Sự kết hợp các nét nghĩa trong tổ hợp ghép chính phụ

Một phần của tài liệu Đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của hai tổ hợp ghép chính phụ cười + x và nói + x trong tiếng Việt (Trang 46)

II. Đặc điểm ngữ nghĩa của tổ hợp ghép chính phụ "cười + x"

4. Sự kết hợp các nét nghĩa trong tổ hợp ghép chính phụ

Tổ hợp ghép chính phụ "cười + x", như trên đã phân tích, gồm hai thành tố nghĩa: miêu tả và sắc thái được hiện thực hoá bằng mười bốn nét nghĩa khác nhau. Ta có thể nhận thấy mô hình ngữ nghĩa tổng quát của toàn tổ hợp này là:

- Cử động môi hoặc miệng - () Âm thanh

- Bằng cách thức nào đó - Có tính chất nào đó - Ở trạng thái nào đó

Cười + x

Miêu tả - Trong hoàn cảnh nào đó - Do nguyên nhân nào đó - Có chủ thể hành động nào đó - Có sự so sánh với điều gì đó - Ở mức độ nào đó

Sắc thái

- Có thái độ, tình cảm nào đó - Có sự đánh giá như thế nào đó - Có mục đích nào đó

Tuy nhiên, không phải trong bất kì tổ hợp "cười + x" cụ thể nào, các nét nghĩa này cũng xuất hiện đầy đủ trong hai thành tố nghĩa. Ngữ nghĩa của các tổ hợp "cười + x" có thể được mô tả theo các mô hình cụ thể theo thứ tự số lượng các nét nghĩa như sau:

2.1. "Cười + x" 1

1) Cử động môi hoặc miệng 2) () Âm thanh

3) Nhằm mục đích nào đó Ví dụ:

Cười trừ: Cười chỉ cốt để tránh khỏi trả lời người khác về một điều

không phải nào đó của mình. 2.2. "Cười + x" 2

1) Cử động môi hoặc miệng 2) (+) Âm thanh

3) Ở trạng thái nào đó Ví dụ:

Cười ngả nghiêng: (nhiều người) cười mà người lúc ngả bên này, lúc

nghiêng bên kia, người nọ ngả vào người kia)

Cười rũ rượi: cười mà người như rũ xuống.

2.3. "Cười + x"3.

1) Cử động môi hoặc miệng 2) (+) Âm thanh

4) Trong thời gian nào đó. Ví dụ:

Cười nắc nẻ: Cười giòn từng tràng liên tiếp.

2.4. "Cười +x" 4

1) Cử động môi hoặc miệng 2) (+) Âm thanh

3) Trong thời gian nào đó. 4) Nhằm mục đích nào đó Ví dụ:

Cười gằn: Cười một vài tiếng ngắn, thường để tỏ vẻ mỉa mai hoặc tỏ vẻ

bực tức, thù hận. 2.5. "Cười + x" 5

1) Cử động môi hoặc miệng 2) (+) Âm thanh

3) Có thái độ - tình cảm nào đó 4) Nhằm mục đích nào đó

Ví dụ:

Cười xoà: Cười lên thành tiếng vui vẻ để xua tan sự căng thẳng.

2.6. "Cười + x" 6

1) Cử động môi hoặc miệng 2) () Âm thanh

3) Bằng cách thức nào đó 4) Nhằm mục đích nào đó Ví dụ:

Cười mũi: Cười ngậm miệng, phát ra một vài tiếng bằng đường mũi, tỏ ý

coi khinh.

Cười nhạt: Cười nhếch mép, có khi phát ra một vài tiếng khẽ, tỏ ý có

điều không bằng lòng hoặc khinh bỉ.

Cười mát: Cười nhếch mép, không thành tiếng, tỏ ý khinh hoặc hơn

giận.

2.7. "Cười + x" 7

1) Cử động môi hoặc miệng 2) (-) Âm thanh

3) Bằng cách thức nào đó 4) Do nguyên nhân nào đó Ví dụ:

Cười ruồi: Cười hơi chúm môi, dường như có điều thích thú riêng.

