Tình hình kinh tế thế giới có nhiều bất ổn

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH TM & XNK Nhất Lâm (Trang 56)

Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường thế giới bất ổn. Năm 2008 chứng kiến nền kinh tế chống chọi với khủng hoảng nặng nề; Việt Nam không tránh khỏi sự ảnh hưởng này, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 chỉ tăng 6,31% so với năm 2007. Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP năm 2011 chỉ đạt khoảng 5,89% thấp hơn năm 2010 và thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch, nhưng đã có những chuyển biến tích cực. Năm 2012, kinh tế nước ta suy giảm, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 5,03%.

Bảng 2.15 - Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012

Đơn vị: % Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng trưởng GDP 6,31 5,31 6,78 5,89 5,03 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Giá cả hàng nhập khẩu về không mấy ổn định bởi nó còn bị ảnh hưởng nhiều yếu tố trong đó có tỷ giá hối đoái tiền Việt Nam đồng với đô la Mỹ, Việt Nam đồng với Mark Đức. Điều này dẫn tới khó khăn trong lập kế hoạch kinh doanh, báo giá trước cho khách hàng.

- Lãi suất vốn vay trong nước không ổn định.

Trong thời gian này, mức lãi suất tương đối cao ảnh hưởng tới công tác hạch toán chi phí, giá hàng bán. Trong khi giá bán lại là yếu tố cạnh tranh hữu hiệu, của mỗi nhà kinh doanh. Năm 2012, Nhà nước đã từng bước hạ mức lãi suất cho vay, điều chỉnh về mức tối đa 15%/ năm; đây là một tín hiệu mừng đối với Công ty. Trong quý đầu 2013 này, mức lãi suất cho vay của ngân hàng dao động ở mức thấp 13 đến 14%. Hẳn là những con số còn cao khi mà Công ty muốn vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Công tác quản lý nhập khẩu chưa chặt chẽ

Chính điều này tạo kẽ hở cho hàng hóa nhập lậu vào Việt Nam, bán tràn lan với giá rẻ, chất lượng kém. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho đời sống người dân, cũng trở nên khó khăn, ảnh hưởng tới tiêu dùng hàng hóa của cá nhân, làm cho các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu cũng khó khăn hơn.Vì

vậy, các doanh nghiệp cần phải có dự báo chính xác về thời điểm, giá cả và mặt hàng nhập khẩu để tránh bị thua lỗ.

- Chính sách của Nhà nước

Trong giai đoạn này, Nhà nước có nhiều điều chỉnh chính sách liên tục

làm cho Công ty gặp nhiều lúng túng, không có sự điều chỉnh kịp thời, để thích nghi dẫn tới giảm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. Ngoài ra, sự phức tạp trong công đoạn thủ tục hành chính cũng là một trở ngại cho kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.

- Ngành ngân hàng tài chính Việt Nam hoạt động không ổn định.

Điều này thể hiện ở hàng loạt những biến động liên quan tới lãi suất vay phục vụ, cho hoạt động kinh doanh nói chung, và kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Lãi suất cho vay ở các ngân hàng năm 2008 lên cao tới mức là 21% đối với Việt Nam đồng, sau khi nền kinh tế Việt Nam bị rơi vào lạm phát những tháng đầu năm 2008. Điều này làm cho chi phí tài chính bị đẩy lên, và rõ ràng làm ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Tỷ giá hối đoái trên thị trường lúc cao, lúc thấp không kiểm soát được, cũng gây nên thiệt hại cho doanh nghiệp.Thủ tục tiến hành vay vốn ngân hàng, còn nhiều bất cập gây khó khăn cho doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH TM

& XNK NHẤT LÂM ĐÊN NĂM 2015

3.1 Định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH TM & XNK Nhất Lâm đến năm 2015

Công ty TNHH TM & XNK Nhất Lâm trong những năm vừa qua đã tự khẳng định mình đóng vai trò là một công ty nhập khẩu váng sữa hàng đầu trong lĩnh vực thực phẩm. Để có được những thành công như ngày hôm nay, Nhất Lâm đã trải qua nhiều song gió, thành công nhiều mà thất bại cũng không ít. Trong mấy năm gần đây, bức tranh toàn cảnh kinh tế nước ta và thế giới khá u ám, kim ngạch nhập khẩu của Công ty có biến động mạnh, liên tục giảm trong mấy năm, song vẫn có điểm sáng khi tăng vào năm 2012, vẫn bám sát diễn biến của thị trường trong thị trường sản phẩm sữa của Việt Nam. Để có được điều này, Công ty đã xây dựng được chính sách, định hướng đúng đắn và cụ thể phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Căn cứ vào nhu cầu thị trường, chính sách của Nhà nước nước, Công ty đưa ra định hướng phát triển trong thời gian tới năm 2015 như sau:

