Định hướng phát triển thị trường lao động Việt Nam trong thời gian tới 1 Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế thị trường lao động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò của lao động với phát triển kinh tế. (Trang 29 - 33)

1. Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế thị trường lao động

- Tạo hành lang pháp lý phù hợp, đảm bảo đối xử bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động:

- Xây dựng Luật dạy nghề, Luật tiền lương tối thiểu, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Xuất khẩu lao động, Pháp lệnh đình công; sửa đổi Bộ Luật Lao động; phê chuẩn các công ước và khuyến nghị của tổ chức lao động quốc tế (ILO) về lao động, việc làm và thị trường lao động; các thông lệ quốc tế và cam kết quốc tế liên quan của Việt Nam trong hội nhập

- Tiếp tục cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý Nhà nước về lao động

- Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch; đơn giản các thủ tục hành chính trong cấp phép cho người lao động nước ngoài, cho dịch vụ cung ứng xuất khẩu lao động; xây dựng quan hệ lao động lành mạnh trong doanh nghiệp

2. Về cơ chế chính sách và chương trình mục tiêu quốc gia

- Ban hành các chính sách, cơ chế huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là những ngành, lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động.

- Phát triển các vùng kinh tế động lực, trọng điểm ở 3 miền, phát triển mạnh khu vực dân doanh, phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã, khôi phục và phát triển các làng nghề tiểu thủ công, mỹ nghệ sản xuất sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá

- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn 2006-2010 với các hoạt động hỗ trợ tạo việc làm việc làm với lãi suất thấp từ Quỹ quốc gia về việc làm, nâng cao năng lực các Trung tâm giới thiệu việc làm, tổ chức hội chợ việc làm, xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý lao động việc làm…

Phát triển mạnh hệ thống dạy nghề với đa cấp trình độ, chuyển từ dạy nghề trình độ thấp sang trình độ cao:

- Mở rộng và nâng cấp hệ thống dạy nghề cho người lao động ở 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề) và liên thông giữa các cấp trình độ; đào tạo theo định hướng gắn với cầu lao động, cung cấp lao động có chất lượng về tay nghề, sức khoẻ, có kỷ luật, tác phong công nghiệp, có văn hoá…

- Đa dạng hoá các loại hình trường, lớp dạy nghề, hình thành thị trường dạy nghề phù hợp với pháp luật

- Quy hoạch hệ thống các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề trong cả nước, đầu tư tập trung vào hệ thống dạy nghề kỹ thuật thực hành, xây dựng 40 trường dạy nghề trọng điểm quốc gia, trong đó có 15 trường đạt chuẩn khu vực…

- Cho người lao động ra nước ngoài làm việc và học hỏi kinh nghiệm trên mọi ngành mọi lĩnh vực.

- Khuyến khích lao động vừa làm vừa nghiên cứu - Có chính sách ưu đãi và trọng dụng nhân tài

4. Hoàn thiện hệ thống giao dịch của thị trường lao động:

- Quy hoạch hệ thống Trung tâm giới thiệu việc làm và các cơ sở giới thiệu việc làm; đầu tư nâng cao năng lực các Trung tâm ở các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm, xây dựng 3 Trung tâm ở 3 vùng kinh tế trọng điểm đạt tiêu chuẩn các nước trong khu vực

- Đa dạng hoá các kênh giao dịch trên thị trường lao động: thông qua hội chợ việc làm, các trang Web việc tìm người-người tìm việc, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, ưu tiên các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung, thu thập và phổ biến thông tin thị trường lao động nhanh chóng, kịp thời.

5. Mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước

- Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu lao động sang các khu vực, các nước phù hợp với lao động Việt Nam.

- Mở hội chợ việc làm để cho người lao động trực tiếp tiếp cận với các thông tin tuyển dụng và tìm được đúng ngành nghề lĩnh vực phù hợp.

- Lập cơ quan chuyên về xuất khẩu lao động để giảm dịch vụ “ma” bên ngoài thị trương giúp lao động đỡ mất chi phí qua trung gian.

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về xuất khẩu lao động, tập trung đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động, nâng cao tay nghề, ngoại ngữ, ý thức chấp hành pháp luật, tác phong công nghiệp…

- Thực hiện mô hình “ba nhà” gắn kết giữa nhà tuyển dụng (doanh nghiệp xuất khẩu lao đô ̣ng), nhà trường (cơ sở dạy nghề) và nhà nước (cơ quan quản lý về xuất khẩu lao đô ̣ng) với nhau.

- Doanh nghiệp xuất khẩu lao đô ̣ng cần bám sát, dự báo trước được nhu cầu thị trường lao đô ̣ng nước ngoài về ngành nghề, trình độ cần đào tạo.

- Các cơ quan quản lý nhà nước về xuất khẩu lao đô ̣ng phối hợp với Hiệp hội xuất khẩu lao đô ̣ng Việt Nam tổng hợp, phân tích, dự báo từ nguồn thông tin của các doanh nghiệp để xác định chỉ tiêu đào tạo và chuẩn bị nguồn lao đô ̣ng cho xuất khẩu.

- Các địa phương đã áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ đối với người lao đô ̣ng: tư vấn định hướng học nghề, hỗ trợ chi phí học nghề, chi phí thủ tục…

KẾT LUẬN

Quá trình phát triển đất nước là sự tổng hợp của rất nhiều yếu tố. Trong đó lao động đóng một vai trò quan trọng. Nghiên cứu thực trạng vềlao động Việt Nam cho thấy mặc dù số lượng nhiều nhưng chất lượng lao động vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng trong nước và quốc tế do vậy cung cầu trên thị trường lao động luôn có khoảng cách. Vì vậy để giải quyết vấn đề trên cần có những chính sách của chính phủ cũng như sự nỗ lực của chính bản thân người lao động. Việt Nam đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước lao động có sức khỏe tốt, trình độ cao chính là nhân tố thúc đẩy quá trình phát triển nhanh và đạt hiệu quả cao.

Do thiếu kinh nghiệm và kiến thức nên bài làm của em còn nhiều sai sót mong thầy cô đóng góp ý kiến để em hoàn thành tôt hơn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao vai trò của lao động với phát triển kinh tế. (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w