từ quan điểm nhu cầu là cái cốt lõi trong nhân cách, nó là cơ sở để hình thành những động cơ khác nhau, tính cách và những phẩm chất khác nhau. Theo quan điểm đó, họ cho rằng nhu cầu thành
đạt là sự mong muốn của con người vượt qua những gì đã đạt được trong lĩnh vực hoạt động nhất định để vươn tới những thành quả cao hơn nữa, không hài lòng những gì hiện có. Nó biểu hiện ước vọng luôn luôn muốn đạt được kết quả cao và mong muốn được thể nghiệm những thành tích đạt được trong bất kì hoạt động nào, (hoạt động ít hay nhiều ý nghĩa) mong muốn kết thúc công việc thật tốt. Nhu cầu thành đạt bao giờ cũng liên quan đến mức độ của kỳ vọng và chính kỳ vọng sẽ giúp cho quá trình hình thành mục đích. Nhu cầu thành đạt được thể hiện dựa trên cơ sở sự bền bỉ vượt qua những khó khăn trở ngại, đặc trưng của nó được thể hiện ở chỗ có xu hướng giải quyết không chỉ những nhiệm vụ đã được đề ra mà mong muốn sao cho công việc đạt được hiệu quả cao hơn để bản thân chủ thể của nhu cầu có sự hài lòng đặc biệt với kết quả. Các nhà tâm lí học cho rằng nhìn chung nhu cầu thành đạt có quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập. Nhu cầu thành đạt cao phải có những phẩm chất kiên trì nhẫn nại đạt bằng được các mục đích đề ra mà không bao giờ hài lòng và thảo mãn nhừng gì đã đạt được, mong muốn làm được tốt hơn trước kia và có khuynh hướng rất hứng thú với công việc. Trong mọi trường hợp chủ thể có cảm xúc dương tính trong việc thể nghiệm thành tích. Ở họ có nhu cầu tạo ra các các thức mới khi đang tiến hành những công việc bình thường và mong muốn có sự sáng tạo nhỏ. Chủ thể có nh cầu thành đạt không bao giờ hài lòng với những công việc quá dễ hay những thành tích đạt được một cách dễ dàng. Họ luôn có tâm thế sẵn sàng giúp đỡ người khác và bản thân cũng rất sẵn sàng nhận sự giúp đỡ từ những người xung quanh trong quá trình giải quyết những nhiệm vụ khó khăn để cùng ngay thể nghiệm sự vui mừng khi đạt được thành tích.
P.V.Ximônôv cho rằng trong nhu cầu thành đạt có nhu cầu nhận thức các chuẩn mực xã hội mang tính sã hội lịch sự (chuẩn mực thỏa mãn). Ở những xã hội khác nhau với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giai cấp khác nhau thì chuẩn mực thành đạt cũng rất khác nhau bởi vì trong giới hạn những chuẩn mực, nhu cầu phát triển vượt qua các chuẩn mực, lực hấp dẫn đối với sự vượt trội của các chuẩn mực đang tồn tại ngày càng cao và nhu cầu thành đạt cũng phát triển càng cao.
Trong nhu cầu nhận thức chuẩn mực phải có sự đạt được những tri thức thời đại, chính vì vậy nhu cầu hiểu biết là nhu cầu phát triển và trong thực tế nó rất phức tạp. Các nhà tâm lí học rất khó khăn khi đặt tên cho nó. Nếu như nhu cầu thành đạt không bị giới hạn bởi sự nhận thức, bởi một chuẩn tương đối đang tồn tại thì thế giới là vô tận và nhận thức cũng là vô tận. Trong nhu cầu thành đạt sự nhận thức chuẩn mực có những bậc thang. Bức tranh nhu cầu thành đạt rất phức tạp. Ở đây chuẩn mực không chỉ tồn tại, mặc dù có sự tương quan bền vững với cấu trúc của các mối quan hệ xã hội, thường thường chủ thể mong muốn làm sao vị trí, tình thế của mình trong xã hội ngày càng tốt hơn. Trong tình huống đó, nhu cầu thành đạt phát triển, chủ thể h oặc là mong muốn hoàn thiện các chuẩn hoặc mong muốn làm tốt hơn tình trạng của mình, của xã hội và nó phụ thuộc vào bậc thang của nhu cầu. Tuy nhiên những người đã thành đạt ở mức độ cao, có một vị trí xã hội tốt không có ý định thay đổi chúng.
Theo Trernưsevxki [40], nhu cầu thành đạt, nghĩa là chiếm được một vị trí xác định trong xã hội, chủ thể mong muốn được kính trọng và được mọi người trong cộng đồng thừa nhận. Đây là một loại nhu cầu rất mạnh ở con người. Có những người thật vĩ đại, có mục đích và lý lẽ, nhưng lại là người khiếm tốn.
