NHỮNG HẠN CHẾ TRONG QUÁTRÌNH SỬDỤNG NGUỒN VỐN ODA

Một phần của tài liệu Vai trò nguồn vốn ODA (Trang 59)

HIỆN NAY.

Bên cạnh những đóng góp tích cực, việc thu hút và sử dụng ODA trong thời gian qua cũng có những mặt hạn chế chủ yếu sau:

1. Quá trình tổ chức thực hiện dự án gặp nhiều ách tắc, kéo dài thời gian dẫn đến tốc độ giải ngân vốn ODA chậm. dẫn đến tốc độ giải ngân vốn ODA chậm.

Những ách tắc chủ yếu diễn ra trong các khâu sau:

- Giải phóng mặt bằng: Theo tài liệu theo dõi của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì 80% các dự án bị ách tắc, vướng mắc, chậm trễ là do nguyên nhân này. Ví dụ, dự án Đài Truyền hình Việt Nam, thời hạn rút vốn sắp hết mà mới giải phóng xong mặt bằng; dự án nâng cáp quốc lộ 5, thời gian giải phóng mặt bằng lâu gấp 4 lần thời gian thi công công trình, do không có cơ chế thống nhất cho tất cả các địa phương để làm cơ sở giải quyết các vấn đề đền bù.

Bà Nguyễn Minh Thuần, Trưởng phòng Hợp tác và tài trợ Quốc tế (Sở KH&ĐT) cho biết, bên cạnh các dự án triển khai đúng tiến độ đặt ra, vẫn còn một số dự án triển khai chậm, thậm chí là rất chậm. Trong đó, chậm trễ nhất là Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội do Sở GTVT làm chủ đầu tư. Theo hiệp định vay vốn thì thời gian kết thúc dự án vào năm 2013 nhưng đến nay, nhiều hạng mục còn chưa xong khâu đấu thầu và chưa thể khởi công. Cụ thể, theo báo cáo của Sở GTVT thì phải đến quý III/2011, mới có thể khởi công gói thầu xây dựng đường Vành đai 2

đoạn Nhật Tân - Xuân La. Còn với đoạn Xuân La - Bưởi và đoạn nút giao thông Bưởi - Cầu Giấy thì phải đến quý III và quý IV/2011 mới phê duyệt xong hồ sơ thẩm định. Riêng hạng mục xây dựng tuyến buýt nhanh, khối lượng lớn (BRT) của dự án phải tới quý III/2011 mới tuyển chọn xong đơn vị tư vấn (đoạn Kim Mã - Khuất Duy Tiến) và cuối năm 2011 đấu thầu đoạn Khuất Duy Tiến - bến xe Yên Nghĩa…Được biết dự án này đã được Sở GTVT rục rịch triển khai từ năm 2005, đến nay sau 6 năm vì nhiều lý do khác nhau vẫn chưa có gói thầu nào được khởi công.Một ví dụ khác là dự án phát triển cấp nước đô thị Việt Nam với việc xây dựng mạng đường ống và 3 trạm cấp nước tại các huyện Phú Xuyên, Đan Phượng và Hoài Đức (vốn vay của Ngân hàng Thế giới). Theo hiệp định tín dụng đã ký thì dự án sẽ kết thúc vào ngày 30/6/2012, tuy nhiên, dù chủ đầu tư là Công ty cấp nước Hà Đông đã rất nỗ lực, song đến nay công tác GPMB, thu hồi đất để xây dựng trạm cấp nước đều còn dang dở. Một số dự án khác đang chậm tiến độ cũng được Sở KH&ĐT chỉ ra là: Dự án tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo; Dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm Nhổn - ga Hà Nội…

