Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nội dung và thiết kế một số trò chơi, buổi ngoại khoá môn toán lớp 2, góp phần đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học (Trang 28)

- Chúng tôi đã tiến hành dạy 2 tiết.

Tiết 2: Tổ chức ôn tập kiến thức môn toán cho HS học kỳ I trên sân trường thông qua buổi ngoại khoá toán "Đường lên đỉnh Olipia" với 3 lớp 2: 2A, 2B, 2C.

III. HÌNH THỨC : PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC THỰC NGHIỆM.

* Trong hai giờ thực nghiệm dạy học, chúng tôi đã sử dụng các hình thức, phương pháp tổ chức sau đây:

+ Phương pháp quan sát

+ Phương pháp vấn đáp, gợi mở + Phương pháp kiểm tra đánh giá + Phương pháp thực hành luyện tập + Phương pháp trò chơi. * Các hình thức tổ chức dạy học: - Dạy học theo lớp - Dạy học theo nhóm - Dạy học cá nhân.

- Dạy học bằng phiếu học tập. - Dạy học bằng trò chơi học tập

IV. THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM THỰC NGHIỆM.

Tiết 1: Ngoại khoá toán "Đường lên đỉnh Olimpia" vào ngày 20/12/2005.

Tại trường tiểu học Lĩnh Nam quận Hoàng Mai - Hà Nội Tiết 2: Bài giảng chia 4, vào ngày 12 - 1 - 2005

V. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

( Cùng với 1 đề bài kiểm tra, kết quả như sau)

Lớp TS Điểm 910 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5

SL % SL % SL % SL % 2A 2B 2C 32 34 33 32 27 25 100% 79% 76% 0 5 7 0 15% 21% 0 2 1 0 6% 3% 0 0 0 0 0 0

PHẦN KẾT LUẬN I. Những bài học rút ra:

Đưa trò chơi học tập vào trong giờ toán là một trong những cách đổi mới về hình thức dạy học được nhiều giáo viên quan tâm và áp dụng. Bản thân tôi và nhiều đồng nghiệp khác đã rút ra những kinh nghiệm như sau:

-Phải tìm hiểu và nắm bắt được nội dung và phương pháp dạy học nói chung ở khối lớp đó.

-Phải hiểu rõ vấn đề "đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học", "lấy học sinh làm trung tâm ".

-Hiểu rõ điều kiện dạy và học ở lớp, trường mình từ đó thiết kế bài dạy có chất lượng, hướng học sinh vào hoạt động tích cực bằng nhiều phương pháp dạy học khác nhau.Phát huy hết khả năng sáng tạo, tích cực của học sinh.

II.Những ý kiến đề xuất:

-Để đạt được hiệu quả cao trong giờ dạy thì mỗi giáo viên tiểu học cần quán triệt tới mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung giáo dục.

-Nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy trước khi lên lớp.

-Tăng cường đầu tư trnag thiết bị và đồ dùng dạy học hiện đại, phù hợp với tâm lý của các em.

-Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng nhiều trò chơi để vừa gây hứng thú học tập lại kích thước sự sáng tạo ở các em.

-Tránh dạy chay, rập khuôn máy móc. III. Một số triển vọng nghiên cứu sau đề tài:

Từ những kết quả thu được trong quá trình làm đề tài, tôi mong rằng mình có thể tiếp tục một số tìm hiểu, nghiên cứu khác nhằm thiết kế những

trò chơi phong phú hơn, từ đó tìm ra những phương pháp giảng dạy hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy và hoc.

Đây là lần đầu tiên thực hiện đề tài với thời gian còn hạn chế, vừa phải học tập lại vừa công tác, chắc chắn tôi vẫn còn nhiều hạn chế. Kính mong các thầy cô và các bạn đồng nghiệp góp ý để đề tài hoàn thiện hơn.

V. THIẾT KẾ MỘT BUỔI NGOẠI KHOÁ MÔN TOÁN, TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC LĨNH NAM - QUẬN HOÀNG MAI - HÀ NỘI

1. Mục đích

Nhằm ôn tập cho học sinh những kiến thức đã học về toán trong học kỳ I.

- Phát huy tính sáng tạo, tích cực của học sinh, lôi cuốn các em vào hoạt động nhằm thu hút các em say mê môn toán.