2.8. "Cười + x" 8

1) Cử động môi hoặc miệng 2) (-) Âm thanh

3) Bằng cách thức nào đó

4) Có sự đánh giá như thế nào đó Ví dụ:

Cười miếng chi: Cười chỉ nhếch môi trên một chút, một cách duyên

dáng.

Cười tủm: Cười mỉm tỏ ý vui thích một cách kín đáo.

Cười nụ: Cười hơi chúm môi lại, không thành tiếng, tỏ ý thích thú một

mình hoặc để tỏ tình ý một cách kín đáo. 2.9."Cười + x" 9

2) (+) Âm thanh

3) Có sự so sánh với điều gì đó 4) Có sự đánh giá như thế nào đó Ví dụ:

Cười khà: Cười thành tiếng, nghe tự nhiên như tiếng hơi từ cuống họng

thở mạnh ra, có vẻ khoái trá.

Cười khì: Cười phát ra một vài tiếng nghe như tiếng hơi thở ra, có vẻ

thích thú một cách hồn nhiên.

Cười sặc: Cười một cách rất thoải mái và phát ra những tiếng như khi bị

sặc.

2.10."Cười + x" 10

1) Cử động môi hoặc miệng 2) () Âm thanh

3) Có sự đánh giá như thế nào đó 4) Nhằm mục đích nào đó

Ví dụ:

Cười nịnh: Cười giả dối, chỉ cốt để lấy lòng. Cười duyên: Cười để làm duyên một cách kín đáo.

2.11. "Cười + x" 11

1) Cử động môi hoặc miệng 2) () Âm thanh

3) Trong hoàn cảnh nào đó 4) Do nguyên nhân nào đó Ví dụ:

Cười ra nước mắt: Gượng cười trong khi lẽ ra phải khóc, vì trong lòng

Cười buồn: Gượng cười trong khi phải cười mà trong lòng không vui.

2.12. "Cười +x" 12

1) Cử động môi hoặc miệng 2) (+) Âm thanh

3) Có tính chất nào đó 4) Trong thời gian nào đó. 5) Có thái độ - tình cảm nào đó 6) Do nguyên nhân nào đó Ví dụ:

Cười phá: Bật lên những tiếng cười to, vui thành chuỗi dài, do hết sức

thích thú một cách đột ngột. 2.13. "Cười + x" 13

1) Cử động môi hoặc miệng 2) (+) Âm thanh

3) Bằng cách thức nào đó 4) Mang tính chất nào đó 5) Trong thời gian nào đó 6) Nhằm mục đích nào đó Ví dụ:

Cười khẩy: Cười nhếch mép, phát ra một tiếng khẽ, ngắn, tỏ vẻ khinh

thường.

2.14. "Cười + x" 14

1) Cử động môi hoặc miệng 2) (+) Âm thanh

3) Bằng cách thức nào đó 4) Có tính chất nào đó

5) Trong thời gian nào đó 6) Nhằm mục đích nào đó Ví dụ:

Cười ngất: Cười lớn tiếng thành từng chuỗi dài đến như hết hơi mới

thôi, tỏ ý thích thú. 2.15. "Cười + x" 15

1) Cử động môi hoặc miệng 2) (+) Âm thanh

3) Trong thời gian nào đó 4) Trong hoàn cảnh nào đó 5) Có mức độ như thế nào đó 6) Có sự so sánh với điều gì đó 7) Có sự đánh giá như thế nào đó Ví dụ:

Cười vỡ bụng: Cười to và thành chuỗi dài, không nín nhịn được, trước

một việc quá buồn cười, đến mức tưởng như vỡ bụng.

Cười đứt ruột: Cười to và thành chuỗi dài, không nín nhịn được, trước

một việc quá buồn cười, đến mức tưởng như đứt ruột. 2.16. "Cười + x" 16

1) Cử động môi hoặc miệng 2) (+) Âm thanh

3) Có tính chất nào đó

4) Có chủ thể hành động nào đó 5) Trong thời gian nào đó. 6) Có thái độ - tình cảm nào đó 7) Do nguyên nhân nào đó

8) Nhằm mục đích nào đó Ví dụ:

Cười ồ: (Nhiều người) cùng bật lên những tiếng cười to, vui thành một

chuỗi dài rồi dứt, do thích thú đột ngột trước một điều đáng cười hoặc để trêu chọc, mua vui.