- Công tác đấu thầu:Bên cạnh những Bộ,ngành,địa phương,doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động đấu thầu vẫn còn nhiều cơ quan chưa thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về đấu thầu; văn bản hướng dẫn về đấu thầu của một số Bộ, ngành, địa phương đưa ra quy định thiếu nhất quán hoặc không phù hợp với Luật Đấu thầu gây khó khăn trong quá trình áp dụng. Tình trạng đấu thầu hình thức, thông thầu vẫn tiếp diễn; thông tin về đấu thầu chưa được cung cấp đầy đủ để đăng tải công khai trên Báo Đấu thầu; việc lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu chưa thực hiện đúng quy định; nhiều địa phương lạm dụng hình thức chỉ định thầu; chưa nghiêm túc thực hiện xử lý vi phạm;chưa tuân thủ theo các mốc thời gian trong đấu thầu làm chậm trễ quá trình đấu thầu; đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu còn thiếu và năng lực hạn chế.Thời gian tiến hành đấu thầu thường bị kéo dài do Việt Nam mới làm quen với nguyên tắc và điều kiện đấu thầu theo thông lệ quốc tế. Các PMU thường tự đưa ra các yêu cầu ban đầu mà không có sự tham gia của tư vấn

chuyên nghiệp nên nhiều dự án gây tranh cãi, thắc mắc trong quá trình chọn nhà thầu hoặc kéo dài thời gian xét thầu.

Cơ chế chính sách liên quan đến đấu thầu của một số cơ quan Chính phủ chưa được ban hành kịp thời và việc triển khai thực hiện còn hạn chế; tính chuyên môn, chuyên nghiệp về đấu thầu chưa đồng đều và còn hạn chế ở một số địa phương, chất lượng của một số công việc chuẩn bị cho đấu thầu vẫn còn bất cập; hình thức lựa chọn nhà thầu được áp dụng chưa đáp ứng tinh thần tiết kiệm và đảm bảo hiệu quả kinh tế; xu hướng đề nghị được áp dụng hình thức chỉ định thầu vẫn còn nhiều, không thực hiện đúng theo tinh thần đã phân cấp; vấn đề quản lý sau đấu thầu chưa được thực hiện thường xuyên và chưa được quan tâm đúng mức; hoạt động kiểm tra đấu thầu chưa được thực hiện đồng đều ở các Bộ, ngành và địa phương; công tác báo cáo tình hình xử lý vi phạm chưa đầy đủ; số lượng báo cáo tổng kết đấu thầu tốt hơn so với năm trước song vẫn cần tiếp tục cải thiện về chất lượng báo cáo.

Các tồn tại trong công tác đấu thầu nêu trên dẫn đến hạn chế sự cạnh tranh; chất lượng dịch vụ, hàng hóa, công trình chưa cao; thời gian thực hiện kéo dài và tăng chi phí trong đấu thầu.Chất lượng các nhà thầu được lựa chọn thấp, không đáp ứng được yêu cầu của dự án đặt ra.Các PMU không tiến hành xác minh những khả năng của nhà thầu như khả năng tài chính, khả năng kỹ thuật, tiến độ thi công...

Vì vậy, khi thực hiện xảy ra tình trạng: nhà thầu không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, nội dung trong bản thiết kế chi tiết để giảm chi phí hoặc cần tăng tiến độ thực hiện thì phía nhà thầu không có khả năng huy động đủ nguồn lực về tài chính, máy móc thiết bị, con người...

- Giải ngân vốn chậm dẫn tới các hậu quả sau đây:

+ Giải ngân vốn ODA bị kéo dài làm thay đổi các thông số của F/S của các dự án, dẫn tới làm giảm hiểu quả của dự án, hạn chế khả năng trả nợ, là nguy cơ làm tăng nợ quá hạn cho Chính phủ, làm ùn đọng vốn ODA cam kết và ký kết.

+ Chậm đưa công trình vào sử dụng gây lãng phí, thất thoát nguồn lực, công trình kém hiệu quả.

+ Làm giảm tính ưu đãi của vốn vay (rút ngắn thời gian ân hạn, kéo dài thời gian trả phí cam kết).

+ Làm giảm uy tín của ta đối với các nhà tài trợ về năng lực tiếp nhận và sử dụng ODA, ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận động nguồn vốn này.

