ngân sách nhà nước tại Hà Nội
1. Định hướng đối với hoạt động đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại Hà Nội
1.1. Định hướng về phát triển kinh tế xã hội Hà Nội nói chung
Thành phố Hà Nội phát huy các kết quả đã đạt được trong những năm qua, tiếp tục nêu cao tinh thần tự lực tự cường, tích cực phát huy nội lực, tranh thủ có hiệu qủa sự giúp đỡ của cấp trên và các nguồn lực từ bên ngoài; tập trung phát triển kinh tế với tốc độ cao bền vững, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng.
Theo Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của UBND Thành phố Hà Nội:
-Hà Nội phát triển xứng đáng là thủ đô trung tâm kinh tế chính trị của cả nước. Hình thành hệ thống các khu hành chính, chính trị của Trung ương Thành phố, có hệ thống công sở hiện đại và với những kiến trúc đặc trưng tiêu biểu của Thủ đô một nước Việt Nam phát triển.
-Vào năm 2030, Hà Nội sẽ là một thủ đô văn minh với tổ chức xã hội phù hợp với trình độ tiên tiến về kinh tế tri thức và công trình văn hóa tiêu biểu của cả nước.
-Hà Nội sẽ là thủ đô có không gian xanh đẹp hiện đại. có kiến trúc đô thị mang dấu ấn của một thủ đô ngàn năm văn hiến và mang đậm bản sắc văn hóa của cả dân tộc.
-Về kinh tế, Hà Nội sẽ khẳng định hướng chủ đạo của kinh tế tri thức ( phát triển các ngành, sản phẩm chất lượng cao, sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao, phương thức quản lý kinh tế hiện đại, tiên tiến) ; cơ cấu kinh tế với tỷ trọng khu vực dịch vụ và công nghiệp chiếm tỷ trọng trên 98% với các ngành dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu dùng chất lượng cao và trở thành trung tâm dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ
tài chính ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, trung tâm du lịch, trung tâm giao thương và phân phối hàng hóa: công nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp đô thị sinh thái. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 85%, trong đó có 20% lao động có trình độ cao trong tổng số lao động.
-Về phát triển đô thị và kết cấu hạ tầng: Đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa sẽ đạt khoảng 67-70%. Kết cấu hạ tầng đô thị được xây dựng đồng bộ, hiện đại. Hệ thống các mạng giao thông vành đai, đường hướng tâm được gắn kết với mạng giao thông đô thị với nhiều lọa hình chuyên chở quy mô lớn như đường sắt đô thị, tàu điện ngầm…, kết nối ngoại vùng, nội đô thuận lợi; hệ thống cầu được xây dựng với những kiến trúc đa dạng tạo điểm nhấn trong không gian; hạ tầng thông tin và truyền thông, mạng cấp điện, cấp nước và các công trình bảo vệ môi trường, các công sở, khu dân cư…, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu ngày càng cao của người dân thành phố.
-Thủ đô Hà Nội sẽ là một đô thị sinh thái, môi trường trong sạch, có sự gắn kết hài hòa các yếu tố tự nhiên-xã hội-con người trên một không gian đô thị phát triển bền vững.
-Hà Nội là thành phố an toàn, yên bình, quốc phồng được đảm bảo.
1.2. Định hướng đối với hoạt động đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách.
a) Đối với hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng:
-Hoạt động đầu tư phát triển giao thông cầu đường:
Phát triển giao thông phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của thủ đô và các vùng xung quanh. Giải quyết ách tắc giao thông với xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bền vững lâu dài. Nhanh chóng đầu tư xây dựng các tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn như đường sắt trên cao, tàu điện ngầm.
+Cải tạo, mở rộng các quốc lộ hướng tâm hiện tại lên thành đường có 4 đến 6 làn xe cơ giới, gồm: quốc lộ 1A; quốc lộ 6; quốc lộ 32;quốc lộ 2; quốc lộ 3
+Xây dựng các đường cao tốc song hành với các quốc lộ có lưu lượng lớn, các đường vành đai liên vùng.
+Mỏ rộng, kết hợp xây dựng mới các trục chính đô thị của Thủ đô bao gồm đường Lê Văn Lương kéo dài, đường 5 kéo dài…
+Nâng cấp, mở rộng các bến xe đối ngoại, mạng lưới các điểm đỗ xe và bãi xe công cộng, bến xe tại các đô thị vệ tinh, thị trấn…
-Hệ thống cấp thoát nước
Mục tiêu: phấn đấu đến năm 2020, về cơ bản tất cả dân cư được cấp nước hợp vệ sinh, trong đó bình quân cấp nước đô thị đạt 150-180 l/người.ngày.đêm. Nâng cao chất lượng và năng lực quản lý mạng lưới cấp nước. Giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch xuống còn khoảng 24-26% vào năm 2020. Hoàn thành Dự án 2 – Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội cho khu vực nội thành Hà Nội cũ (lưu vực sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu và sông Tô Lịch). Cải tạo các tuyến sông, mương thoát nước trong khu vực nội thành. Triển khai dự án thoát nước lưu vực sông Nhuệ, dự án thoát nước cho khu vực phát triển đô thị nằm giữa lưu vực Hữu Nhuệ Và Tả Đáy.
-Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị nhà ở
Cải thiện trung cấp chuyên nghiệp) để đảm bảo tiêu chuẩn các trường quốc gia.
c) Đối với hoạt động đầu tư phát triển y tế
Phát triển hệ thống y tế hoàn chỉnh, vừa phổ cập vừa chuyên sâu nhằm đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân Thủ đô Hà Nội, khu vực phụ cận. Phấn đấu đến năm 2015 đạt tỷ lệ 20 giường bệnh/10.000 dân ( kể cả bệnh viện tuyến Trung ương là 34-35 giường bệnh/ 10.000 dân) và khoảng 25 giường bệnh/10.000 dân năm 2020 (kể cả bệnh viện tuyến Trung ương là 41-42 giường bệnh/10.000 dân). Củng cố nâng cấp toàn bộ hệ thống y tế cơ sở trên địa bàn thành phố đảm bảo đáp ứng thuận tiên, nhanh chóng với chất lượng dịch vụ tốt nhất mọi nhu cầu chăm sóc sức khỏe thiết yếu của người dân về khám chữa bệnh, phòng bệnh, phòng dịch.
d) Định hướng về vốn ngân sách
Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội của Hà Nội khoảng 1.400-1.500 nghìn tỷ đồng thời kỳ 2011-2015 và khoảng 2.500-2.600 nghìn tỷ đồng thời kỳ 2016- 2020. Về cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn, dự kiến đầu tư từ ngân sách Nhà nước giảm dần ( giai đoạn 2011-2015 là 18% và giai đoạn 2016-2020 là 16%). Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong đó có cả từ ngân sách Trung ương và ngân sách Thành phố dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hôi. Dự kiến vốn đầu tư từ ngân sách sẽ đáp ứng được khoảng 16-18% nhu cầu vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cần tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế của thành phố, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển. Kêu gọi Trung ương đầu tư vào công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, thủy lợi, bệnh viện, trường đại học, các công trình kết cấu hạ tầng quy mô vùng… trên địa bàn thành phố, tập trung vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường như hệ thống cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn. Dự kiến nguồn đầu tư từ ngân sách Trung ương đáp ứng 7-8% nhu cầu vốn đầu tư trên địa bàn Thủ đô.
Nâng cao hiệu quả đầu tư, chống lãng phí, thất thoát trong đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình quốc gia, các dự án hỗ trợ của quốc tế để tạo sức mạnh tổng hợp của các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư