Nội dung ngữ nghĩa của từ “hay”

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ pháp của phát ngôn hỏi - cầu khiến trong tiếng Việt (Trang 42)

V. PHÁT NGÔN HỎI CẦU KHIẾN VÀ TÍNH LỊCH SỰ

1. Nội dung ngữ nghĩa của từ “hay”

Theo từ điển tiếng Việt, “hay” là kết từ, “Biểu thị quan hệ tuyển chọn giữa hai điều được nói đến, có điều này thì không có điều kia, và ngược lại. Về hay ở? Anhhay nó đi cũng được.”

Ví dụ: Anh đi hay ở lại?

Câu hỏi với từ “hay” đòi hỏi phải lựa chọn một trong hai phương án: đi hay ở lại. Từ “hay” của câu hỏi cũng chính là dấu hiệu để đánh dấu tính cầu khiến trong phát ngôn hỏi - cầu khiến khi chỉ có một sự lựa chọn được chủ ngôn nêu ra. Ví dụ:

 Hay bố con mình đi ăn cái gì đi?

(Tác phẩm được giải cây bút vàng 1996 - 1998) Trong ví dụ trên, chủ ngôn chỉ nêu lên một lựa chọn trong suy nghĩ “Bố con mình đi ăn cái gì hay ăn ở nhà”, vậy tất có hàm ý với cách đặt câu hỏi đã đưa ra trước một khả năng lựa chọn: bố muốn chúng ta đi ăn một cái gì đó. Do đó, đây là kiểu câu hỏi khuyết một nửa thông tin, có định hướng trả lời, do vậy, tạo nên hàm ý cầu khiến, cụ thể trường hợp này là hàm ý rủ rê. Nếu khôi phục lại cả hai vế của phát ngôn trên, nó trở thành một phát ngôn hỏi: Bố con mình đi ăn cái gì hay ăn ởnhà? vì chỉ có một phương án trả lời từ phía người tiếp nhận.

Xét ví dụ khác:

(1). Dừng lại, tất cả có dừng lại hay không thì bảo?

(Tác phẩm được giải cây bút vàng 1996 - 1998) Có thể khôi phục lại dạng thức hỏi của phát ngôn này

(1a). Dừng lại, tất cả có dừng lại hay không dừng lại?

Chủ ngôn cũng chỉ nêu lên một sự lựa chọn “dừng lại” cho đối ngôn, đã áp đặt ý muốn của mình và hàm ý đối ngôn phải làm theo những ý muốn của mình, chứ không thể hành động khác được. Đặc biệt, tác tử lôgic - tình thái thì

bảo” đã tác động đến toàn câu, tạo nên một sắc thái mới hàm ý lời ra lệnh bắt

đối ngôn phải làm, không được cưỡng lại, kèm theo đe dọa. So sánh:

(1). Dừng lại, tất cả có dừng lại hay không thì bảo?

Rõ ràng, phát ngôn (1) có sắc thái khiến cao hơn phát ngôn (1b).

Một phần của tài liệu Đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ pháp của phát ngôn hỏi - cầu khiến trong tiếng Việt (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)