Cười rộ: (Nhiều người) cùng bật lên những tiếng cười to, vui thành một

chuỗi dài, do thích thú đột ngột hoặc để trêu chọc, mua vui.

Các nhóm này có số lượng tổ hợp cụ thể khác nhau. Ví dụ: nhóm 1 chỉ có cười trừ, cười góp; nhưng nhóm 8 có cười mím chi, cười tủm, cười tủm tỉm, cười nụ... và nhóm 9 thì có rất nhiều: cười khà, cười khà khà, cười khì, cười khì khì, cười sặc, cười sằng sặc, cười sặc sụa, cười khùng khục, cười khằng khặc...

Tuy nhiên, sự kết hợp của các nét nghĩa trong tổ hợp "cười + x" như đã trinhg bày trên, nhưng không phải mọi nét nghĩa trong mỗi tổ hợp đều được cảm nhận như nhau. Sẽ có nét nghĩa "mờ", nét nghĩa "tỏ". Bởi lẽ, các tổ hợp "cười + x" khác nhau ra đời nhằm loại biệt về ngữ nghĩa của các kiểu cười

khác nhau. Người ta chỉ lưu ý đến nét khác biệt về ngữ nghĩa mà thôi.

Cười tít, cười toe, cười ngả nghiêng, cười rũ rượi, cười lỏn lẻn, cười bẽn lẽn, cười mỉm, cười nhoẻn, cười mím, cười bĩu... chủ yếu được lưu ý đến

trạng thái.

Cười nịnh, cười duyên, cười tống khách, cười góp, cười nhạo, cười góp... chủ yếu nhằm chỉ mục đích của hoạt động cười.

Cười đắc trí, cười no, cười vỡ bụng, cười đứt ruột, cười nẻ ruột... là

những tổ hợp miêu tả mức độ của cười.

Tính chất của cười được nhấn mạnh trong: cười đểu, cười lén, cười ròn,

Âm thanh của cười vang lên trong: cười khì, cười khà, cười khùng khục,

cười khúc khích, cười ha ha...

Và những tổ hợp nhằm diễn đạt sắc thái của cười là: cười mép, cười môi, cười muic, cười khẩy, cười ruồi, cười khỉnh...

Cười là một động từ nằm trong nhóm chỉ hoạt động của con người

nhưng nó có đặc trưng khác với những động từ khác: bên cạnh nét nghĩa chỉ hoạt động đơn thuần còn có nét nghĩa chỉ sắc thái. Tổ hợp cười + x cũng

mang đặc trưng này nên ta còn có thể phân loại tổ hợp cười + x như sau: a, Tổ hợp mang sắc thái khách quan.

a1. Tổ hợp mang sắc thái khách quan tích cực.

Cười ha ha: cười phát ra thành tiếng to, bộc lộ sự tán thưởng hoặc vẻ

thoải mái.

Cười khanh khách, cười ha hả, cười khì khì, cười khúc khích, ...

a2. Tổ hợp mang sắc thái khách quan tiêu cực.

Cười hô hố: cười to, phát ra thành tiếng, bộc lộ sự thô lỗ, hoặc vô

duyên.

Cười hơ hớ,...

b, Tổ hợp mang sắc thái chủ quan.

b1.Tổ hợp mang sắc thái chủ quan tích cực.

Cười hóm hỉnh: cử động môi, miệng; () âm thanh; tỏ sự thích thú, được

đánh giá là ý nhị, đúng lúc.

Cười đắc trí, cười phá, cười duyên, cười tình, cười nắc nẻ, cười vỡ bụng...

b2. Tổ hợp mang sắc thái chủ quan tiêu cực.

Cười lẳng lơ: cử động môi, miệng; () âm thanh; bị đánh giá là thiếu

Cười lả lơi, cười héo hắt, cười đau đớn, cười dễ dãi, cười ra nước mắt...

Một phần của tài liệu Đặc điểm định danh và ngữ nghĩa của hai tổ hợp ghép chính phụ cười + x và nói + x trong tiếng Việt (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)