2. Nội dung buổi ngoại khoa .

PHẦN 1: TRÒ CHƠI TOÁN HỌC 1. Trò chơi "leo dốc"

Chuẩn bị: - Cách chơi:

Hai đội đại diện cho 3 lớp (mỗi đội 5 em)

Các em sẽ truyền tay nhau một viên phấn và lên điền vào các bậc leo lên núi sao cho các số điền vào đúng theo quy luật của dãy số. Đội nào nhanh hơn, điền đúng thì sẽ được dán lá cờ lên đỉnh và là đội thắng được nhận phần thưởng và 1 bông hoa chiến thắng.

Cô giáo và các bạn làm trong tài, ở dưới cổ vũ nhiệt tình cho 2 đội.

2. Trò chơi: có bao nhiêu con đường tìm đến đích.

- Chuẩn bị:

3 Bảng giấy in (vẽ) bảng như sau:

- Cách chơi:

Giáo viên ra câu hỏi

"Bạn nào tìm nhanh xem có bao nhiêu con đường tuần tự từ 1 đến 10, trong sơ đồ sau:"

(Đưa bảng giấy đã chuẩn bị) cho HS quan sát. Em nào có thể lên tìm và tô màu cho lớp mình. 3 Học sinh đại diện 3 lớp sẽ lên tìm và tô màu.

Bạn nào tìm đúng, nhanh tô màu đẹp thì sẽ được thưởng và lớp đó được khen.

Lớp nào thắng sẽ được tặng 1 bông hoa.

PHẦN II: CÁC CÂU ĐỐ VUI

- Chuẩn bị:

Giáo viên cho mỗi lớp 1 cái trống và chuẩn bị các câu đố vui toán học

- Cách chơi:

Học sinh mỗi lớp có một cái trống và cử 1 bạn phụ trách gõ.

Khi giáo viên ra câu đó, lớp nào nghĩ ra đáp số thì sẽ gõ trống dành quyền trả lời.

Đội nào trả lời đúng thì được tặng 1 bông hoa. - Nội dung các câu đố vui:

1. Ở mỗi góc của một căn phòng có 1 con mèo. Trước mặt mỗi con mèo có 3 con mèo. Trên đuôi mỗi con mèo có một con mèo. Hỏi căn phòng có bao nhiêu con mèo?

2. Thành , Trung, Dũng đi câu cá về. Bạn chi hỏi: Các bạn câu dược bao nhiêu con cá?

Bạn thành trả lời: "Tôi câu được 6 con mất đầu " Trung trả lời "Tôi câu được 9 con mất đuôi".

Dũng trả lời: "Tôi câu được 8 con chặt đôi"

Em thử tính hộ chi xem 3 bạn câu được tất cả bao nhiêu con ?

3. Một bác nông dân chở 1 con chó, 1 con dê và 1 cái bắp cải qua sông. Con đò nhỏ chỉ chở được bác và 1 trong các đồ vật mà bác mang theo. Để tránh chó không ăn được dê, dê không ăn được bắp cải khi vắng bác, em sẽ làm thế nào để giúp bác qua sông sang đến bờ bến kia mà vẫn còn đủ chó, dê, bắp cái.

4. Có 9 cái bánh trong hộp. Làm thế nào chia được bánh cho 9 bạn mà trong hộp vẫn còn một cái .

- Đáp án cho các câu đố:

1. Ta thấy ngay căn phòng chỉ có 1 con mèo ở 4 góc. 2. Ta thấy "6" mất đầu là 0

"9" mắt đuôi là 0 "8" Chặt đôi là 0

Vậy cả 3 bạn chẳng câu được con cá nào cả. 3. Chúng có thể vẽ 2 bờ sông như sau:

- Chuyến đầu bác nông dân chở Dê sang bờ B sau đó quay về bến A - Chuyến thứ hai chở chó từ A sang (B) để chó lại và đưa dê về. - Chuyến thứ ba chở bắp cải sang để lại (B) với chó rồi quay về. - Chuyến thứ tư chở nốt Dê sang B.

Vậy là Bác nông dân đã chuyển được hết những thứ mang theo sang bờ bên kia.

Chú ý: Có thể cho đóng kịch để buổi ngoại khoá vui hơn và các em HS dễ tưởng tượng hơn

4. Chia cho 8 bạn, mỗi bạn 1 cánh bánh, còn 1 cái để trong hộp đưa cho bạn thứ 9.

PHẦN 3: XẾP HÌNH.