2. Chất lượng một số công trình sử dụng vốn ODA chưa bảo đảm

Phần lớn các chương trình dự án tập trung vào lĩnh vực xây dựng cơ bản. Chất lượng một số công trình sử dụng vốn ODA chưa bảo đảm đúng những tiêu chuẩn định mức của bản thiết kế đặt ra. Ban vận hành phải bỏ chi phí đáng kể ra để bảo dưỡng tu sửa. Nguyên nhân là trong quá trình thực hiện xảy ra thất thoát, lãng phí. Thất thoát trong xây dựng cơ bản hiện nay của Việt Nam chiếm khoảng 20%-30% tổng vốn đầu tư trong từng dự án. Chẳng hạn trường hợp PMU đã không tiến hành xác minh các khả năng khác của nhà thầu như: khả năng tài chính, kỹ thuật, tiến độ thi công nên dẫn đến trường hợp nhiều nhà thầu đã ăn bớt, thay đổi nguyên liệu so với tiêu chuẩn kỹ thuật của bản thiết kế đề ra như công trình quốc lộ 18, nhà thầu thay cát vàng bằng cát đen... PMU 18 - một trong những đơn vị được ưu ái giao cho quản lý hàng trăm triệu USD từ nguồn vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ... để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, trở thành nơi sử dụng lãng phí nhất nguồn vốn ODA và là nơi chứa đựng những hành vi tham nhũng lớn Việt Nam từ trước đến nay với hàng loạt những dự án lớn như cầu Hoàng Long (Thanh Hoá) (thất thoát 4,5 tỷ đồng trong tổng kinh phí đầu tư 224 tỷ đồng), phà Minh Châu (Ba Vì, Hà Tây) do PMU 18 tự ý đưa vào dự án giao thông nông thôn - WB 2 với kinh phí trị giá

64.000USD, thế nhưng khi vừa đưa vào sử dụng đã hư, hay như Quốc lộ 2 đã xuống cấp nghiêm trọng sau 3 tháng sử dụng...

Mặt khác,chất lượng,nội dung thiết kế kỹ thuật tổng thể và chi tiết không phù hợp với thực tế, không lường hết được biến cố kỹ thuật cũng như sự thay đổi bất

thường của môi trường nên phải chỉnh sửa thiết kế hoặc thiết kế lại toàn bộ nội dung. Ví dụ, dự án đường xuyên á phải thiết kế lại gần như toàn bộ, và chậm so với thời gian tiến độ ban đầu là một năm; tiểu dự án đường Tuy Phong- Nha Trang với hợp đồng R100-R200 thì khối lượng công việc tăng lên 30% (Thay đổi đường từ 12,5m lên 18,6m và làm thêm 6 đường tránh). Một số dự án hỗ trợ kỹ thuật viện trợ không hoàn lại cũng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn vì dự án còn nặng về các yếu tố đầu vào (nhập xe con, đi khảo sát ở nước ngoài...), nhẹ về các kết quả đầu ra.Hậu quả là nhiều dự án chồng chéo nhau về nội dung, kết quả dự án không được khai thác và sử dụng một cách thích đáng...

3. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý nhà nước về vốn ODA vốn ODA

Quản lý nhà nước là nguyên nhân bao trùm của những hạn chế trong việc thu hút và sử dụng ODA. Bất cập trong công tác quản lý nhà nước thể hiện ở việc phân cấp, phân định chức năng,nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước; hệ thống chính sách và những văn bản pháp luật liên quan đến vốn ODA; việc thẩm định phê duyệt, bố trí vốn đối ứng, theo dõi, giám sát các dự án ODA.

- Hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến quản lý nhà nước về vốn ODA còn thiếu, hay thay đổi, không đồng bộ, còn nhiều bất hợp lý và chưa hài hoà với các nhà tài trợ.

Một phần của tài liệu Vai trò nguồn vốn ODA (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)