3.1.1 Định hướng kinh doanh của Công ty TNHH TM & XNK Nhất Lâm đến năm 2015

3.1.1.1 Về nguồn vốn kinh doanh

Để tăng nguồn vốn lưu chuyển trong kinh doanh, đầu tư vào cơ sở vật chất đáp ứng tốt các nghiệp vụ, công ty dự kiến sẽ tăng nguồn vốn kinh doanh bình quân tăng 7% mỗi năm. Từ năm 2012 đến hết năm 2015, dần dần tiến hành giảm tỷ trọng nợ phải trả, tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu ngược. Từ đó, doanh nghiệp ít bị phụ thuộc vào thị trường tài chính bên ngoài.

3.1.1.2 Về doanh thu, chi phí, lợi nhuận

Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhập khẩu, quan tâm các sản phẩm mang lại lợi nhuận.

Sử dụng chiến lược tập trung, để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trên toàn quốc.

Quản lý chặt chẽ các chi phí kinh doanh, cắt giảm đến mức có thể chi phí, nhưng không làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ cung cấp hàng hóa. Luôn kiểm soát chi phí để tốc độ tăng chi phí phải thấp hơn tốc độ tăng doanh thu. Chú

ý hơn tới doanh thu và chi phí trong hoạt động tài chính vì hoạt động này luôn đen lại thua thiệt cho công ty.

3.1.2 Định hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH TM & XNK Nhất Lâm đến năm 2015

3.1.2.1 Chỉ tiêu kinh doanh nhập khẩu

Kim ngạch nhập khẩu váng sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như: dung lượng thị trường, cầu thị trường, thị phần của công ty, tiềm lực của công ty, các chính sách nhập khẩu của nhà nước,...Qua khảo sát và nghiên cứu các yếu tố cơ bản, Công ty TNHH TM & XNK Nhất Lâm đã đưa ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân năm của giá trị nhập khẩu váng sữa trong giai đoạn năm 2012 -2015 là 25%/năm. Đây có thể nói là tỷ lệ tăng trưởng tương đối với hoạt động nhập khẩu đặc biệt là khi giá trị váng sữa cũng không lớn. Doanh thu tiêu thụ tăng bình quân 33%/năm, một chỉ tiêu mà từng nhân viên trong Công ty phải nỗ lực hết mình thì mới có thể đạt được khi giai đoạn này nền kinh tế của nước ta vẫn khó vực dậy và khởi sắc trở lại. Chỉ tiêu quan trọng nữa là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phải được duy trì lớn hơn 8,5%.

3.1.2.2 Về mặt hàng và cơ cấu mặt hàng

Hầu hết các sản phẩm mặt hàng váng sữa trên thị trường hiện nay đều là các sản phẩm nhập ngoại; rất ít các công ty trong nước có đủ tiềm lực, khả năng để sản xuất sản phẩm này. Vì thế, Nhất Lâm có thể nghiên cứu, tìm hiểu thêm một số mặt hàng, thăm dò thị trường tiêu thu nhằm đa dạng các mặt hàng nhập khẩu, tuy vậy vẫn tập trung vào mặt hàng trọng yếu của Công ty. Trong giai đoạn 2013-2015, phấn đấu là 15 mặt hàng bao gồm cả các loại váng sữa, sữa chua và phô mai.

