Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Dương Hiếu (Trang 45)

- Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động

c/ Công tác khác.

3.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng vốn lưu động, Công ty Dương Hiếu luôn đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động như sau:

 Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động

Việc quản lý và sử dụng Vốn lưu động một cách hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào công tác xác định nhu cầu Vốn lưu động .Do đó tầm quan trọng của công tác này cần được Công ty đánh giá đúng mức để có thể xây dựng được một hệ thống phương pháp khoa học cho công tác xác định nhu cầu vốn lưu động .Qua tìm hiểu thực tiễn về công tác này tại Công ty em xin mạnh dạn đề xuất Công ty nên áp dụng phương pháp trực tiếp trong việc xác định nhu cầu vốn lưu động hàng năm.Mặc dù phương pháp trực tiếp thực hiện phức tạp tốn nhiều thời gian nhưng bù lại phương pháp này giúp cho Công ty đánh giá chính xác hơn về lượng vốn lưu động cần huy động trong các khâu sản xuất , lưu thông sản phẩm hàng hoá .Bằng phương pháp này sau khi tổng hợp các nhu cầu trong từng khâu sản xuất kinh doanh , Công ty sẽ có được tổng nhu cầu về Vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh hàng năm của mình một cách chính xác. Dựa vào công tác xác định nhu cầu Vốn lưu động sát với thực tiễn sản xuất kinh doanh ,Công ty có thể chuẩn bị các biện pháp huy động Vốn lưu động chính xác , kịp thời và hết sức chủ động trước các đòi hỏi về Vốn lưu động chính xác, kịp thời và hết sức chủ động trước các đòi hỏi về vốn lưu dộng của quá trình sản xuất và tiêu thụ.

Vốn lưu động là điều kiện không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Do vậy, việc chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động vào sản xuất kinh doanh của Công ty là hết sức cần thiết. Công ty cần chủ động khai thác triệt để các nguồn vốn sẵn có và các khoản vốn có thể chiếm dụng được tạm thời như nợ của người cung cấp và các tổ chức tín dụng khác.

 Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động:

Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp cho Công ty tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động và giảm được các chi phí về hàng tồn kho. Công ty cần phải ưu tiên về thanh toán đối với các khách hàng lâu năm của Công ty nhằm duy trì mối quan hệ lâu dài.

 Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên: Công ty cần phải chú trọng vào việc đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên bằng cách cử cán bộ và công nhân viên có khả năng đi học các lớp bồi dưỡng về chuyên môn. Lãnh đạo Công ty cần phải mạnh dạn hơn nữa trong việc bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, cương quyết thay thế những cán bộ yếu đồng thời đề bạt một số cán bộ có năng lực về chuyên môn, có khả năng đáp ứng những yêu cầu mới.Công ty cũng cần phải khuyến khích về vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên nhằm pháp huy tinh thần trách nhiệm của họ.

 Giảm thiểu chi phí kinh doanh.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì giảm chi phí kinh doanh là vấn đề có tính chiến lược lâu dài của toàn công ty, là yếu tố nâng cao khả năng cạnh tranh trong kinh doanh và tạo ra mức tích luỹ cần thiết cho quá trình tái sản xuất.

tế – kỹ thuật tiết kiệm, tuy nhiên chi phí kinh doanh xăng dầu còn cao đã gây hạn chế năng lực cạnh tranh của công ty. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải tiết giảm đến mức thấp nhất chi phí vận chuyển và hao hụt trong quá trình bảo quản và trung chuyển. Để thực hiện được điều này công ty cần phải áp dụng các biện pháp:

- Giảm phí tổn vận tải thông qua tính toán sự vận động của hàng hoá hợp lý từ nguồn hàng đến nơi tiêu dùng, lựa chọn tuyến đường, phương tiện vận chuyển phù hợp, tổ chức tốt công tác bốc dỡ hai đầu, sử dụng phương thức vận chuyển tiên tiến.

- Giảm chi phí bảo quản, hao hụt hàng hoá trong kinh doanh thông qua áp dụng phương tiện, thiết bị bảo quản tiên tiến, kiểm tra số lượng chất lượng hàng nhập xuất để hạn chế hao hụt mất mát, không ngừng hoàn thiện các định mức hao hụt, nâng cao trình độ nghiệp vụ kỹ thuật bảo quản của cán bộ trong kho, thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất trong bảo quản sử dụng hàng hoá, tài sản của doanh nghiệp.

- Giảm chi phí bán hàng thông qua việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp, sử dụng phương pháp bán hàng văn minh, hiện đại nâng cao doanh số bán, lựa chọn các hình thức quảng cáo, khuyến mãi lôi kéo khách hàng. Đồng thời nên cử những cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm tham gia ký kết các hợp đồng mua bán nhằm tránh sai sót góp phần giảm chi phí kinh doanh.

