“Vẫn chưa đến lúc = Để sau, không phải bây giờ.”
“Vẫn chưa đến lúc đâu… Tôi chưa sẵn sàng.”
“Vẫn chưa đến lúc đâu… Thời cơ chưa chín muồi…”
Nguyên nhân khiến ta nói ra những câu trên là vì ta thiếu sự chuNn bị.
Thiếu sự chun bị
Bạn có biết những vận động viên điền kinh như Carl Lewis và Maurice Greene đã phải tập luyện trong suốt nhiều tháng trời, thậm chí nhiều năm trời mới có thể đạt được thành công vang dội như vậy? Bạn có biết trước khi tham gia cuộc đua thực sự, họ phải khởi động trong vòng một tiếng đồng hồ hoặc lâu hơn để
có thể hoàn tất cuộc đua trong quãng thời gian rất ngắn, có khi chưa đến mười giây?
ChuNn bị là chìa khóa giúp chúng ta vượt qua những điều mà ta không chắc chắn hoặc e sợ. Khi chúng ta không thể chuNn bị tốt cho bài kiểm tra ở trường, ta sẽ nghĩ ra nhiều lý do để không phải đi học ngày hôm
đó. Khi chúng ta chưa sẵn sàng cho một cuộc thi, ta sẽ cảm thấy bồn chồn và tìm cớ thoái thác để không phải tham gia cuộc thi đó.
Đôi khi, các bạn trẻ có quá nhiều việc phải làm đến mức không phải lúc nào họ cũng sẵn sàng cho mọi thứ. Đó là lý do khiến họ chần chừ.
Tuy nhiên, còn nhiều lý do khác có thể giúp ta lý giải vì sao con người ta lại thường bị câu nói: “Vẫn chưa đến lúc” đánh gục đến vậy:
1) Họ là người theo Chủ nghĩa hoàn hảo. (Chương 1)
2) Họđã gặp quá nhiều thất bại trong quá khứ và chưa sẵn sàng để đón nhận thêm bất cứ thất bại nào nữa. (Chương 2)
3) Họ bị chết chìm trong đống việc. (Chương 3)
4) Môi trường làm việc của họ quá bừa bộn. (Chương 4) 5) Họ muốn nổi loạn. (Chương 5) 6) Họ sợ hãi. (Chương 6) 7) Họ không thể làm việc một mình. (Chương 7) 8) Họ mệt mỏi cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. (Chương 8) 9) Họ lười biếng. (Chương 9) 10) Họ không có khả năng làm việc. (Chương 11) 11) Họ mê mệt những chương trình ti-vi. (Chương 12)
12) Họ luôn viện cớđể biện minh cho sự thụđộng của mình. (Chương 13)
Bạn thấy đấy, sức mạnh của câu “Vẫn chưa đến lúc” có thể hạ gục một số người, và chúng ta cần phải nhìn nhận thực tế này.
27