sang tạo để trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu về vận tải đa phương thức trong khu vực, vững vàng trong tiến trình ội nhập và toàn cầu hóa thương mại. Công ty cam kết luôn phấn đấu thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng với mức giá hợp lý.
Công ty luôn xem xét, cải tiến để hoàn thiện quy trình phục vụ, thực hiện quản lý chất lượng một cách hoàn hảo nhất theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
Côg ty đảm bảo cho mọi cán bộ công nhân viên được đào tạo và huấn luyện tốt nhất để họ có năng lực, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ giỏi, ứng xử văn hóa, hoàn thành nhiẹm vụ, quyền hạn được giao hiệu quả, trong một tập thẻ đoàn kết, hòa hợp, vì lợi ích lạu dài của công ty, khách hàng cũng như mọi thành viên.
3.2 một số biện pháp cơ bản phát triển dịch vụ logistics.
3.2.1 Nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có và cung cấp thêm các dịch vụmới. mới.
Như đã phân tích ở chương 2, các dịch vụ logistics hiện có của công ty mời tập trung vào dịch vụ vận tải nội địa, quá cảnh sang các nước lân cận, một só dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu. Những dịch vụ chỉ mời là một phần nhỏ trong hoạt động của chuỗi logistics. Để phát triển mạnh hơn trong tương lai, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu về logistics, công tycần phải nâng cao chất lượng và mở rộng thêm các dịch vụ của mình, nhằm mục tiêu cung cấp toàn bộ các dịch vụ trong chuỗi logistics.
3.2.1.1 Dịch vụ vận tải, giao nhận và phân phối hàng hóa
Quản lý việc vận tải và phân phối hàng là khâu trọng yếu nhất của hoạt động logistics, bởi vì kết quả của quá trình vận chuyển và phân phối hàng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Quản lý vận tải và phân phối hàng hóa nhằm quản lý công tác vận chuyển và phân phát hàng hóa đúng thời hạn, an toàn, đảm bảo đủ khối lượng và chất lượng, phục vụ khách hàng tận tình chu đáo. Các công việc lien quan đến quản lý vân tải trong hoạt động kinh doanh logistics: chọn người vận chuyển (tự vận chuyển hay thuê), chọn tuyến đường, phương thức vận tải, phương tiện, kiểm soát quá trình vận chuyển; công việc giao nhận và bốc xếp; xử lý trường hợp hư hỏng, mất mát hàng.
Người kinh doanh dịch vụ logistics, phải giải quyết các vấn đề này bằng những phương pháp và kinh nghiệm cần thiết. Khi lựa chọn phương thức vận tải thường sử dụng kết hợp một số tiêu chí quan trọng:
• Chi phí vận tải
• Tốc độ vận chuyển
• Tính linh hoạt
• Khối lượng/ trọng lượng giới hạn
• Khả năng tiếp cận
• Tính linh hoạt
Tất cả dịch vụ logistics đều nhằm mục đích thỏa mãn cao nhất cho nhu cầu của khách hàng (người sản xuất và người tiêu dùng). Trong dây chuyền cung ứng gồm rất nhiều khâu, giữa mắt xích của các khâu có các dịch vụ, giao nhận, xếp dỡ, lưu kho… Nếu để hàng hóa phải tồn kho nhiều hoặc lưu kho quá lâu sẽ gây thiệt hại cho hãng sản xuất, do đó cần phải giải quyết khâu này bằng những biện pháp khác nhau:
• Xác lập kênh phân phối, chọn thị trường tiêu thụ.
• Chọn vị trí kho hàng
• Thiết lập trung tâm phân phối, trung tâm Logistics.
Có một số hãng đã đạt được quy trình sản xuất “không lưu kho” đới với 1 số mặt hàng nhất định và đã đạt được lợinhuận cao hơn.
Trong Logistics các hoạt động mua hàng, sản xuất, phân phối và tiêu dùng, cùng với những phế thải phát sinh trong quá trình diễn ra các hoạt động trên sẽ gây ra tác động xấu ở mức đọ khác nhau đến môi trường. Điều này yêu cầu phải có sự kiểm tra trong việc lựa chọn nguyên liệu, sự phù hợp trong khâu mua hàng, tính hiệu quả trong việc giao hàng và xử lý rác thải theo tinh thần: “Tái sử dụng, cắt giảm và tái chế”.
Giai đoạn 1: Phân phối vật chất.
Quản lý có hệ thống các hoạt động lien quan đến nhau để đảm bảo cung cấp sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng một cách có hiệu quả. Bao gồm các hoạt động nghiệp vụ sau:
• Vận tải
• Phân phối
• Bảo quản hàng hóa
• Quản lý kho bãi
• Bao bì, nhãn mác và đóng gói
Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics.
Kết hợp quản lý 2 mặt trênmột hệ thống: Cung ứng vật tư và phân phối sản phẩm
Giai đoạn 3: Quản trị dây chuyền cung ứng (Supply Chain Management).