3.1.2.3 Về thị trường

Thị trường đầu vào: Tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với

nước xuất khẩu cụ thể là các đối tác của Cộng hòa Liên bang Đức. Đây là nước có nền sản xuất thực phẩm phát triển. Nghiên cứu các nguồn hàng mới như Pháp, Nga, Hà Lan và xem xét điều kiện về thuế quan, phi thuế quan trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Thị trường đầu ra: Đẩy mạnh hoạt động của kênh phân phối hàng hoá,

thêm văn phòng đại diện ở một số tỉnh thành lớn như Thanh Hoá, Nghệ An, Nha Trang thuận tiện việc liên lạc, cung cấp kịp thời, đáp ứng yêu cầu của khách

hàng, đặc biệt là ở khu vực duyên hải miền Trung và các tỉnh Tây Nam Bộ. Mặc dù nhìn chung Nhất Lâm đã phân phối rộng khắp, song một số thị trường ở khu vực trên chưa được quan tâm đúng mức. Tăng tổng mức doanh thu kinh doanh, tỷ lệ doanh thu từ hai thị trường này trong tổng doanh thu vào năm 2015.

3.1.2.4 Tổ chức hoạt động kinh doanh nhập khẩu

- Áp dụng biện pháp khoán kinh doanh cho mỗi đơn vị bộ phận kinh doanh, hạch toán từng hợp đồng mua bán, để kinh doanh nhập khẩu đạt hiệu quả cao. Tìm ra những phương thức kinh doanh mới thích ứng với đối tượng khách hàng, đối tác bạn hàng khác nhau, khai thác triệt để lợi thế sẵn có, của Công ty để giá trị nhập khẩu váng sữa không ngừng tăng cao đem lại nguồn lợi lớn cho Công ty.

- Về quan hệ với bạn hàng và mặt hàng kinh doanh: Công ty định hướng tăng cường phát triển mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống, giữ vững vai vai trò đại lý phân phối tại Việt Nam. Qua đó, Công ty cần tìm kiếm thêm các nhà cung cấp mới, để tránh có sự phụ thuộc và tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà cung cấp về mặt tài chính, trình độ quản lý tổ chức. Còn về mặt hàng kinh doanh, Công ty cũng nên tìm hiểu, đánh giá thị trường khách hàng, để mở rộng mặt hàng kinh doanh nhằm tìm kiếm cơ hội mới.

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH TM & XNK Nhất Lâm đến năm 2015

3.2.1 Nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh

Quá trình kinh doanh hàng hóa đòi hỏi lớn vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn; do vậy, Công ty cần phải huy động, và quản lý vốn tốt đặc biệt là vốn lưu động.

Công ty tạo mối quan hệ tốt với các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội, để có thể huy động vốn vay từ các ngân hàng; thiết lập mối quan hệ uy tín, tạo sự tin tưởng của ngân hàng, để Công ty được hưởng các ưu đãi về điều kiện vay, thủ tục nhanh chóng, thuận tiện và có thể bảo lãnh đảm bảo cho Công ty nhận hàng khi thủ tục chưa hoàn thành.

Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, tạo nguồn tích lũy cho Công ty, đây là biện pháp cơ bản quan trọng nhất. Bên cạnh đó, triệt để khai thác các nguồn vốn còn bị ứ đọng, hay còn tạm thời nhàn rỗi trong các tổ chức khác. Công ty cũng cần để ý đến phương án huy động vốn từ các cán bộ công nhân viên của Công ty.

Phương án này, được rất nhiều các doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Không chỉ mục đích có thêm vốn để kinh doanh, mà còn tạo mối lien hệ lâu bền, gắn bó lâu dài với Công ty của cán bộ nhân viên. Gắn trách nhiệm của họ với sự tồn tại, và phát triển của Công ty.

Cuối cùng, phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý: Đầu tư cơ sở vật chất, phát triển mạng lưới phân phối; có chính sách quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nguồn vốn và tài sản, phân bổ lợi nhuận, cắt giảm chi phí không cần thiết, và bất hợp lý.

3.2.2 Áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh về giá

Chi phí hoạt động kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng, trong việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Vì vậy, Công ty muốn tăng lợi nhuận, giảm giá bán để tăng khả năng cạnh tranh của mặt hàng váng sữa, thì cần phải giảm chi phí đồng thời tăng cao doanh thu tiêu thụ.

Chi phí kinh doanh bao gồm: các chi phí nhập khẩu hàng, chi phí vận chuyển, chi phí tiêu thụ,…

Để đạt được các chỉ tiêu trong thời gian tới, Công ty cần phải sử dụng các biện pháp: giảm tỷ suất chi phí, tăng doanh thu tiêu thụ như rà soát toàn bộ các khoản chi phí kinh doanh để kiểm tra khoản chi không hợp lý và hợp lệ trong các khoản (chi phí lương cho nhân viên kinh doanh bán hàng, chi phí cho bộ phận quản lý, chi phí lưu kho bãi, điện, công cụ đồ dùng văn phòng).

