Những hạn chế còn tồn tại:

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (2) (Trang 83)

Về cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Mạng lưới phòng giao dịch và điểm giao dịch của chi nhánh chưa đáp ứng. Khả năng khai thác của ngân hàng. Việc phát triển mạng lưới chi nhánh còn chậm. Vị trí của các phòng giao dịch còn chưa được thuận tiện cho khách hàng tới giao dịch. Các phòng giao dịch, điểm giao dịch chỉ tập trung ở nơi dân cư đông đúc.Phương thức giao dịch chủ yếu vẫn tại quầy giao dịch. Quy trình tác nghiệp chưa được chuẩn xác. Các thủ tục hành chính còn rườm rà gây khó khăn cho khách hàng tới giao dịch.

- Công nghệ ngân hàng chưa tương xứng với khả năng hoạt động của chi nhánh, thiếu chương trình phần mềm cung cấp thông tin phục vụ công tác quản trị điều hành. Hệ thống công nghệ thông tin còn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của quản lý, nhu cầu làm việc của chi nhánh cho dù đã được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại như nối mạng SWIFT, lắp đặt hệ thống ATM, dịch vụ trả lời tự động…

- Chi nhánh chưa khai thác, sử dụng hết tính năng, tác dụng của các phần mềm quản lý ngân hàng hiện đại, chưa hỗ trợ nhiều cho công tác quản lý và quản lý rủi ro.

- Công tác xây dựng quy trình nghiệp vụ thực hiện chưa đồng bộ dẫn đến sự phối hợp thực hiện nghiệp vụ chưa nhịp nhàng, tốc độ giao dịch chưa cao.

Về nguồn nhân lực.

- Cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực còn chưa phù hợp giữa các phòng ban trong chi nhánh. Tuổi đời bình quân của CBCNV một số phòng còn cao, trong khi đó, CBCNV một số phòng lại quá trẻ gây nên sự mất cân đối.

nghiệp vụ, phương pháp làm việc cứng nhắc, kém linh hoạt trong xử lý công việc, khả năng phân tích và tổng hợp thông tin không cao nên các quyết định đưa ra thiếu tính sắc bén.

- Việc bố trí, sắp xếp đề bạt cán bộ còn coi nhẹ, chưa đánh giá đúng năng lực, trình độ của cán bộ, gây tâm lý không đồng tình dẫn đến hiệu quả công việc thấp.

- Công tác tuyển dụng chưa thực sự công khai minh bạch, thụ động, còn nhiều đãi ngộ cho con em của cán bộ trong ngành.

- Tác phong làm việc của một số bộ phận CBCNV trong chi nhánh còn chưa chuyên nghiệp, thiếu chủ động sáng tạo, thiếu nhiệt tình trong công tác, thái độ ứng xử của cán bộ giao dịch còn chưa tốt, nhiều cán bộ còn giữ tinh thần “làm hết giờ” gây phiền hà cho khách hàng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

- Chưa có chế độ đãi ngộ, thưởng phạt hợp lý đối với các cán bộ ở các vị trí khác nhau và cường độ làm việc khác nhau. Điều này dẫn đến nhiều cán bộ chưa tâm huyết với công việc.

Về nghiên cứu thị trường và sản phẩm mới.

- Sản phẩm, dịch vụ của BIDV Cầu Giấy còn nặng về các sản phẩm truyền thống, chưa đa dạng, chưa xây dựng được sản phẩm cốt lõi, tiềm năng dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp.

- Các sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại chưa được quảng cáo rộng rãi tới khách hàng nên lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ này còn ít.

- Danh mục sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV Cầu Giấy chưa thực sự chi tiết, chưa phù hợp với từng phân khúc thị trường khách hàng.

- Các sản phẩm cho vay cá nhân của BIDV Cầu Giấy chưa ứng dụng công nghệ hiện đại (gửi đơn vay vốn trực tuyến; tư vấn cho vay online, qua điện thoại…) nên chưa thuận tiện, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời; vì vậy, sản phẩm

không có tính cạnh tranh cao so với các sản phẩm cùng loại của các ngân hàng khác trên thị trường.

- BIDV Cầu Giấy chưa có một số sản phẩm tiềm năng mà các Ngân hàng khác đang có như: Cho vay bảo đảm bằng vàng, Cho vay mua hàng trả góp (phối hợp với các Nhà phân phối lớn về hàng tiêu dùng)…

- Một số sản phẩm chưa phù hợp với thực tế dẫn đến sau một thời gian không còn được triển khai như sản phẩm cho vay đi du học, sản phẩm cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài, sản phẩm cho vay hộ dân chuyển nhượng vườn cà phê...

- Hoạt động marketing phát triển sản phẩm còn yếu. Từng bộ phận, từng cán bộ vẫn chưa ý thức hết được tầm quan trọng của công tác này nên sự phối hợp thực hiện chưa đem lại hiệu quả cao. Các hình thức tiếp thị quảng cáo còn ít. Công tác khách hàng chưa được quan tâm đúng mức. Công tác marketing còn dàn trải, hiệu quả thấp. Việc quảng cáo mới chỉ bó hẹp trên các tạp chí của của ngành, website của ngân hàng... chưa phổ biến rộng rãi đến các khách hàng.

- Công tác thu thập thông tin về thị trường, về nhu cầu khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ còn chưa tốt. Ngân hàng cũng chưa có những biện pháp tích cực để lôi kéo khách hàng.

Về năng lực tài chính.

- Nguồn vốn huy động tăng trưởng khác nhưng cơ cấu vốn chưa hợp lý cả về cấu trúc kỳ hạn và cơ cấu giữa VNĐ và ngoại tệ. Ngân hàng mới chỉ chú trọng huy động vốn ngắn hạn bằng VNĐ, huy động vốn trung và dài hạn còn thấp. Huy động ngoại tệ thấp.

- Khách hàng của BIDV Cầu Giấy phần lớn là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên chứa đựng nhiều rủi ro trong tín dụng.

- Chất lượng tín dụng chưa cao. Ngân hàng vẫn chỉ cho vay ngắn hạn là chính. Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn còn thấp. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá

- Các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính của chi nhánh chưa ổn định, chưa đạt chuẩn quốc tế. Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời của tổng tài sản còn thấp so với các ngân hàng khác. Hệ số an toàn vốn còn thấp hơn so với tiêu chuẩn.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (2) (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w