Đây là khái niệm mang tính chiến lược về quản trị chuỗi quan hệ từ người cung cấp nguyên liệu – đến người sản xuất – đến người tiêudùng. Khái niệm này coi trọng việc phát triển các quan hệ với đối tác, kết hợp chặt chẽ giữa người sản xuất với người cung cấp, người tiêu dùng và các bên lien qua: các công tyvận tải, kho bãi, giao nhận và các công ty công nghệ thông tin.
Đối với công ty, sự phát triển của dịch vụ Logistics các vai trò rất to lớn trong việc giành và giữ đượckhách hàng. Còn trong các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanhcó nhu cầu sử dụng Logistics, thì các dịch vụ Logistics giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách có hiểu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình chu chuyển nguyên liệu, hàng hóa, dịch vụ… các dịch vụ Logistics của công ty sẽ giúp giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranhcho doanh nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp thành công lớn nhờ có được chiến lượt và hoạt động Logistics đúng đắn, ngược lại có không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thất bại do có các quyết định sai lầm như: chọn nguồn cung cấp tài nguyên sai, chọn sai vị trí, dữ trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiểu quả… Bên cạnh đó, một số dịch vụ vận tải và giao nhận mà công ty có thể cung cấp cho khách hàn, như:
• Quản lý quá trình vận tải.
• Phát hành chứng từ.
• Quản lý đơn hàng.
• Logistics ngược.
Hơn nữa, để hội nhập với nghành Logistics toàn thế giới, công ty cần hướng tới việc cung cấp dịch vụ Logistics cho hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không, bao gồm các dịch vụ sau:
• Giao nhận hàng từ kho bằng đường hàng không (door to door).
• Giao nhận hàng đến các sân bay
• Khai báo hải quan.
• Vận tải liênhợp hàng không – đường biển qua các điểm chuyển tải chính ở khu vực Đông Nam Á và Châu Âu.
Logicstics là một hoạt động còn khá mới mẻ đối với các công ty giao nhận Viêt Nam nói chung và công ty Việt Mỹ nói riêng.Việc cung cấp dịch vụ Logistics một cách hoàn thiện đòi hỏi phải đầu tư mọi mặt và đặc biệt phải có quyết tâm lớn. Các công ty khách hàng luôn tìm cách giảm tối thiểu lượng hàng lưu kho. Suy ra những xí nghiệp muốn được giao hàng mỗi lần một số lượng nhỏ nhưng làm nhiều lần và
được giao hàng đúng kỳ hạn.Do vậy, công ty cần phải hướng tơi các tiêu chuẩn trong vận tải đó là:
• Bảo đảm tính lien ytục và nhạy bén của những phương tiện vận tải và chuyển tải.
• Vận dụng công nghệ vận tải đa phương tiện, chủ yếu bằng container
• Giảm tối thiểunhững khâu chuyển tải.
• Giảm tối thiểu những khâu lưu kho và lượng lưu kho ở mỗi khâu sản xuất.
• Tăng cường những dịch vụ viễn thông và xử lý giao dịch không giấy tờ.
Tóm lại, dịch vụ vận tải, giao nhận và phân phối hàng là một trong những mắt xích quan trọng của chuỗi Logistics. Để phát triển vè mặt dịch vụ cũng như doanh số, chi nhnhá cần chú trọng đầu tư hơn nữa vào những dịch vụ trên để nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Danh mục đầu tư dự kiếnbao gồm: Một số phương tiện kỹ thuật nhằm nâng cao hiểu quae trong vận tải vàkinh doanh kho bãi như hệ thống xe nâng chạy bằng điện, hệthống cần trục và cầu trục trong khi, xe đầu kéo và moóc 40 feet.
3.2.1.2 hướng phát triển các dịch vụ khác
Bên cạnh đó, công ty cần có chiến lược đầu tư phát triển các dịch vụ Logistics nội địa; liên doanh, liên kết với các công ty Logistics nước ngoài.
Thực hiện chiến lược này với các mụ tiêu là dựa vào khách hàng Logistics của công ty nước ngoài, cung cấp toàn bộ dịch vụ Logistics nội địa(khắc phục tìnhtrạng bẻ gãy chuổi logistics) tiếp thu công nghệ kỹ thuật, trình độ quản lý Logistics, kinh nghiệm… khi đủ lớn mạnh về thế và lực có thể vươn ra cung cấp Logistíc toàn cầu. Chiến lượt thực hiện qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Liên doanh, liên kết với các công ty Logistics nước ngoài để chuyển giao công nghệ, tích lũy kinh nghiệm, tích lũy vốn
Giai đoạn 2: Phát triển các dịch vụ Logistics của mình một cách độc lập.
Bên cạnh đó, xây dựng các trung tâm phân phối hàng hóa hiện đại cũng là 1 bước phát triển tốt. Trung tâm phân phối này bao gồm các nhiệm vụ sau:
• Đa dạng các dịch vụ giá trị gia tăng trong hoạt động kho CFS và kho ngoại quan.
• Xây dựng các trung tâm phân phối(DC- distribution Center) của riêng các công ty giao nhận, hoặc những trung tâm phân phối, kho đa năng(Cross – docking) hiện đại để kinh doanh cho thuê.
Hướng tới việc xây dựng các trung tâm phân phối và kho đa năng của VN tại thị trường nước ngoài.