Đối với bộ phận kinh doanh; Công ty cần sử dụng hình thức khoán đến từng nhân viên kinh doanh, để đem lại hiệu quả cao hơn bằng cách khuyến khích về vật chất, tinh thần như cộng phần trăm tiền thưởng khi doanh số cao. Đặc biệt, trả lương theo trình độ và năng lực làm việc.

Thực hiện công việc cắt giảm chi phí bán hàng, và quản lý bằng cách cách giảm các bộ phận, đại lý, chi nhánh hiệu quả kinh tế thấp. Đặc biệt, là cắt giảm, rút gọn bộ phận quản lý nhưng không làm ảnh hưởng tới hoạt động chung của Công ty nói chung, và hoạt động tiêu thụ thiết bị kiểm đo nói riêng.

Một khoản chi phí khá cao đó là chi phí cho vận chuyển, kho bãi. Đối với các phương tiện sử dụng, với tần suất thấp, Công ty nên cho thuê tài chính phương tiện đó tránh để không lãng phí. Không đầu tư quá nhiều, tràn lan vào phương tiện vận chuyển khi cần thiết, ngoài sử dụng phương tiện của Công ty có thể thuê tài chính các phương tiện bên ngoài. Trong nghiệp vụ tạo nguồn hàng;

tránh nhập vượt quá lớn so với nhu cầu khách hàng để giảm chi phí kho bãi. Cần kết hợp nhân viên xếp dỡ, với nhân viên vận chuyển để giảm chi phí nhân công trong hoạt động này.

Chi phí kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là nhân tố cấu thành nên giá thành hàng hóa, quyết định đến giá bán của hàng hóa, doanh thu, lợi nhuận thu được; do đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh nhập khẩu. Do đó, giảm chi phí kinh doanh nhập khẩu là một yếu tố tất yếu, để tăng lợi kinh doanh nhập khẩu hàng hóa tại công ty.

3.2.3 Giải pháp về nguồn nhân lực

Con người là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công, hay thất bại của một doanh nghiệp. Các phòng kinh doanh hiện nay đều có đội ngũ cán bộ kinh doanh tương đối hoàn chính với chất lượng cao, hầu hết đã qua đào tạo đại học chính quy, hoặc tại chức về nghiệp vụ, và ngoại ngữ. Tuy nhiên, để phát triển kinh doanh nhập khẩu không yêu cầu đơn thuần về trình độ, mà còn các yếu tố khác như kinh nghiệm, khả năng giao tiếp, sự nhạy bén trước biến động của môi trường, và nhiệt huyết đối với công việc. Thực tế cho thấy ở Công ty, những nhân viên giàu kinh nghiệm thực tế, thì lại hạn chế về ngoại ngữ còn các nhân viên trẻ, năng động lại thiếu kinh nghiệm. Trước vấn đề đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là hết sức cần thiết. Từ đó Công ty cần:

- Bổ sung cán bộ, chuyên viên về kinh doanh nhập khẩu. - Đào tạo nghiệp vụ bằng cách mở các lớp tập huấn.

- Xây dựng cơ cấu nhân sự hợp lí, phát huy được tối đa năng lực cá nhân. - Đưa ra các chính sách, chế độ khuyến khích nhân viên làm việc.

3.2.4 Giải pháp về thị trường và nguồn hàng

Nguồn hàng nhập khẩu của doanh nghiệp là toàn bộ khối lượng, và cơ cấu hàng hóa thích hợp với nhu cầu của khách hàng đã và có khả năng huy động được trong kỳ kế hoạch. Để thực hiện tốt công tác tạo nguồn hàng, Công ty phải thực hiện các nội dung sau :

- Nghiên cứu thị trường tiêu dùng trong nước.

Xác định nhu cầu cụ thể của khách hàng về khối lượng, cơ cấu mặt hàng, quy cách chủng loại, thời gian và giá cả mà khách hàng có thể chấp nhận. Bản chất của kinh doanh nhập khẩu là nhập khẩu hàng hóa về, để bán cho thị trường

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH TM & XNK Nhất Lâm (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w