- Giảm chi phí quản lý thông qua tinh giản bộ máy quản lý, giảm chi phí tiếp khách tới mức có thể, giảm chi phí các cuộc họp… sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại trong quản lý để nâng cao năng suất và chất lượng công tác, giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà không thiết thực nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, công ty cần tiếp tục thực hiện chương trình “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” với các giải pháp tích cực, chủ động hơn theo hướng mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu, lãi gộp, quản lý chặt chẽ doanh

thu, chi phí, hợp lý hoá cung đường vận động hàng hoá, ưu tiên áp dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để giảm hao hụt, tổ chức lại sản xuất, tăng năng suất chất lượng lao động… nhằm giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả doanh nghiệp.

 Đảm bảo an toàn về vốn kinh doanh.

Trong kinh doanh rủi ro là điều không tránh khỏi, nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thì những rủi ro bất thường, mang tính bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn … gây tổn thất thiệt hại về tài sản là rất cao. Do đó trong quá trình kinh doanh công ty cần phải tiến hành mua bảo hiểm tài sản để khi có rủi ro thì vốn bị mất sẽ được bồi thường bởi các công ty bảo hiểm.

Đối với các trường hợp bị mất tài sản vì các nguyên nhân khác, phải xác định rõ nguyên nhân, qui trách nhiệm cá nhân, tập thể và xử lý theo qui định.

Đối với các trường hợp công nợ khó đòi không thu hồi được, giảm giá các khoản đầu tư ngắn hạn (cổ phiếu, trái phiếu ngắn hạn mà doanh nghiệp đã mua), giảm giá hàng tồn kho, công ty phải hạch toán vào chi phí kinh doanh bằng cách trích dự phòng.

Đối với rủi ro tỷ giá, được coi như bất khả kháng đối với doanh nghiệp vì nó nằm ngoài khả năng điều hành kiểm soát của doanh nghiệp, do đó cần có một cơ chế để đối phó với những thay đổi này.

Những rủi ro mất vốn do nguyên nhân chủ quan, phần thiệt hại sau khi bắt buộc bồi thường, thu hồi phế liệu… phần còn lại phải lấy từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp để bù đắp. Để tránh những rủi ro mất vốn loại này, công ty cần thực hiện nghiêm chỉnh qui chế quản lý tài chính của doanh nghiệp đã ban hành. Tăng cường công tác kiểm tra các nội dung cốt lõi của công tác quản lý, hạch toán tiền hàng ở các cơ sở trực thuộc, phát hiện, ngăn chặn sớm không để xảy ra tiêu cực thất thoát tài sản doanh nghiệp. Đồng thời tăng cường áp dụng các biện pháp trách nhiệm vật chất đối với người lao

động để ràng buộc hơn trách nhiệm của cá nhân với lợi ích của nhà nước và tập thể.

 Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, do sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào kinh doanh là điều tất yếu, góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty.

Đây là biện pháp vừa đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá vừa mang tính chiến lược trong kinh doanh. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh sẽ mang lại khả năng cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần mạnh dạn đầu tư những phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới. Đặc biệt, cần khẩn trương đưa chương trình tin học áp dụng triệt để trong công tác quản lý, nhất là chương trình hạch toán kế toán, hạch toán vật tư, hạch toán tài sản cố định… nhằm cung cấp thông tin kịp thời, phân tích tình hình tài chính tham mưu giúp lãnh đạo doanh nghiệp chỉ đạo sát với thực tế để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả.

 Hoàn thiện công tác kế toán, thống kê và bộ máy tổ chức quản lý tài chính.

Công tác kế toán, thống kê của doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn, tài sản nói riêng. Thông qua các hoạt động lập kế hoạch tài chính trong kỳ kinh doanh, đảm bảo nguồn vốn cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, theo dõi và phản ánh tình hình luân chuyển vốn kinh doanh… Công tác kế toán, thống kê đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời chính xác, phục vụ công tác phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh, kịp thời phát hiện các sai sót để chỉ đạo khắc phục.

kế toán thống kê của công ty cần phải được hoàn thiện trên các mặt sau: theo dõi chính xác toàn bộ tài sản và vốn hiện có theo đúng chế độ hạch toán kế toán, thống kê hiện hành, phản ánh trung thực, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của tài sản và vốn trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Chấp hành nghiêm chế độ quản lý vốn kinh doanh như: quản lý công nợ ở doanh nghiệp, quản lý vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp… để giảm mức độ thiệt hại về vốn. Thiết lập chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên, định kỳ dòng tiền lưu chuyển, nâng cao khả năng kiểm soát tình hình tài chính. Kết hợp tổ chức công tác kiểm tra thực tế và nâng cao vai trò đánh giá, phát hiện của công tác kiểm toán.

Ngoài ra, công ty cần xem xét kiện toàn bộ máy tài chính – kế toán nhằm đảm bảo đội ngũ cán bộ tài chính kế toán ngày càng được nâng cao về phẩm chất đạo đức cách mạng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn và phương pháp quản lý đáp ứng yêu cầu quản lý kinh doanh đòi hỏi. Đồng thời, cần chú trọng công tác đào tạo, tuyển dụng phù hợp với đặc thù nghề nghiệp và yêu cầu phát triển của doanh nghiệp.