Chuẩn bị:

1 miếng bìa hình vuông to rồi cắt ra từng miếng như vị trí sau: Một tấm bảng gắn hình được.

Mỗi lớp cử 5 em và làm thành 1 đôi. Lớp thứ nhất (2A) Xếp 7 mảnh trên thành hình người cưỡi ngựa lớp 2B xếp thành hình "ngôi nhà có ống khói" lớp 2C xếp thành hình con gà.

Lớp nào xếp nhanh, đúng, đẹp, được thưởng 1 bông hoa. Cô và các bạn làm trọng tài

3. Tổng kết

Giáo viên tổng kết số hoa ở mỗi lớp, lớp nào có số hoa nhiều thì lớp đó thắng và được nhận phần thưởng theo 3 giải nhất, nhì ba.

MỤC LỤC

Phần mở đầu...

I. Lý do chọn đề tài...

II. Mục đích nghiên cứu...

III. Nhiệm vụ nghiên cứu...

IV. Phương pháp nghiên cứu...

Phần nội dung...

A. Tìm hiểu về trò chơi học tập và ngoại khoá môn toán...

1. Thế nào là trò chơi học tập, trò chơi học tập môn toán...

2. Chuẩn bị và tổ chức trò chơi toán học...

3. Thế nào là ngoại khoá môn toán...

4. Tác dụng của trò chơi học tập và ngoại khoá môn toán đối với học sinh...

5. Tâm lý của học sinh khi tham gia trò chơi và ngoại khoá môn toán. B. Tìm hiểu về nội dung cơ bản của chương trình môn toán lớp 2...

1. Mục tiêu của chương trình...

1.1. Kiến thức...

1.2. Kỹ năng...

2. Nội dung chương trình toán lớp 2...

2.1. Số học...

2.2. Đại lượng và đo đại lượng...

2.3. Yếu tố hình học...

2.4. Giải toán có lời văn...

C. Thiết kế trò chơi và ngoại khoá môn toán...

1. Trò chơi thứ 1 "Bắc Cầu thông đường"...

2. Trò chơi thứ 2 "Bị mắt, lắp nhà"...

3. Trò chơi thứ 3 "Điền số vào các ô trống"...

4. Trò chơi thứ 4 "Bắc Con số bí mật"...

5. Trò chơi thứ 1 "Tìm con đường đến toà thành"...

6. Trò chơi thứ 6 "Bẫy số"...

7. Trò chơi thứ 7 "Truyền diện tích nhân"...

8. Trò chơi thứ 8 "Bác đưa thư"...

9. Trò chơi thứ 9 "Đôminôtìm" 10. Trò chơi thứ 10 "Bày hàng để bán"...

II. Những trò chơi có nội dung "Đại lượng và đo đại lượng"...

1. Trò chơi thứ 11: "Đồng hồ nào chạy đúng"...

2. Trò chơi thứ 12 "Em tập mua bán"...

3. Trò chơi thứ 13 "Tiếp sức"...

4. Trò chơi thứ 14 "Cùng nhau xem lịch"...

III. Những trò chơi có nội dung hình học...

1. Trò chơi thứ 15 "Thi đua ghép hình"...

2. Trò chơi thứ 16 "Xếp hình"...

3. Trò chơi thứ 17 "Cầm tay nhau học hình học"...

4. Trò chơi thứ 18 "Ghép thành số đo"...

5. Trò chơi thứ 19 "Đua ngựa ghép hình"...

IV. Những trò chơi có nội dung "Rèn kỹ năng giải toán có lời văn"....

1. Trò chơi thứ 20 "Nhốt gà vào lồng"...

2. Trò chơi thứ 21 "Em tập ra đề toán"...

3. Trò chơi thứ 22 " Gấu vào rừng"...

5. Trò chơi thứ 24 "Rồng cuốn lên mây"...

V. Thiết kế 1 buổi ngoại khoá môn toán tại trường TH Lĩnh Nam...

Phần thực nghiệm...

I. Mục đích của dạy thực nghiệm...

II. Nội dung thực nghiệm...

III. Hình thức - phương pháp tổ chức dạy học thực nghiệm...

IV. Thời gian và địa điểm thực nghiệm...

V. Kết quả thực nghiệm...

Phần kết luận...

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nội dung và thiết kế một số trò chơi, buổi ngoại khoá môn toán lớp 2, góp phần đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w