Ở một số người có đầy đủ mọi phương tiện vượt qua cả nhu cầu thành đạt, ở những người khác thì ngược lại không có sự tương ứng giữa nhu cầu thành đạt với phương tiện đã có. Ở bản thân họ sự nhiệt tình, lòng hăng hái bị ám ảnh và những dụng ý tốt đẹp của họ rất yếu. Như vậy khát vọng nhận thức và lực đẩy của những người có nu cầu thành đạt còn phụ thuộc một phần vào khả năng nắm vững các phương tiện của chủ thể. Một con người bình thường có nhu cầu thành đạt và họ đạt được mục đích rất lâu và khó nhọc vì chủ thể tin là rất khó đạt được các mục đích. Lúc này mục đích (nhu cầu thành đạt) sẽ khó tránh khỏi sự chuyển tải và đổi sang mục đích khác gần gũi hơn, dễ đạt được hơn. Như vậy nếu không đủ phương tiện thì các mục đích sẽ xích lại gần nhau và bị đơn giản hóa sẽ trở thành người tầm thường. Trong trường hợp ngược lại, bản thân mục đích đạt được (thậm chí một tri thức của phương tiện để đạt được mục
đích và trong thực tế mục đích này đạt được) thì mục đích này sẽ trở thành mục đích mới hơn có ý nghĩa hơn và có tầm xa hơn. Chính vì vậy sự trang bị phương tiện, phương thức nắm vững chúng và tri thức sẽ mở rộng (khuyếch trương) mục đích.
Trong cuộc sống và hoạt động mỗi chúng ta tiếp xúc một loạt các chuẩn mực xã hội để thỏa mãn nhu cầu. Các chuẩn mực xã hội này bắt đầu xuất hiện khi có xã hội loài người. Các phương tiện, phương thức đạt tới chuẩn mực xã hội tồn tại ở mỗi thời đại, mỗi cộng đồng gọi là văn hóa cũng sẽ rất khác nhau. Chủ thể nắm vững những phương thức, phương tiện và chuẩn mực của nhu cầu thành đạt của mình nhờ sự giáo dục.
Các chuẩn mực xã hội cũng giống như nhu cầu nên rất đa dạng, con người nắm vững được nó ngoài yếu tố giáo dục còn có yếu tố thể nghiệm chúng trong quá trình thỏa mãn nhu cầu, nhờ vậy chủ thể sẽ nắm vững được chuẩn mực của xã hội.
Trong quá trình phát triển, yêu cầu phải tích lũy những thông tin có giá trị mới, như vậy giá trị của thông tin giúp có được xác suất phát triển cao của nhu cầu thành đạt (sẽ đạt được thành tích). Việc thỏa mãn những nhu cầu thành đạt nhờ việc thấu hiểu những thông tin này là rất quan trọng. A. Kharkevir [59] viết : “Trong quá trình phát triển của môi trường có sự phát triển của thông tin giá trị. Những thông tin này có thể đã được lấy ra từ những tiếng ồn được phát hiện một cách khách quan (nó tồn tại một cách khách quan).
Một số tác giả cho rằng cần phải xem xét cơ chế dự đoán khả năng thỏa mãn nhu cầu, trước hết phải chú ý tới ảnh hưởng của cảm xúc tới nhu cầu. Cảm xúc âm tính giúp chúng ta dự đoán chủ thể sẽ không thuận lợi, nó còn tệ hơn cả bi quan chán đời vì kéo dài con đường để đạt được thỏa mãn nhu cầu một cách chủ quan. Còn cảm xúc dương tính sẽ làm ngắn con đường thỏa mãn, làm đơn giản hóa và sẽ giúp chủ thể đưa ra được những mục đích có thể đạt được và thường xuyên có khả năng đánh giá trước sự thành đạt thực tế, chủ thể có cảm giác say sưa thắng lợi. Những gì liên quan đến sự chuyển tải của nhu cầu, đó là sự tăng cường sự ép buộc mặc dù xác suất của sự thành
đạt rất thấp. Mặt khác nhu cầu mạnh (cường độ cao) nhưng có khuynh hướng đánh giá thấp (coi nhẹ) những xác suất đang lớn mạnh. Với những nhu cầu mạnh dường như phần thắng không chỉ là những gì có ý nghĩa.
Sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cơ chế của nhu cầu và của cảm xúc với các cơ chế dự đoán trước sự đạt được mục đích đã ảnh hưởng tới sự dao động các chỉ số của kỳ vọng. Sự việc thể hiện ở chỗ những người khác nhau theo những cách khác nhau sẽ đo sự khó khăn khác nhau của các nhiệm vụ (trong những điều kiện mà bản thân học điều chỉnh những khó khăn này) và nó phụ thuộc vào sự thành công hay thất bại của những thể nghiệm theo thứ tự. Nhìn chung có thể nói rằng nhu cầu có cường độ khác nhau. Con người sẵn lòng hướng tới mục đích khi nhiệm vụ gặp khó khăn nhưng thấy có khả năng giải quyết nhiệm vụ. Nguyên tắc này về ý tưởng có thể trùng khớp với cảm xúc mang tính cực đại mà nó nhận được và nhiệm vụ trở nên đơn giản khi có sự hiểu biết phong phú về phương tiện trước khi nhiệm vụ trở nên quá sức sẽ ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc và được gọi là sự không thỏa mãn hoạt động của mình. Tính chất phức tạp đặc biệt của hoạt động cảm xúc đơn giản được thể hiện ở chỗ yếu tố cảm xúc của nhu cầu và những cơ chế dự đoán sẽ ảnh hưởng lẫn nhau, chúng được nảy sinh phụ thuộc những nhân tố bị chúng làm thay đổi. Tất cả các yếu tố như nhu cầu, thông tin, cảm xúc, ý chí, hành động bện thành những mắt xích liên kết thuận nghịch, thống nhất của quá trình chuyển tải nhu cầu thành hành vi ở bên ngoài đang được điều khiển.
Tóm lại, nhu cầu thành đạt là sự mong muốn có một vị trí nhất định trong xã hội cùng với những phẩm chất tâm lí phù hợp với vị trí đó để được mọi người xung quanh thừa nhận.