 Đổi mới cơ chế quản lý công nợ.

Sớm xây dựng qui định về công tác quản lý công nợ để đảm bảo công tác thu hồi công nợ ngày càng tốt hơn. Đẩy nhanh tiến độ thu hồi công nợ từ khách hàng, bạn hàng. Doanh nghiệp cần có các biện pháp quản lý và đẩy nhanh tốc độ thu hồi công nợ, giảm khoản vốn bị chiếm dụng. Ngoài ra, để đề phòng tổn thất về các khoản nợ khó đòi hoặc không đòi được, đơn vị cần có nguồn bù đắp, nguồn này được lấy từ quỹ dự phòng nợ khó đòi.

Để giảm công nợ doanh nghiệp cần gắn công tác bán hàng với thu hồi tiền hàng. Các phòng chức năng có trách nhiệm mở sổ theo dõi chi tiết tất cả các khoản công nợ phải thu trong và ngoài doanh nghiệp, thường xuyên kiểm tra đối chiếu tiền hàng ở các cửa hàng, đôn đốc thu hồi công nợ chuyển tiền về tài khoản của công ty. Định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý, doanh nghiệp

phải đối chiếu tổng hợp phân tích tình hình công nợ phải thu, đặc biệt là những khoản nợ đến hạn, quá hạn và các khoản nợ khó đòi .

Đối với những khoản nợ không thu hồi được cần xác định rõ mức độ, nguyên nhân, trách nhiệm và biện pháp sử lý. Nếu do chủ quan gây ra thì người phạm lỗi phải bồi thường. Mức độ bồi thường không đủ bù đắp mức thiệt hại thì được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí bất thường trong kỳ.

Các khoản nợ thực sự không đòi được, doanh nghiệp hạch toán vào chi phí kinh doanh, đồng thời phải tiếp tục theo dõi trên sổ kế toán và đôn đốc thường xuyên để thu hồi. Số tiền thu được sau khi trừ chi phí thu nợ, hạch toán vào thu nhập bất thường của doanh nghiệp.

 Xác định nhu cầu và huy động vốn hợp lý.

Để khắc phục tình trạng thừa, thiếu vốn và để chủ động trong huy động vốn ngắn hạn, đảm bảo đủ vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả của vốn lưu động, doanh nghiệp cần xác định nhu cầu vốn lưu động một cách đúng đắn hợp lý. Tuy nhiên, đây mới chỉ là nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của quản trị tài chính, nhiệm vụ tiếp theo là tìm mọi cách để huy động các nguồn vốn đưa vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong những năm qua, cùng với việc phát triển sản xuất kinh doanh nhu cầu vốn ngày một lớn, trong khi đó, khoản tích luỹ từ lợi nhuận hầu như không có, nhà nước bù lỗ giá vốn chậm. Mặc dù công ty đã huy động sử dụng tối đa các quỹ xí nghiệp, tranh thủ tận dụng các khoản nợ chưa đến hạn, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho kinh doanh. Do đó trong thời gian tới công ty có thể áp dụng một số biện pháp nhằm huy động vốn đưa vào kinh doanh:

Đối với khoản vốn dài hạn, bên cạnh các nguồn vốn có thể huy động trong nội bộ doanh nghiệp như phần vốn khấu hao cơ bản để lại doanh

nghiệp, phần lợi nhuận không chia, tiền nhượng bán tài sản cố định… công ty còn có thể áp dụng các hình thức huy động sau:

- Vay vốn dài hạn và trung hạn của ngân hàng. Trong những năm gần đây, hệ thống ngân hàng đã được kiện toàn và cải tổ mạnh mẽ, chính sách tín dụng có nhiều đổi mới, lãi suất cho vay đã có biến đổi tích cực. Việc huy động vốn từ nguồn tín dụng ngân hàng cần phải được tính toán cân nhắc kỹ lưỡng về tỷ giá lãi suất, phí cam kết tín dụng, rủi ro… để vừa có thể phát huy hết tác dụng của nguồn vốn vay, vừa có thể hoàn trả các khoản vay đúng hạn.

- Sử dụng thiết bị máy móc hiện đại theo hình thức tín dụng thuê mua. Đối với công ty, chi phí vận tải hiện nay còn cao do đó hình thức tín dụng thuê mua có thể áp dụng là thực hiện đấu thầu vận tải. Với biện pháp này công ty có thể tận dụng được thế mạnh về phương tiện vận tải của các đối tác trên địa bàn.

- Ngoài ra công ty còn có thể liên kết đầu tư dài hạn với các doanh nghiệp khác để phát triển công ty.

Đối với các khoản vốn vay ngắn hạn, tuỳ vào từng điều kiện, thời điểm cụ thể mà doanh nghiệp có thể lựa chọn biện pháp huy động vốn cho phù hợp như:

- Vay ngắn hạn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vay của đơn vị

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Dương Hiếu (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w